Sự phát triển của văn hóa “chụp ảnh selfie số" đã tác động mạnh mẽ đến các nhiếp ảnh gia địa phương ở Ấn Độ. Những nhiếp ảnh gia này thường xuyên đến những danh lam thắng cảnh để kiểm sống từ việc chụp ảnh cho khách du lịch.
Thống kê mới nhất cho thấy, gần 81% dân số trên thế giới sở hữu smartphone. Dù đây là một tin tốt cho nhu cầu chụp ảnh, sự gia tăng của truyền thông cũng như sự phát triển bùng nổ của trao đổi thông tin, thế nhưng, smartphone đang tác động tiêu cực đến “kế sinh nhai” của một bộ phận nhỏ những người dựa vào nghề chụp ảnh.
Các nhiếp ảnh gia ở Barsana, một thị trấn đền thờ nổi tiếng ở bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ, là số ít những người chứng kiến điều đó. Họ nhận thấy rằng thu nhập của mình đã sụt giảm đáng kể khi ngày càng có nhiều du khách mang theo những chiếc điện thoại và tự họ chụp những bức ảnh của riêng mình.
Những nhiếp ảnh gia này kiếm tiền bằng cách cung cấp dịch vụ chụp ảnh lấy liền: họ chụp ảnh du khách, sau đó in ra và bán lại cho họ. Tuy nhiên, với số lượng người dùng smartphone ngày càng tăng, dịch vụ của họ đã dần trở nên lỗi thời. Tình hình đó khiến sự cạnh tranh giữa các nhiếp ảnh gia này gia tăng, thậm chí dẫn đến ẩu đả.
Ảnh: BBC
Một trong những nhiếp ảnh gia du lịch cho biết: “Đã từng có thời mọi người thường đuổi theo chúng tôi, yêu cầu chúng tôi chụp ảnh cho họ. Bây giờ, chúng tôi lại chạy theo họ, nhưng họ chẳng quan tâm.”
Các nhiếp ảnh gia du lịch từng có thu nhập khá ổn định với những dịch vụ như vậy, tuy nhiên, họ đã gặp khó khăn trong những năm gần đây. Một “tay máy” dự đoán tương lai của ngành nghề này sẽ khá ảm đạm và tin rằng nó sẽ chỉ tồn tại cao lắm chỉ 2 năm nữa.
Thế giới ngày nay xoay quanh những phương tiện truyền thông xã hội, như Instagram, Facebook hay Twitter, và mọi người ít quan tâm hơn đến việc mua bán các bản in ảnh của họ nữa.
Ảnh: BBC
Một du khách được BBC phỏng vấn đưa ra thắc mắc về việc tại sao phải trả tiền để chụp ảnh khi hầu hết mọi người đều có smartphone. Việc không quan tâm đến việc in ảnh đã khiến các nhiếp ảnh gia phải vật lộn với nhiều thứ để trang trải chi phí của họ, từ mực in, bảo trì máy in cũng như trang thiết bị của mình cho đến việc trả tiền cho trợ lý.
Đại dịch cũng chẳng giúp được điều gì cho họ, thậm chí là khiến tình hình tồi tệ hơn, bởi mọi người đang muốn tiết kiệm hơn và tránh tiếp xúc với các nhiếp ảnh gia vì lo ngại lây nhiễm virus.
Thực tế, vẫn có những ngày mà các nhiếp ảnh gia kiếm được một khoản kha khá. Điều đó khiến họ tiếp tục hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho nghề này, cũng như trang trải đủ chi phí cho gia đình từ sự trợ giúp của “người bạn” máy ảnh.
Cụ thể hơn, bạn có thể xem phóng sự của BBC tại đây.
Nguồn: PetaPixel
Các nhiếp ảnh gia ở Barsana, một thị trấn đền thờ nổi tiếng ở bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ, là số ít những người chứng kiến điều đó. Họ nhận thấy rằng thu nhập của mình đã sụt giảm đáng kể khi ngày càng có nhiều du khách mang theo những chiếc điện thoại và tự họ chụp những bức ảnh của riêng mình.
Những nhiếp ảnh gia này kiếm tiền bằng cách cung cấp dịch vụ chụp ảnh lấy liền: họ chụp ảnh du khách, sau đó in ra và bán lại cho họ. Tuy nhiên, với số lượng người dùng smartphone ngày càng tăng, dịch vụ của họ đã dần trở nên lỗi thời. Tình hình đó khiến sự cạnh tranh giữa các nhiếp ảnh gia này gia tăng, thậm chí dẫn đến ẩu đả.
Một trong những nhiếp ảnh gia du lịch cho biết: “Đã từng có thời mọi người thường đuổi theo chúng tôi, yêu cầu chúng tôi chụp ảnh cho họ. Bây giờ, chúng tôi lại chạy theo họ, nhưng họ chẳng quan tâm.”
Các nhiếp ảnh gia du lịch từng có thu nhập khá ổn định với những dịch vụ như vậy, tuy nhiên, họ đã gặp khó khăn trong những năm gần đây. Một “tay máy” dự đoán tương lai của ngành nghề này sẽ khá ảm đạm và tin rằng nó sẽ chỉ tồn tại cao lắm chỉ 2 năm nữa.
Thế giới ngày nay xoay quanh những phương tiện truyền thông xã hội, như Instagram, Facebook hay Twitter, và mọi người ít quan tâm hơn đến việc mua bán các bản in ảnh của họ nữa.
Một du khách được BBC phỏng vấn đưa ra thắc mắc về việc tại sao phải trả tiền để chụp ảnh khi hầu hết mọi người đều có smartphone. Việc không quan tâm đến việc in ảnh đã khiến các nhiếp ảnh gia phải vật lộn với nhiều thứ để trang trải chi phí của họ, từ mực in, bảo trì máy in cũng như trang thiết bị của mình cho đến việc trả tiền cho trợ lý.
Đại dịch cũng chẳng giúp được điều gì cho họ, thậm chí là khiến tình hình tồi tệ hơn, bởi mọi người đang muốn tiết kiệm hơn và tránh tiếp xúc với các nhiếp ảnh gia vì lo ngại lây nhiễm virus.
Thực tế, vẫn có những ngày mà các nhiếp ảnh gia kiếm được một khoản kha khá. Điều đó khiến họ tiếp tục hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho nghề này, cũng như trang trải đủ chi phí cho gia đình từ sự trợ giúp của “người bạn” máy ảnh.
Cụ thể hơn, bạn có thể xem phóng sự của BBC tại đây.
Nguồn: PetaPixel