Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ

Từ năm 2012, LG đã tạo ra dòng sản phẩm flagship G-series của mình và chúng ta đã thấy một số sản phẩm tốt nhất của công ty trong dòng sản phẩm này, chẳng hạn như LG G3 và LG G Flex. Tuy nhiên, công ty cảm thấy rằng có chỗ cho 1 dòng sản phẩm cao cấp hơn, một thứ gì đó mô phỏng dòng S và dòng Note của đối thủ lâu năm Samsung.
Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ
Và thế là dòng LG V-series ra đời. Yếu tố đặc trưng của dòng sản phẩm này là những chiếc điện thoại bền bỉ, mạnh mẽ với công nghệ màn hình, camera và âm thanh tiên tiến. Tất cả điều này bắt đầu vào cuối năm 2015 với sự xuất hiện của LG V10.
LG V10 chắc chắn có 1 bề ngoài độc đáo. Thay vì sử dụng thiết kế "bánh kẹp" kim loại và kính bóng bẩy, LG đã chọn một mặt sau được làm từ vật liệu “Dura Skin” tương tự silicon. Nó có kết cấu khá thô nhằm tạo thêm độ bám và độ đàn hồi của vật liệu giúp chống sốc cho điện thoại.
Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ
Chưa dừng lại ở đó, các góc được đệm bằng những miếng cản silicon để hấp thụ chấn động khi rơi, trong khi khung máy (được gọi là “Dura Guard”) được làm từ thép 316L cứng cáp nhằm ngăn điện thoại bị uốn cong, có thể làm nứt kính. Mặt kính cũng cực kỳ cứng cáp với Gorilla Glass 4 hai lớp.
Tuy vậy, người dùng vẫn có thể dễ dàng tháo mặt lưng ra để thay thế pin cũng như lắp thẻ nhớ microSD cho mục đích mở rộng bộ nhớ.
Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ

Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ
Rõ ràng, LG V10 không chỉ là một chiếc flagship chắc chắn. Sự cứng cáp chỉ là một phần đặc trưng của nó. Dòng V-series không phải là những món đồ chơi dễ vỡ, phô trương. Thay vào đó, chúng là các công cụ nghiêm túc dành cho những người nghiêm túc.
Và LG V10 không thiếu đi những thiết kế sáng tạo. Có thể kể đến là màn hình. Một tấm nền LCD IPS đã được đặt tại phần trống nằm ở góc trên bên phải. Điều này đã tạo ra một thanh phím tắt chuyên dụng nằm ở trên cùng. Phần màn hình này có độ phân giải 160 x 1040 pixel cũng như trình điều khiển hiển thị và đèn nền riêng để có thể duy trì khả năng luôn bật.

Điều này khiến nó trở thành một loại thanh trạng thái khi điện thoại bị khóa và thao tác vuốt sẽ giúp bạn dễ dàng truy cập vào những thứ như tắt tiếng thông báo hay bật đèn pin. Ngoài ra, nó còn có tùy chọn “chữ ký”, cho phép bạn đặt một đoạn văn bản ngắn ở mặt trước.
Góc trên bên trái đã phải bị cắt bỏ để nhường chỗ cho 2 camera selfie. Cả 2 đều có cảm biến 5MP, nhưng một camera có ống kính 80º, trong khi cái còn lại là 120º. Nhờ đó, những bức ảnh selfie nhóm sẽ trở nên dễ dàng hơn, ngay cả khi không có gậy chụp selfie.
Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ
Phía sau thiết bị này là 1 camera 16MP với khẩu độ f/1.8, tích hợp chống rung hình ảnh quang học và khả năng lấy nét tự động bằng laser. Ứng dụng camera cung cấp các chế độ RAW và RAW+JPG, cùng với một số phần điều khiển thủ công cho ảnh và video.
Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ
Có một số tính năng khá nâng cao như đồng bộ hóa rèm sau cho đèn flash, rất hữu ích cho các cảnh tối khi chụp ảnh cận cảnh. Đối với video, bạn có thể kiểm soát tốc độ khung hình, điều chỉnh tốc độ khung hình thấp nhất là 1fps và cao nhất là 60fps (hoặc thậm chí là 120fps đối với chế độ 720p).
Cài dặt Directivity kiểm soát cách micrô ghi lại âm thanh. Chúng có thể ưu tiên những gì phía trước camera (đối tượng của bạn), phía sau camera hoặc cả 2. Thậm chí, bạn có thể sử dụng micrô Bluetooth không dây để ghi lại âm thanh và có đồng hồ đo mức để kiểm tra xem mức tăng đã được điều chỉnh đúng cách hay chưa.
Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ
LG đã tạo nên tên tuổi của riêng mình trong lĩnh vực âm thanh trên di động, và LG V10 cũng không phải là ngoại lệ. Chiếc smartphone “chết yểu” này được trang bị DAC Hi-Fi 32-bit từ ESS Technology và hỗ trợ nguyên bản cho các codec âm thanh lossless FLAC và ALAC. Dĩ nhiên, nó cũng có jack cắm tai nghe 3,5mm.
LG tặng kèm tai nghe LG Quad Beat 3 bên trong hộp V10. Nó thực sự rất đẹp và đã được AKG tinh chỉnh để có chất âm tốt. Ứng dụng nghe nhạc có sẵn nhiều preset, bao gồm 1 preset riêng cho chiếc tai nghe này.
Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ
LG V10 sở hữu màn hình chính LCD IPS 5,7 inch, độ phân giải 1440 x 2560 pixel. Màn hình này rất sáng với tỉ lệ tương phản khá cao và khả năng hiển thị màu sắc cực tốt.
Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ
Chiếc điện thoại này được trang bị SoC Snapdragon 808. Đây không phải là con chip hàng đầu của Qualcomm vào năm đó. Nhưng với việc Snapdragon 810 bị quá nhiệt, rõ ràng, LG có lý do để chọn Snapdragon 808. Các benchmark trong hầu hết các tác vụ, hiệu năng của LG V10 gần bằng với LG G Flex2, vốn sử dụng Snapdragon 810, dù GPU tệ hơn và không lý tưởng khi kết hợp với màn hình 1440p.
Chiếc điện thoại này được cài đặt sẵn Android 5.1 Lollipop với một loạt tùy chỉnh của LG. Bên cạnh những thứ như màn hình phụ và camera, LG V10 còn được trang bị khả năng đa nhiệm chia màn hình và Knock Code.
Thời đó, thiết kế đặc trưng của LG là đặt nút nguồn ở mặt sau, xung quanh cụm nút tăng giảm âm lượng. Ngay sau đó, nút nguồn được tích hợp sẵn cảm biến vân tay, nhưng Knock Code lại là mã chạm trên màn hình để mở khóa điện thoại.
Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ
LG V10 là một chiếc điện thoại độc nhất vô nhị. Nó không đẹp theo một cách truyền thống, nhưng ít nhất cũng mang tính thực tế cao. Màn hình phụ và camera selfie kép đã thêm những điều thú vị cho công thức G-series điển hình và nhiều người cũng đánh giá cao số lượng tùy chỉnh cũng như điều khiển thu công có trong phần mềm.
Nhưng LG V10 có một vấn đề "chết ngườ", giống như LG G4. Nhiều thiết bị đã bị hỏng phần cứng bên trong, gây ra tình trạng bootloop (vòng lặp khởi động) hay còn gọi là đột tử. LG cho biết, vấn đề xuất phát từ “tình trạng tiếp xúc lỏng lẻo giữa các thành phần” và hứa sẽ khắc phục. Mặc dù vậy, công ty đã bị kiện tập thể liên quan đến các vấn đề của G4, V10 và nhiều mẫu khác. Vụ kiện đã được giải quyết vào năm 2018 và các chủ sở hữu bị ảnh hưởng sẽ nhận được 425 USD tiền mặt hoặc 700 USD hoàn lại cho 1 chiếc điện thoại LG mới.
Nhớ lại LG V10: smartphone độc đáo có màn hình phụ, thiết kế chắc chắn nhưng gặp lỗi khó tha thứ
LG V30 (trái) và LG V20 (phải)
Không nản chí, LG đã trình làng V20 trong năm sau và V30 vào năm sau đó nữa. Giới công nghệ rất thích thú với 2 thế hệ này, nhưng sau đó, LG đã bắt đầu thất thế. V30S cũng như V35 không đủ khác biệt và có vẻ như LG đã hết ý tưởng cho dòng V-series.
Điều đó không có nghĩa là LG đã hết thời. Công ty đã có một vài thiết bị điên rồ trong quá trình phát triển, chẳng hạn như LG Wing hay chiếc điện thoại cuộn LG Rollable. Nhưng không một mẫu máy nào, thậm chí là cả dòng V-series được ưa chuộng, chứng tỏ được lợi nhuận đủ lớn. Thế nên, không giống như Sony, LG đã quyết định rút lui khỏi mảng kinh doanh smartphone, tạo ra nhiều sự tiếc nuối vì người dùng sẽ không còn thấy được sự đổi mới mà công ty đã từng thực hiện trên thị trường smartphone nay đã bão hòa.
Nguồn: GSM Arena
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top