From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Sarah Steele từ Đại học Havard (Mỹ) phát hiện từ trường của sao Hỏa có thể tồn tại lâu hơn đến 200 triệu năm so với các tính toán trước đây. Điều đó đem lại một yếu tố quyết định cho sự tiến hóa của sự sống ngoài hành tinh.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy sao Hỏa đã được sinh ra giống với Trái đất, bao gồm nước lỏng dồi dào và cả một lớp từ trường đủ mạnh mẽ để bảo vệ mọi thứ - bao gồm sự sống - khỏi tác hại của bức xạ vũ trụ. Theo Space.com, các nhà khoa học hành tinh từng nghĩ rằng từ trường toàn cầu của sao Hỏa đã chết cách đây hơn 4,1 tỉ năm. Điều này là do các lưu vực va chạm lớn được hình thành trong thời kỳ bắn phá từ 4,1-3,7 tỉ năm trước.
Tuy nhiên, TS Steele và các đồng nghiệp của bà cho rằng các các dấu hiệu đó đã bị hiểu sai. Phân tích của họ về các phần của thiên thạch nổi tiếng Allan Hills 84001 trên sao Hỏa chỉ ra rằng có bằng chứng về sự đảo ngược từ trường được ghi lại bởi các khoáng chất sắt từ.
Một mô hình máy tính đã củng cố giả thuyết này, cho thấy việc thiếu từ trường tại thời điểm hình thành các lưu vực va chạm không phải vì từ trường này bị tắt, mà đơn giản là sự yếu đi tạm thời do hiện tượng đảo ngược cực từ, là điều cũng từng xảy ra nhiều lần với Trái đất. Nghiên cứu cũng chỉ ra với các dữ kiện mới, từ trường của sao Hỏa phải tồn tại đến 3,9 tỉ năm trước.
Đó là điều rất quan trọng, vì 200 triệu năm này đã chồng lấn lên quãng thời gian mà hệ thống sông ngòi và đại dương trên hành tinh này còn ngập trong nước. Như vậy, sự sống ở đây có thêm 200 triệu năm được sống trong môi trường thuận lợi và có thể đã đủ thời gian để tiến hóa cao hơn những gì chúng ta từng nghĩ.
Ngoài ra, nếu từ trường biến mất muộn hơn, khí quyển trên sao Hỏa cũng đã giữ được trạng thái tương tự Trái đất lâu hơn đáng kể. "Điều này có nghĩa là dòng thời gian của các nhà khoa học về các điều kiện thay đổi trên sao Hỏa có thể cần được cải tiến đôi chút" - nhóm nghiên cứu cho biết.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy sao Hỏa đã được sinh ra giống với Trái đất, bao gồm nước lỏng dồi dào và cả một lớp từ trường đủ mạnh mẽ để bảo vệ mọi thứ - bao gồm sự sống - khỏi tác hại của bức xạ vũ trụ. Theo Space.com, các nhà khoa học hành tinh từng nghĩ rằng từ trường toàn cầu của sao Hỏa đã chết cách đây hơn 4,1 tỉ năm. Điều này là do các lưu vực va chạm lớn được hình thành trong thời kỳ bắn phá từ 4,1-3,7 tỉ năm trước.
Tuy nhiên, TS Steele và các đồng nghiệp của bà cho rằng các các dấu hiệu đó đã bị hiểu sai. Phân tích của họ về các phần của thiên thạch nổi tiếng Allan Hills 84001 trên sao Hỏa chỉ ra rằng có bằng chứng về sự đảo ngược từ trường được ghi lại bởi các khoáng chất sắt từ.
Một mô hình máy tính đã củng cố giả thuyết này, cho thấy việc thiếu từ trường tại thời điểm hình thành các lưu vực va chạm không phải vì từ trường này bị tắt, mà đơn giản là sự yếu đi tạm thời do hiện tượng đảo ngược cực từ, là điều cũng từng xảy ra nhiều lần với Trái đất. Nghiên cứu cũng chỉ ra với các dữ kiện mới, từ trường của sao Hỏa phải tồn tại đến 3,9 tỉ năm trước.
Đó là điều rất quan trọng, vì 200 triệu năm này đã chồng lấn lên quãng thời gian mà hệ thống sông ngòi và đại dương trên hành tinh này còn ngập trong nước. Như vậy, sự sống ở đây có thêm 200 triệu năm được sống trong môi trường thuận lợi và có thể đã đủ thời gian để tiến hóa cao hơn những gì chúng ta từng nghĩ.
Ngoài ra, nếu từ trường biến mất muộn hơn, khí quyển trên sao Hỏa cũng đã giữ được trạng thái tương tự Trái đất lâu hơn đáng kể. "Điều này có nghĩa là dòng thời gian của các nhà khoa học về các điều kiện thay đổi trên sao Hỏa có thể cần được cải tiến đôi chút" - nhóm nghiên cứu cho biết.