cpsmartyboy
Pearl
Hơn 90% người được khảo sát bị mắc chứng rối loạn trầm cảm ở Trung Quốc, nhưng lại không tìm cách điều trị.
Theo một cuộc khảo sát mới về sức khỏe tâm thần của công dân Trung Quốc, hơn 90% người được khảo sát mắc chứng rối loạn trầm cảm, nhưng họ không tìm cách điều trị và chỉ 0,5% được điều trị đầy đủ theo các liệu pháp.
Kết quả nghiên cứu về gánh nặng của các rối loạn tâm thần, việc sử dụng dịch vụ y tế ở Trung Quốc hay còn gọi là Khảo sát Sức khỏe Tâm thần Trung Quốc, được công bố mới đây.
Nghiên cứu kéo dài gần 3 năm đã điều tra tỷ lệ phổ biến của chứng rối loạn tâm thần và đặc điểm của chúng ở người trưởng thành. Nó cũng chỉ ra thực trạng sử dụng dịch vụ y tế thấp và khả năng tiếp cận điều trị chưa đầy đủ ở những người mắc chứng rối loạn trầm cảm.
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc các rối loạn trầm cảm ở phụ nữ cao hơn ở nam giới Trung Quốc. Trong đó những người nội trợ, nghỉ hưu và những người thất nghiệp có tỷ lệ mắc cao hơn những người có việc làm.
Ngoài ra, những người ly thân, góa bụa hoặc ly hôn cũng có nguy cơ trầm cảm cao hơn, so với nhóm người đã kết hôn hoặc sống thử. Nó cũng đặc biệt phổ biến ở các nhóm tuổi lớn hơn. Đây là kết quả thống kê sau một cuộc khảo sát dịch tễ học về chứng rối loạn tâm thần ở người lớn Trung Quốc, với 28.140 người tham gia trả lời. Cụ thể, có 12.537 nam và 15.603 nữ đã hoàn thành khảo sát tại 157 điểm giám sát dịch bệnh trên 31 thành phố cấp tỉnh ở Trung Quốc.
Tỷ lệ mắc chứng rối loạn trầm cảm suốt đời ở người trưởng thành Trung Quốc là 6,8%, thấp hơn so với thế giới, bao gồm 3,4% đối với bệnh trầm cảm, 1,4% đối với rối loạn lời nói và 3,2% đối với rối loạn trầm cảm không xác định.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phổ biến rối loạn trầm cảm trong 12 tháng là 3,6%, gồm 2,1% đối với trầm cảm, 1,0% đối với rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt và 1,4% đối với rối loạn trầm cảm không xác định.
Nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu dịch tễ học đại diện đầu tiên liên quan đến chứng rối loạn trầm cảm ở Trung Quốc. Ngoài ra bộ dữ liệu thu thập được hứa hẹn sẽ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và điều chỉnh chính sách sức khỏe tâm thần quốc gia và thúc đẩy việc điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm.
Wang Yu, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc chia sẻ, nghiên cứu này mang tính bước ngoặt vì nó cung cấp dữ liệu quốc gia đầu tiên về tỷ lệ phổ biến, đặc điểm phân bố và khả năng tiếp cận các phương pháp điều trị rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành. Đây cũng là tài liệu tham khảo quan trọng để chỉ định các chính sách sức khỏe tâm thần.
Lu Jin, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ với tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở Trung Quốc so với thế giới vẫn còn thấp và nó do nhiều yếu tố.
Ông Lu chia sẻ: “Việc nhiều người Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ngoài ra, có một mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế xã hội và các rối loạn trầm cảm. Đây là một trạng thái liên quan đến các rối loạn tâm lý xã hội”.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí y khoa quốc tế hàng đầu The Lancet mới đây.
Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu
Kết quả nghiên cứu về gánh nặng của các rối loạn tâm thần, việc sử dụng dịch vụ y tế ở Trung Quốc hay còn gọi là Khảo sát Sức khỏe Tâm thần Trung Quốc, được công bố mới đây.
Nghiên cứu kéo dài gần 3 năm đã điều tra tỷ lệ phổ biến của chứng rối loạn tâm thần và đặc điểm của chúng ở người trưởng thành. Nó cũng chỉ ra thực trạng sử dụng dịch vụ y tế thấp và khả năng tiếp cận điều trị chưa đầy đủ ở những người mắc chứng rối loạn trầm cảm.
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc các rối loạn trầm cảm ở phụ nữ cao hơn ở nam giới Trung Quốc. Trong đó những người nội trợ, nghỉ hưu và những người thất nghiệp có tỷ lệ mắc cao hơn những người có việc làm.
Ngoài ra, những người ly thân, góa bụa hoặc ly hôn cũng có nguy cơ trầm cảm cao hơn, so với nhóm người đã kết hôn hoặc sống thử. Nó cũng đặc biệt phổ biến ở các nhóm tuổi lớn hơn. Đây là kết quả thống kê sau một cuộc khảo sát dịch tễ học về chứng rối loạn tâm thần ở người lớn Trung Quốc, với 28.140 người tham gia trả lời. Cụ thể, có 12.537 nam và 15.603 nữ đã hoàn thành khảo sát tại 157 điểm giám sát dịch bệnh trên 31 thành phố cấp tỉnh ở Trung Quốc.
Tỷ lệ mắc chứng rối loạn trầm cảm suốt đời ở người trưởng thành Trung Quốc là 6,8%, thấp hơn so với thế giới, bao gồm 3,4% đối với bệnh trầm cảm, 1,4% đối với rối loạn lời nói và 3,2% đối với rối loạn trầm cảm không xác định.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phổ biến rối loạn trầm cảm trong 12 tháng là 3,6%, gồm 2,1% đối với trầm cảm, 1,0% đối với rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt và 1,4% đối với rối loạn trầm cảm không xác định.
Wang Yu, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc chia sẻ, nghiên cứu này mang tính bước ngoặt vì nó cung cấp dữ liệu quốc gia đầu tiên về tỷ lệ phổ biến, đặc điểm phân bố và khả năng tiếp cận các phương pháp điều trị rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành. Đây cũng là tài liệu tham khảo quan trọng để chỉ định các chính sách sức khỏe tâm thần.
Lu Jin, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ với tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở Trung Quốc so với thế giới vẫn còn thấp và nó do nhiều yếu tố.
Ông Lu chia sẻ: “Việc nhiều người Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ngoài ra, có một mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế xã hội và các rối loạn trầm cảm. Đây là một trạng thái liên quan đến các rối loạn tâm lý xã hội”.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí y khoa quốc tế hàng đầu The Lancet mới đây.
Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu