Nhiều phụ huynh chủ quan khi để trẻ tự do sử dụng thiết bị điện tử

K
Giang Vu
Phản hồi: 0
Nghiên cứu mới đây cho thấy, một nửa số cha mẹ được hỏi tỏ ra khá mù mờ về tác hại của việc sử dụng thiết bị công nghệ lên thị lực con cái.
Các vị phụ huynh không chú ý tới những cách đơn giản để bảo vệ thị lực con trẻ, chẳng hạn đeo kính ngăn ánh sáng xanh, để trẻ vui chơi ngoài trời nhiều hơn. Sẽ rất có hại nếu tốn nhiều thời gian với smartphone, máy tính bảng, các thiết bị kỹ thuật số khác nhưng lại dành ít thời gian hoạt động ngoài trời.
Sarah Clark, một nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Michigan cho biết: “Nhiều bậc cha mẹ có thể không nhận thức được các vấn đề sức khỏe, trong cả ngắn hạn và dài hạn liên quan đến thời gian nhìn màn hình thiết bị điện tử quá nhiều. Phát hiện của chúng tôi cho thấy, một số cha mẹ nhận thức không chính xác về các hành vi ảnh hưởng đến thị lực của con lẫn cách giảm thiểu rủi ro”.
Nhiều phụ huynh chủ quan khi để trẻ tự do sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ em chơi trò chơi điện tử trên smartphone trong lúc tham dự một sự kiện công cộng tại Ruesselsheim, Đức. Ảnh: SEAN GALLUP.
Nghiên cứu dựa trên một cuộc khảo sát đại diện với 2.002 phụ huynh có con từ 3 đến 18 tuổi trên khắp Hoa Kỳ. Cứ 7 người thì có 1 người cho biết đã không kiểm tra thị lực của con trong hai năm.
Ở Anh, thời gian sử dụng thiết bị công nghệ của học sinh tiểu học tăng vọt trong thời gian đại dịch. Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi dành hơn 1 giờ 23 phút mỗi ngày “dán mắt” vào các thiết bị kỹ thuật số. Đối với thiếu niên từ 11 đến 17 tuổi, thời gian tăng lần lượt là 55 phút và 35 phút. Hành vi này có liên quan đến việc thị lực dần kém đi.
Ngoài ra, hàng triệu sinh viên buộc phải chuyển sang hình thức học từ xa, việc sử dụng mạng xã hội cũng tăng vọt theo, tuy nhiên lại tập trung vào các các hoạt động giải trí không liên quan đến công việc hoặc học tập.
Các bác sĩ nhãn khoa đã cảnh báo về một đại dịch của tật cận thị trên khắp thế giới. Nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn về mắt trong cuộc sống sau này.
Tình trạng bệnh cận thị ở trẻ em đã gia tăng đáng kể trong 30 năm qua. Các nghiên cứu cho thấy thời gian hoạt động ngoài trời sẽ giúp chống lại tác động xấu này.
“Các bậc cha mẹ nên khuyến khích con cái dành ít nhất một đến hai giờ ngoài trời mỗi ngày vì việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên có lợi cho sự phát triển của mắt. Cha mẹ nên đề ra các quy tắc trong gia đình để đảm bảo trẻ duy trì một khoảng thời gian không sử dụng màn hình điện thoại trong ngày. Điều này đặc biệt quan trọng trong những tháng hè khi chúng được nghỉ học và có thể có ít thời gian chết hơn”, Clark nói.
Nhiều phụ huynh chủ quan khi để trẻ tự do sử dụng thiết bị điện tử
Một cậu bé 10 tuổi ở Knutsford, Vương quốc Anh đang sử dụng Apple iPad. Ảnh: CHRISTOPHER FURLONG.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ của việc đọc sách hoặc hoặc sử dụng máy tính bảng với bệnh cận thị. Chuyên gia tư vấn nghiên cứu Olivia Killeen đến từ Đại học Michigan cho biết: “Đây là thời điểm quan trọng để xem xét về nguy cơ cận thị đối với trẻ em vì trẻ nhỏ mắc chứng này thường cận thị nặng hơn theo thời gian. Tuổi khởi phát cận thị là yếu tố dự báo quan trọng nhất về tình trạng cận thị nặng sau này trong cuộc đời”.
Không nhiều bậc phụ huynh đánh giá đúng tác dụng của kính bảo vệ mắt. Chúng có tác dụng giảm tác hại của bức xạ tia cực tím, thứ có thể góp phần gây ra các vấn đề về mắt khi lớn tuổi.
“Mặc dù các bậc cha mẹ thường quan tâm bảo vệ làn da của con họ bằng kem chống nắng, nhưng họ lại không nghĩ đến việc bảo vệ đôi mắt của chúng khỏi ánh nắng mặt trời tương tự như vậy”, Clark nói.
Chưa đến 1/3 số phụ huynh được hỏi cho biết có yêu cầu con họ đeo kính bảo vệ hoặc kính bảo hộ trong các môn thể thao tiếp xúc.
Ngoài thời gian sử dụng màn hình điện thoại liên tục, các yếu tố phổ biến nhất được xác định ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe mắt của trẻ là chế độ ăn uống, đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, ngồi gần TV hoặc máy tính và ánh sáng xanh từ màn hình.
Clark nói: “Một số bậc cha mẹ có thể vẫn làm theo lời khuyên từ các thế hệ trước về việc bảo vệ đôi mắt của trẻ em. Ví dụ như là đọc sách trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc ngồi gần TV có thể gây mỏi hoặc căng mắt, nhưng chúng sẽ không gây ra bất kỳ tổn thương vĩnh viễn hoặc các vấn đề về mắt lâu dài”.
Chưa đến 1/3 các bậc cha mẹ cho biết con họ có đeo kính chống ánh sáng xanh để tránh ảnh hưởng đến nhịp sinh học vì ánh sáng xanh sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn. Các chuyên gia khuyến cáo trẻ em nên ngừng sử dụng màn hình ánh sáng xanh ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
Nhiều phụ huynh chủ quan khi để trẻ tự do sử dụng thiết bị điện tử
Một bé gái dùng thử iPhone X tại cửa hàng Apple Omotesando ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: TOMOHIRO OHSUMI.
“Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất hai năm một lần để đảm bảo rằng mắt đang phát triển bình thường. Điều quan trọng là phải xác định và điều trị các vấn đề về thị lực càng sớm càng tốt, vì các vấn đề không được chẩn đoán có thể dẫn đến các tình trạng mắt nghiêm trọng trong tương lai, bao gồm cả mất thị lực vĩnh viễn”, Clark nói.
Năm ngoái, một phân tích về thói quen trực tuyến của 60.000 gia đình ở Anh cho thấy số lượt truy cập trang web và ứng dụng tăng hơn gấp đôi trong đại dịch với những đề xuất từ YouTube, TikTok và BBC News.
Một nghiên cứu khác đối với hơn 120.000 trẻ em Trung Quốc cho thấy tỷ lệ mắc tật cận thị ở trẻ từ 6 đến 8 tuổi tăng gấp ba lần vào năm 2020 do bị bó buộc trong nhà với bài tập trên mạng.
Mối lo ngại về sử dụng màn hình điện thoại quá nhiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ của vấn đề thị lực. Nhiều bậc cha mẹ nói rằng con họ không thể ngủ vì chúng luôn có một bộ não bị kích thích khi đi ngủ do thời gian tiếp xúc với màn hình điện thoại. Họ cũng lo lắng về ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và cảm xúc của trẻ.
Hoa Kỳ khuyến nghị không quá 2 giờ sử dụng thiết bị mỗi ngày cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Trong khi chính phủ Anh đã không ủng hộ việc đặt ra các giới hạn thời gian đối với sử dụng thiết bị công nghệ.

>>> 5 cách kiểm tra nhanh sức khỏe bản thân.
Nguồn: Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top