Vùng Kinh Bắc có dòng họ Nguyễn Đăng nổi tiếng về khoa bảng, nhiều đời có người đỗ đạt làm quan to. Kể ra một số cái tên có thể nhắc đến Nguyễn Đăng Cảo, Nguyễn Đăng Minh, Nguyễn Đăng Đạo… Trong đó, Nguyễn Đăng Đạo (1651 – 1719) là lưỡng quốc trạng nguyên duy nhất của Việt Nam làm đến chức tể tướng. Ông là vị quan yêu nước thương dân, rất được kính nể.
Nguyễn Đăng Đạo 16 tuổi đi thi đã đỗ tú tài. 3 năm sau thi hương cống ông đỗ đầu, được vào Quốc Tử Giám học. Đến năm 33 tuổi, năm Chính Hòa thứ 4 Nguyễn Đăng Đạo thi đình, đỗ trạng nguyên. Từ đó ông được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng như Đô đài ngự sử, Binh bộ Thượng thư, cao nhất là Tể tướng thời Hậu Lê.
Tháng 1/1697 – tháng 4/1698, Nguyễn Đăng Đạo đi sứ nhà Thanh. Trong suốt hành trình, đoàn sứ nước ta gặp không ít khó khăn vì bị nước bạn cố tình gây chuyện, không cho vào yết kiến vua. Trong một lần yết kiến vua Thanh, ngoài sứ nước ta còn có các nước khác. Vua Thanh ra một bài phú thử tài có tiêu đề Bái nguyệt đình phú. Trong khi các nước còn ngẫm nghĩ, Nguyễn Đăng Đạo đã dâng lên bài phú của mình. Vua quan nhà Thanh đọc xong thì kinh ngạc và khen ngợi không ngừng.
Lát sau đoàn sứ còn cùng nhau đi dạo ngắm cảnh. Nguyễn Đăng Đạo tiếp tục “ghi điểm” nhờ câu đối hay, sắc sảo của mình. Văn tài của ông khiến vua Thanh rất ưng ý và thay đổi luôn thái độ. Nhờ sự khéo léo của trạng nguyên này, nước ta đòi lại được ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên thuộc xứ Tuyên Quang. Trước ngày Nguyễn Đăng Đạo ra về, vua Thanh còn phong cho ông là Trạng nguyên của Bắc triều, ban mũ áo võng lọng để vinh quy về nước. Khi đoàn sứ nước ta đi qua các tỉnh của Trung Quốc, tỉnh nào cũng phải ra đón rước long trọng.
Ngoài tài năng, khéo léo, người dân còn nhớ đến Nguyễn Đăng Đạo là vị quan vì nước vì dân. Người dân làng Hoài Bão nhớ chuyện Nguyễn Đăng Đạo được vua ban ruộng lộc nhưng không nhận, đem chia hết cho dân. Có năm mất mùa, nạn đói hoành hành, vị quan liêm khiết này đã viết thư khuyên phu nhân phát tiền gạo cứu người nghèo. Chưa hết, ông còn lấy tiền riêng làm cầu có mái lợp cho dân đi lại thuận lợi hơn. Cây cầu này về sau được gọi là “Cầu vồng quan Trạng”.
Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo được nhân dân yêu thương gọi với biệt danh Trạng Bịu. Ông làm quan 35 năm rồi về quê nghỉ ngơi. Năm 1719, lưỡng quốc trạng nguyên qua đời ở tuổi 69, được phong tặng Lại bộ Thượng thư, tước Thọ Quận công, sắc phong làm Phúc thần phối thờ ở đình làng Hoài Bão.
Nguyễn Đăng Đạo 16 tuổi đi thi đã đỗ tú tài. 3 năm sau thi hương cống ông đỗ đầu, được vào Quốc Tử Giám học. Đến năm 33 tuổi, năm Chính Hòa thứ 4 Nguyễn Đăng Đạo thi đình, đỗ trạng nguyên. Từ đó ông được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng như Đô đài ngự sử, Binh bộ Thượng thư, cao nhất là Tể tướng thời Hậu Lê.
Tháng 1/1697 – tháng 4/1698, Nguyễn Đăng Đạo đi sứ nhà Thanh. Trong suốt hành trình, đoàn sứ nước ta gặp không ít khó khăn vì bị nước bạn cố tình gây chuyện, không cho vào yết kiến vua. Trong một lần yết kiến vua Thanh, ngoài sứ nước ta còn có các nước khác. Vua Thanh ra một bài phú thử tài có tiêu đề Bái nguyệt đình phú. Trong khi các nước còn ngẫm nghĩ, Nguyễn Đăng Đạo đã dâng lên bài phú của mình. Vua quan nhà Thanh đọc xong thì kinh ngạc và khen ngợi không ngừng.
Lát sau đoàn sứ còn cùng nhau đi dạo ngắm cảnh. Nguyễn Đăng Đạo tiếp tục “ghi điểm” nhờ câu đối hay, sắc sảo của mình. Văn tài của ông khiến vua Thanh rất ưng ý và thay đổi luôn thái độ. Nhờ sự khéo léo của trạng nguyên này, nước ta đòi lại được ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên thuộc xứ Tuyên Quang. Trước ngày Nguyễn Đăng Đạo ra về, vua Thanh còn phong cho ông là Trạng nguyên của Bắc triều, ban mũ áo võng lọng để vinh quy về nước. Khi đoàn sứ nước ta đi qua các tỉnh của Trung Quốc, tỉnh nào cũng phải ra đón rước long trọng.
Ngoài tài năng, khéo léo, người dân còn nhớ đến Nguyễn Đăng Đạo là vị quan vì nước vì dân. Người dân làng Hoài Bão nhớ chuyện Nguyễn Đăng Đạo được vua ban ruộng lộc nhưng không nhận, đem chia hết cho dân. Có năm mất mùa, nạn đói hoành hành, vị quan liêm khiết này đã viết thư khuyên phu nhân phát tiền gạo cứu người nghèo. Chưa hết, ông còn lấy tiền riêng làm cầu có mái lợp cho dân đi lại thuận lợi hơn. Cây cầu này về sau được gọi là “Cầu vồng quan Trạng”.
Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo được nhân dân yêu thương gọi với biệt danh Trạng Bịu. Ông làm quan 35 năm rồi về quê nghỉ ngơi. Năm 1719, lưỡng quốc trạng nguyên qua đời ở tuổi 69, được phong tặng Lại bộ Thượng thư, tước Thọ Quận công, sắc phong làm Phúc thần phối thờ ở đình làng Hoài Bão.