Phía Nhật sẵn sàng chuyển giao miễn phí 37 toa tàu cũ 40 tuổi cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trong khi phía Việt Nam chịu chi phí nhập khẩu, cải tạo cho phù hợp.
Toa xe Kiha 40 của Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản được sản xuất cách đây khoảng 40 năm Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép nhập khẩu các xe tự hành DMU của Nhật Bản được sản xuất giai đoạn 1979-1982. Các toa xe được trang bị ghế mềm, điều hòa không khí với công suất 68-82 chỗ ngồi, 28-34 chỗ đứng, vận hành với tốc độ tối đa 95 km/h trên các tuyến đường sắt khổ 1.067 mm của Nhật Bản. Nó có thể vận hành độc lập hoặc dễ dàng ghép nối thành đoàn xe với quy mô tùy theo nhu cầu sử dụng. Theo công văn của VNR, sau khoảng 40 năm vận hành, cả hai loại toa xe Kiha 40 và Kiha 48 không gặp bất cứ vấn đề nghiêm trọng về an toàn và chất lượng.
Mặc dù là đồ miễn phí, và có thể nó còn tốt thật nhưng điều này nó chỉ làm cho mình buồn hơn là vui. Vì sao? Trước tiên, đừng vội nghĩ người ta cho không mà thấy hời. Vì sao? Nói gì thì nói, nó vẫn là một loại “hàng bãi Nhật”, có nghĩa công ty sở hữu các toa xe nói trên phải bỏ chi phí để xử lý “rác thải”. Mình nhập khẩu về có nghĩa là tình nguyện xử lý rác thải không công cho họ rồi. Đau hơn là đến thế kỷ XXI rồi mà một ngành xương sống của đất nước là đường sắt lại muốn nhập về thứ người ta sử dụng đến 40 năm và loại bỏ không dùng. Ừ thì coi như chi phí cải tạo toa xe miễn phí đó thấp hơn nhiều so với mua toa xe cũ của nước khác hoặc đóng mới, nhưng tuổi thọ của nó được bao nhiêu năm nữa? Chi phí bảo dưỡng định kỳ đồ cũ bao nhiêu? Và cứ tiếp tục đeo đuổi công nghệ cũ, đường ray cũ thì bao giờ đường sắt Việt Nam mới đổi mới, tiến bộ?
Lễ ký hợp đồng thực hiện dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An. Điều khá trớ trêu là thời điểm VNR đề xuất cũng trùng với thời điểm dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo toa xe khách cao cấp đáp ứng yêu cầu phát triển của đường sắt Việt Nam” hết hạn thực hiện. Dự án do Công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An (Bình Dương) chủ trì, thực hiện từ tháng 12/2018 đến tháng 11/2021 với kinh phí hơn 180 tỷ đồng. Được biết ngoài những hiệu quả về mặt khoa học công nghệ, khi dự án thực hiện hoàn thành cũng bộc lộ rõ sự hiệu quả về kinh tế và xã hội. Đơn cử như: Toa xe khách cao cấp được chế tạo có giá thành chỉ bằng 2/3 so với toa xe khách cao cấp nhập khẩu, không phải thuê chuyên gia nước ngoài, chủ động sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm… Với việc VNR đề nghị Thủ tướng cho “xé rào” nhập khẩu toa xe Nhật cũ (quy định chỉ được nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng không quá 10 năm), cho thấy còn khoảng cách rất xa giữa dự án nghiên cứu khoa học và thực tế trong khi chi phí bỏ ra không hề nhỏ.
Trải nghiệm Xiaomi Redmi Watch 5 Lite và Redmi Watch 5 Active: bộ đôi smartwatch giá chỉ từ 800 nghìn đồng mà “đủ món ăn chơi”