Hoàng Khang
Writer
Nhiều ngân hàng đồng loạt thông báo cho khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học bao gồm vân tay hoặc khuôn mặt để chuyển tiền trực tuyến từ 10 triệu đồng trở lên từ ngày 1/7.
Cụ thể, các ngân hàng như BIDV, Techcombank, Eximbank, TPBank , VietABank, OCB… vừa thông báo cho khách hàng yêu cầu đăng ký sinh trắc học để chuẩn bị áp dụng quy định mới trong giao dịch gửi tiền.
Theo đó, các nhà băng thông báo, từ 1/7, chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng mỗi lần hoặc hơn 20 triệu mỗi ngày phải được xác thực bằng sinh trắc học (vân tay, nhận diện khuôn mặt) khớp với dữ liệu trên căn cước công dân (CCCD) gắn chip.
Ngoài ra, việc chuyển đổi ứng dụng giao dịch trực tuyến, hoặc thanh toán hóa đơn định kỳ trên 100 triệu đồng cũng được một số nhà băng yêu cầu phải xác thực bằng hình thức này.
Ngân hàng TPBank cho biết, từ đầu tháng 5 khách hàng có thể bắt đầu đăng ký dữ liệu sinh trắc học, gồm dữ liệu khuôn mặt, vân tay đồng bộ với thông tin CCCD gắn chip, để sử dụng trong xác thực giao dịch giá trị cao thông qua app TPBank và các điểm giao dịch của ngân hàng.
"Việc triển khai sớm xác thực giao dịch bằng sinh trắc học từ trước cả thời điểm quy định mới, có hiệu lực không chỉ sớm tăng cường bảo mật mà còn giúp khách hàng chủ động thời gian đăng ký; tránh tình trạng quá tải đăng ký nhận diện trước 1/7”, địa diện ngân hàng cho biết.
Đại diện ngân hàng BIDV cũng cho biết, ngân hàng triển khai thông tin sớm với khách hàng. Theo đó, khách hàng chỉ cần vào app của ngân hàng có thể khai báo thông tin về sinh trắc học.
Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Công thương (VietinBank) cho hay, tới nay, khoảng vài trăm nghìn khách hàng của VietinBank đã chủ động cập nhật xác thực sinh trắc học trên ứng dụng của nhà băng.
Từ đầu tháng 6, ngân hàng sẽ gửi thông báo tới khách hàng, ưu tiên trước với nhóm thường xuyên chuyển tiền trên 10 triệu hoặc chủ tài khoản trước đây được xác thực bằng căn cước công dân cũ (chưa gắn chip).
Theo các ngân hàng, thời gian qua có không ít người dân đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền. Thủ đoạn của các đối tượng này rất tinh vi, tự xưng cơ quan chức năng như: Công an, thanh tra giao thông... và đưa ra các tình huống khiến người dân mất cảnh giác, truy cập vào phần mềm, đường link có mã độc. Sau đó, đối tượng vào tài khoản, thậm chí chiếm quyền kiểm soát điện thoại để lấy hết tiền.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã kết hợp với rất nhiều bên và nghiên cứu kỹ lưỡng về mức 10 triệu đồng. Mức này không ảnh hưởng nhiều khách hàng, bởi 70% giao dịch ngân hàng trực tuyến là giao dịch dưới 1 triệu đồng.
"Không thể bắt người dân mua 1 chai nước hay 1 cái vé buýt phải kiểm tra sinh trắc học. Không một nước nào làm như thế cả. Chúng tôi không thể làm gián đoạn trải nghiệm của người dân khi thực hiện giao dịch thông thường. Ngân hàng Nhà nước quy định giao dịch nhỏ lẻ với tổng giá trị 20 triệu đồng mỗi ngày sẽ làm xác thực một lần. Chúng tôi cũng quy định, khi cài sang một thiết bị khác cũng phải yêu cầu sinh trắc học. Thông qua một số biện pháp, câu chuyện bảo vệ quyền và lợi ích người dùng sẽ được nâng cao" - ông Dũng nói.
Phó Thống đốc nhấn mạnh, an ninh bảo mật là vấn đề cập nhật liên tục và năm nào Ngân hàng Nhà nước cũng có chỉ thị về vấn đề này.
Việc đăng ký sinh trắc học, theo thông báo các ngân hàng, thực hiện trực tiếp qua ứng dụng trực tuyến. Thiết bị này phải có chức năng quét khuôn mặt hoặc vân tay và có tính năng đọc NFC (Near- Field Communications - kết nối không dây trong phạm vi ngắn). Trường hợp thiết bị của khách hàng không đủ chức năng, họ có thể tới chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ.
Thiết bị hỗ trợ đọc NFC căn cước công dân gắn chip tại một ngân thương mại ở Cầu Giấy, Hà Nội, tháng 5/2024#chuyểntiềnphảidùngkhuônmặt #xácthựckhuônmặtkhichuyểnkhoản
Cụ thể, các ngân hàng như BIDV, Techcombank, Eximbank, TPBank , VietABank, OCB… vừa thông báo cho khách hàng yêu cầu đăng ký sinh trắc học để chuẩn bị áp dụng quy định mới trong giao dịch gửi tiền.
Theo đó, các nhà băng thông báo, từ 1/7, chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng mỗi lần hoặc hơn 20 triệu mỗi ngày phải được xác thực bằng sinh trắc học (vân tay, nhận diện khuôn mặt) khớp với dữ liệu trên căn cước công dân (CCCD) gắn chip.
Ngoài ra, việc chuyển đổi ứng dụng giao dịch trực tuyến, hoặc thanh toán hóa đơn định kỳ trên 100 triệu đồng cũng được một số nhà băng yêu cầu phải xác thực bằng hình thức này.
Ngân hàng TPBank cho biết, từ đầu tháng 5 khách hàng có thể bắt đầu đăng ký dữ liệu sinh trắc học, gồm dữ liệu khuôn mặt, vân tay đồng bộ với thông tin CCCD gắn chip, để sử dụng trong xác thực giao dịch giá trị cao thông qua app TPBank và các điểm giao dịch của ngân hàng.
"Việc triển khai sớm xác thực giao dịch bằng sinh trắc học từ trước cả thời điểm quy định mới, có hiệu lực không chỉ sớm tăng cường bảo mật mà còn giúp khách hàng chủ động thời gian đăng ký; tránh tình trạng quá tải đăng ký nhận diện trước 1/7”, địa diện ngân hàng cho biết.
Đại diện ngân hàng BIDV cũng cho biết, ngân hàng triển khai thông tin sớm với khách hàng. Theo đó, khách hàng chỉ cần vào app của ngân hàng có thể khai báo thông tin về sinh trắc học.
Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Công thương (VietinBank) cho hay, tới nay, khoảng vài trăm nghìn khách hàng của VietinBank đã chủ động cập nhật xác thực sinh trắc học trên ứng dụng của nhà băng.
Từ đầu tháng 6, ngân hàng sẽ gửi thông báo tới khách hàng, ưu tiên trước với nhóm thường xuyên chuyển tiền trên 10 triệu hoặc chủ tài khoản trước đây được xác thực bằng căn cước công dân cũ (chưa gắn chip).
Theo các ngân hàng, thời gian qua có không ít người dân đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền. Thủ đoạn của các đối tượng này rất tinh vi, tự xưng cơ quan chức năng như: Công an, thanh tra giao thông... và đưa ra các tình huống khiến người dân mất cảnh giác, truy cập vào phần mềm, đường link có mã độc. Sau đó, đối tượng vào tài khoản, thậm chí chiếm quyền kiểm soát điện thoại để lấy hết tiền.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã kết hợp với rất nhiều bên và nghiên cứu kỹ lưỡng về mức 10 triệu đồng. Mức này không ảnh hưởng nhiều khách hàng, bởi 70% giao dịch ngân hàng trực tuyến là giao dịch dưới 1 triệu đồng.
"Không thể bắt người dân mua 1 chai nước hay 1 cái vé buýt phải kiểm tra sinh trắc học. Không một nước nào làm như thế cả. Chúng tôi không thể làm gián đoạn trải nghiệm của người dân khi thực hiện giao dịch thông thường. Ngân hàng Nhà nước quy định giao dịch nhỏ lẻ với tổng giá trị 20 triệu đồng mỗi ngày sẽ làm xác thực một lần. Chúng tôi cũng quy định, khi cài sang một thiết bị khác cũng phải yêu cầu sinh trắc học. Thông qua một số biện pháp, câu chuyện bảo vệ quyền và lợi ích người dùng sẽ được nâng cao" - ông Dũng nói.
Phó Thống đốc nhấn mạnh, an ninh bảo mật là vấn đề cập nhật liên tục và năm nào Ngân hàng Nhà nước cũng có chỉ thị về vấn đề này.
Việc đăng ký sinh trắc học, theo thông báo các ngân hàng, thực hiện trực tiếp qua ứng dụng trực tuyến. Thiết bị này phải có chức năng quét khuôn mặt hoặc vân tay và có tính năng đọc NFC (Near- Field Communications - kết nối không dây trong phạm vi ngắn). Trường hợp thiết bị của khách hàng không đủ chức năng, họ có thể tới chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ.
Thiết bị hỗ trợ đọc NFC căn cước công dân gắn chip tại một ngân thương mại ở Cầu Giấy, Hà Nội, tháng 5/2024
Từ 1/7/2024, tất cả giao dịch chuyển khoản có giá trị trên 10 triệu đồng bắt buộc phải kiểm tra khuôn mặt của người giao dịch
Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ 1/7/2024, tất cả giao dịch ngân hàng có giá trị trên 10 triệu đồng sẽ bắt buộc phải kiểm tra khuôn mặt của người giao dịch với khuôn mặt chủ tài khoản khi mở...vnreview.vn