Nguyễn Văn Sơn
Writer
Trung Hoa cổ xưa có rất nhiều nhân vật mà qua lời kể lại của dân gian trở nên thần bí, siêu phàm. Có thể kể ra như Tôn Tử thời Chiến Quốc, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc... mà hầu như ai cũng đã nghe đến ít nhất một lần. Tuy nhiên, có một nhân vật còn thần bí kỳ tài hơn rất nhiều. Đó là Quỷ Cốc Tử thời Chiến Quốc. Ông không chỉ được biết đến là nhà chính trị, ngoại giao, mưu lược tài giỏi mà còn là người tinh thông đoán mệnh, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”. Ngoài ra ông còn bồi dưỡng ra nhiều người kỳ tài nên cũng được thế nhân xưng là chuyên gia giáo dục nổi danh.
Quỷ Cốc Tử tên là Vương Thiền, tự Hủ, Đạo hiệu là Quỷ Cốc, người thế gian gọi ông là “Quỷ Cốc Tử” và “Vương Thiền *****”. Tên của Quỷ Cốc Tử là có nguồn gốc từ nơi sinh của ông là ở núi Quy Cốc, tỉnh Hà Nam. Bởi vì chữ “Quy” phát âm gần giống với chữ “Quỷ”, vì vậy ông lấy chữ “Quỷ” làm tên của mình. Nhưng, không hiểu có phải do “an bài” hay ngẫu nhiên mà cái tên này lại khiến cho Quỷ Cốc Tử vốn đã thần bí “thoắt ẩn thoắt hiện” lại càng thêm sắc thái thần bí.
Người thế gian công nhận, Quỷ Cốc Tử là thủy tổ của Tung Hoành Gia (một học phái trong Cửu Lưu thập gia, thiên về nghệ thuật ngoại giao xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc ở Trung Quốc). Ông là sư phụ của nhiều đệ tử tài giỏi xuất chúng như Tô Tần, Trương Nghi, Tôn Tẫn, Bàng Quyên…Cho nên, thế nhân nhiều đời đều ca ngợi ông là bậc kỳ tài.
Những ghi chép đầu tiên về Quỷ Cốc Tử là đến từ cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên. Trong “Sử ký. Tô Tần liệt truyện” có viết rằng Tô Tần, người ở thành Lạc Dương, nhà Đông Chu là học trò của Quỷ Cốc Tử tiên sinh. Trong “Sử ký. Trương Nghi liệt truyện” cũng viết: Trương Nghi người nước Ngụy, là bạn học với Tô Tần, cùng là học trò của Quỷ Cốc Tử. Tô Tần thường than là không tài giỏi bằng Trương Nghi. Trong cuốn “Quận trai độc thư chí” của Công Vũ thời Đại Tống có viết về ông: Thời Chiến Quốc, ông ẩn cư ở vùng núi cao rừng rậm thuộc đất Dương Thành nhà Chu, lấy tên hiệu là Quỷ Cốc, là thầy dưỡng tính trị thân của Tô Tần và Trương Nghi.
Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về Quỷ Cốc Tử. Có truyền thuyết nói rằng, Quỷ Cốc Tử là người có tư chất thông minh thiên bẩm. Từ 2 tuổi đã bắt đầu đọc sách, 5 tuổi bắt đầu học tập toán quái (xem bói), hơn 10 tuổi đã trở thành thầy xem bói mà mọi người ở xa gần đều biết. Vì vậy, dân gian cũng cho rằng ông là ông tổ của mệnh lý.
Trong Đạo Giáo, Quỷ Cốc Tử được công nhận là “Cổ chi Chân Tiên”, được tôn xưng là “Huyền đô Đạo trường”. Tác phẩm được lưu lại cho đời sau, có “Bản kinh âm phù thất thuật “, nội dung nói về đạo lý nghỉ ngơi dưỡng sức. Ngoài ra còn có “Bãi hạp sách”(còn gọi là “Quỷ Cốc Tử”), nội dung nói về các kỹ xảo trong sách lược và biện luận. Tác phẩm thể hiện rõ tài hùng biện cao thâm và tinh diệu của Quỷ Cốc Tử. Trong Tứ khố hoàn thư, cuốn sách này được xếp vào Tử Bộ Tạp Giao (Tứ khố hoàn thư là bộ sưu tập sách biên soạn trong suốt triều đại nhà Thanh. Tử bộ là 4 loại: kinh, sử, tử, tập theo sự phân loại của người xưa. Tạp Giao là một học phái thời Tiên Tần, dung hợp các học thuyết thành một). Nhưng bởi vì, tư tưởng đàm luận và chỉ đạo của Tung Hoành Gia khác xa so với tư tưởng của Nho Gia, cho nên các học giả đời sau không sùng bái cuốn sách này.
Trong các đệ tử mà Quỷ Cốc Tử dạy bảo, thì Tô Tần, Trương Nghi, Tôn Tẫn, Bàng Quyên là 4 học trò kiệt xuất thế nhân. Trong tác phẩm “Quỷ Cốc tứ hữu chí” (tên khác là “Tôn Bàng diễn nghĩa thất quốc chí toàn truyện”) có miêu tả về việc đấu mưu giữa Tôn Tẫn và Bàng Quyên, liên hoành hợp ******** Tô Tần và Trương Nghi… Đáng tiếc, Quỷ Cốc Tử nhìn thấy Tô Tần và Trương Nghi nóng lòng muốn truy cầu theo đuổi công danh, nhập thế thi triển khát vọng nên chỉ có thể than khổ: Người thành Tiên thật là khó!
Nhưng tục ngữ có câu: Đạo gia chân chính truyền thừa đều là do Sư Phụ tìm đồ đệ chứ không phải là đồ đệ tìm Sư Phụ. Vậy nên, việc Quỷ Cốc Tử nhìn rõ Tô Tần và Trương Nghi thì không phải là ngẫu nhiên mà là đã có chọn lựa.
Trương Nghi ở An ấp, nước Ngụy và Tô Tần ở Lạc Dương, nhà Đông Chu đều là người ôm chí lớn trong lòng, muốn dựng lập sự nghiệp vĩ đại. Vì vậy, họ cùng nhau đàm luận, cùng nhau đi chu du bốn phương, bái phỏng bậc hiền đức. Họ còn miệt mài đọc các kinh sách cổ của các bậc hiền nhân rồi giúp nhau tìm ra những điều tâm đắc trong đó.
Hôm ấy, hai người họ cùng ngồi dưới một gốc cây nghỉ ngơi. Trong bóng tối mờ ảo, Tô Tần nhìn thấy một lão nhân có diện mạo kỳ lạ tiến lại về phía mình. Ông lão hỏi hai người họ vì sao lại phải vất vả như vậy? Sau đó ông tự giới thiệu bản thân là Quỷ Cốc Tử đến từ Quỷ Cốc. Đồng thời, ông cũng lấy từ ngực ra hai cuốn “Âm Phù” và “Sủy Ma” đưa cho Tô Tần đọc. Tô Tần lướt qua xem thử mấy dòng thì chợt hiểu ra đây là cuốn sách mà mình đang cần tìm.
Đúng lúc này, đột nhiên ông lão có tên Quỷ Cốc Tử ấy thu hồi cuốn sách và chỉ để lại một câu: “Muốn lấy sách thì đến Quỷ Cốc!” Ngay sau câu nói ấy thì ông lão kia cũng biến mất. Tô Tần thất thanh la lớn và chợt tỉnh giấc, lúc này ông mới phát hiện là mình vừa gặp mộng. Đang lúc trong lòng buồn bực thì lại nghe thấy Trương Nghi đang nằm ngủ say bên cạnh nói câu: “Lão trượng! Ngài đi thong thả…”
Tô Tần kinh ngạc, lập tức gọi Trương Nghi dậy hỏi: “Vừa rồi có phải huynh mơ thấy một ông lão tên là Quỷ Cốc Tử không? Ông lão ấy có phải đã đưa cho huynh hai cuốn sách để đọc qua không?”
Hai người họ sau khi đối chiếu với nhau thì phát hiện quả nhiên họ vừa đều trải qua cùng một giấc mơ giống hệt như nhau. Hai người vui mừng đến cực điểm, thầm nghĩ trong lòng rằng thành tâm thành ý của họ đã làm ông trời cảm động mà phái Thần Tiên đến báo mộng điểm hóa. Thế là, Tô Tần và Trương Nghi cùng trải qua nhiều ngày tháng cay đắng khổ sở để đến Quỷ Cốc tìm ông già có tên Quỷ Cốc Tử.
Hai người họ đi vào Quỷ Cốc tưởng chừng như đang đi giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Họ bị hấp dẫn bởi núi xanh nước biếc, hoa thơm cỏ lạ ở hai bên đường. Đang lúc mắt họ còn nhìn cảnh vật xung quanh thì ông lão trong mộng hiện ra trước mặt họ. Tô Tần và Trương Nghi lập tức quỳ xụp xuống lễ bái vị Tiên mà họ gặp trong mộng và cũng lên tiếng xin được ông thu nhận làm đồ đệ. Thấy hai người họ sớm đến như vậy lại khẩn thiết xin làm đồ đệ, Quỷ Cốc Tử lòng tràn đầy vui mừng mà thu nhận. Sau đó, hai người đồ đệ này của Quỷ Cốc Tử lại viết tiếp ra những trang sử và truyền thuyết mới!
Quỷ Cốc Tử tên là Vương Thiền, tự Hủ, Đạo hiệu là Quỷ Cốc, người thế gian gọi ông là “Quỷ Cốc Tử” và “Vương Thiền *****”. Tên của Quỷ Cốc Tử là có nguồn gốc từ nơi sinh của ông là ở núi Quy Cốc, tỉnh Hà Nam. Bởi vì chữ “Quy” phát âm gần giống với chữ “Quỷ”, vì vậy ông lấy chữ “Quỷ” làm tên của mình. Nhưng, không hiểu có phải do “an bài” hay ngẫu nhiên mà cái tên này lại khiến cho Quỷ Cốc Tử vốn đã thần bí “thoắt ẩn thoắt hiện” lại càng thêm sắc thái thần bí.
Người thế gian công nhận, Quỷ Cốc Tử là thủy tổ của Tung Hoành Gia (một học phái trong Cửu Lưu thập gia, thiên về nghệ thuật ngoại giao xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc ở Trung Quốc). Ông là sư phụ của nhiều đệ tử tài giỏi xuất chúng như Tô Tần, Trương Nghi, Tôn Tẫn, Bàng Quyên…Cho nên, thế nhân nhiều đời đều ca ngợi ông là bậc kỳ tài.
Những ghi chép đầu tiên về Quỷ Cốc Tử là đến từ cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên. Trong “Sử ký. Tô Tần liệt truyện” có viết rằng Tô Tần, người ở thành Lạc Dương, nhà Đông Chu là học trò của Quỷ Cốc Tử tiên sinh. Trong “Sử ký. Trương Nghi liệt truyện” cũng viết: Trương Nghi người nước Ngụy, là bạn học với Tô Tần, cùng là học trò của Quỷ Cốc Tử. Tô Tần thường than là không tài giỏi bằng Trương Nghi. Trong cuốn “Quận trai độc thư chí” của Công Vũ thời Đại Tống có viết về ông: Thời Chiến Quốc, ông ẩn cư ở vùng núi cao rừng rậm thuộc đất Dương Thành nhà Chu, lấy tên hiệu là Quỷ Cốc, là thầy dưỡng tính trị thân của Tô Tần và Trương Nghi.
Tác phẩm và Đồ đệ của Quỷ Cốc Tử
Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về Quỷ Cốc Tử. Có truyền thuyết nói rằng, Quỷ Cốc Tử là người có tư chất thông minh thiên bẩm. Từ 2 tuổi đã bắt đầu đọc sách, 5 tuổi bắt đầu học tập toán quái (xem bói), hơn 10 tuổi đã trở thành thầy xem bói mà mọi người ở xa gần đều biết. Vì vậy, dân gian cũng cho rằng ông là ông tổ của mệnh lý.
Trong Đạo Giáo, Quỷ Cốc Tử được công nhận là “Cổ chi Chân Tiên”, được tôn xưng là “Huyền đô Đạo trường”. Tác phẩm được lưu lại cho đời sau, có “Bản kinh âm phù thất thuật “, nội dung nói về đạo lý nghỉ ngơi dưỡng sức. Ngoài ra còn có “Bãi hạp sách”(còn gọi là “Quỷ Cốc Tử”), nội dung nói về các kỹ xảo trong sách lược và biện luận. Tác phẩm thể hiện rõ tài hùng biện cao thâm và tinh diệu của Quỷ Cốc Tử. Trong Tứ khố hoàn thư, cuốn sách này được xếp vào Tử Bộ Tạp Giao (Tứ khố hoàn thư là bộ sưu tập sách biên soạn trong suốt triều đại nhà Thanh. Tử bộ là 4 loại: kinh, sử, tử, tập theo sự phân loại của người xưa. Tạp Giao là một học phái thời Tiên Tần, dung hợp các học thuyết thành một). Nhưng bởi vì, tư tưởng đàm luận và chỉ đạo của Tung Hoành Gia khác xa so với tư tưởng của Nho Gia, cho nên các học giả đời sau không sùng bái cuốn sách này.
Trong các đệ tử mà Quỷ Cốc Tử dạy bảo, thì Tô Tần, Trương Nghi, Tôn Tẫn, Bàng Quyên là 4 học trò kiệt xuất thế nhân. Trong tác phẩm “Quỷ Cốc tứ hữu chí” (tên khác là “Tôn Bàng diễn nghĩa thất quốc chí toàn truyện”) có miêu tả về việc đấu mưu giữa Tôn Tẫn và Bàng Quyên, liên hoành hợp ******** Tô Tần và Trương Nghi… Đáng tiếc, Quỷ Cốc Tử nhìn thấy Tô Tần và Trương Nghi nóng lòng muốn truy cầu theo đuổi công danh, nhập thế thi triển khát vọng nên chỉ có thể than khổ: Người thành Tiên thật là khó!
Nhưng tục ngữ có câu: Đạo gia chân chính truyền thừa đều là do Sư Phụ tìm đồ đệ chứ không phải là đồ đệ tìm Sư Phụ. Vậy nên, việc Quỷ Cốc Tử nhìn rõ Tô Tần và Trương Nghi thì không phải là ngẫu nhiên mà là đã có chọn lựa.
Quỷ Cốc Tử báo mộng tìm đồ đệ
Tương truyền rằng: Một hôm, Quỷ Cốc Tử ngồi đả tọa trong hang, bỗng nhiên nghe được tín tức từ trong luồng gió rào rào thổi tới. Ông đưa ngón tay lên bấm và mừng rỡ khó hiểu. Hóa ra ông đã đoán ra rằng chư hầu các nước sẽ đem sự thịnh và vong đặt vào tay hai cao thủ hiếm có. Hai vị này là hai danh tài có một không hai. Quỷ Cốc Tử quyết định thu nhận hai vị thanh niên có đầy đủ tiên cốt mà chưa trải qua mài giũa này cho nên đã xuất hang đi tìm kiếm họ.Trương Nghi ở An ấp, nước Ngụy và Tô Tần ở Lạc Dương, nhà Đông Chu đều là người ôm chí lớn trong lòng, muốn dựng lập sự nghiệp vĩ đại. Vì vậy, họ cùng nhau đàm luận, cùng nhau đi chu du bốn phương, bái phỏng bậc hiền đức. Họ còn miệt mài đọc các kinh sách cổ của các bậc hiền nhân rồi giúp nhau tìm ra những điều tâm đắc trong đó.
Hôm ấy, hai người họ cùng ngồi dưới một gốc cây nghỉ ngơi. Trong bóng tối mờ ảo, Tô Tần nhìn thấy một lão nhân có diện mạo kỳ lạ tiến lại về phía mình. Ông lão hỏi hai người họ vì sao lại phải vất vả như vậy? Sau đó ông tự giới thiệu bản thân là Quỷ Cốc Tử đến từ Quỷ Cốc. Đồng thời, ông cũng lấy từ ngực ra hai cuốn “Âm Phù” và “Sủy Ma” đưa cho Tô Tần đọc. Tô Tần lướt qua xem thử mấy dòng thì chợt hiểu ra đây là cuốn sách mà mình đang cần tìm.
Đúng lúc này, đột nhiên ông lão có tên Quỷ Cốc Tử ấy thu hồi cuốn sách và chỉ để lại một câu: “Muốn lấy sách thì đến Quỷ Cốc!” Ngay sau câu nói ấy thì ông lão kia cũng biến mất. Tô Tần thất thanh la lớn và chợt tỉnh giấc, lúc này ông mới phát hiện là mình vừa gặp mộng. Đang lúc trong lòng buồn bực thì lại nghe thấy Trương Nghi đang nằm ngủ say bên cạnh nói câu: “Lão trượng! Ngài đi thong thả…”
Tô Tần kinh ngạc, lập tức gọi Trương Nghi dậy hỏi: “Vừa rồi có phải huynh mơ thấy một ông lão tên là Quỷ Cốc Tử không? Ông lão ấy có phải đã đưa cho huynh hai cuốn sách để đọc qua không?”
Hai người họ sau khi đối chiếu với nhau thì phát hiện quả nhiên họ vừa đều trải qua cùng một giấc mơ giống hệt như nhau. Hai người vui mừng đến cực điểm, thầm nghĩ trong lòng rằng thành tâm thành ý của họ đã làm ông trời cảm động mà phái Thần Tiên đến báo mộng điểm hóa. Thế là, Tô Tần và Trương Nghi cùng trải qua nhiều ngày tháng cay đắng khổ sở để đến Quỷ Cốc tìm ông già có tên Quỷ Cốc Tử.
Hai người họ đi vào Quỷ Cốc tưởng chừng như đang đi giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Họ bị hấp dẫn bởi núi xanh nước biếc, hoa thơm cỏ lạ ở hai bên đường. Đang lúc mắt họ còn nhìn cảnh vật xung quanh thì ông lão trong mộng hiện ra trước mặt họ. Tô Tần và Trương Nghi lập tức quỳ xụp xuống lễ bái vị Tiên mà họ gặp trong mộng và cũng lên tiếng xin được ông thu nhận làm đồ đệ. Thấy hai người họ sớm đến như vậy lại khẩn thiết xin làm đồ đệ, Quỷ Cốc Tử lòng tràn đầy vui mừng mà thu nhận. Sau đó, hai người đồ đệ này của Quỷ Cốc Tử lại viết tiếp ra những trang sử và truyền thuyết mới!