thuha19051234
Pearl
Trong thế giới động vật, một quy tắc tối quan trọng là không cho phép ai nhìn thấy mình trừ khi đó là chủ động. Đối với những kẻ săn mồi thì việc không bị chú ý sẽ tăng khả năng đi săn thành công. Ngược lại, con mồi mà ngụy trang tốt thì cũng tăng khả năng sống sót. Mỗi loài lại có những cách ngụy trang tài tình mà cũng rất hiệu quả, do quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên mang lại.
Được gọi là "Chúa sơn lâm", quả không hổ danh khi những con hổ được coi là động vật săn mồi nguy hiểm nhất thế giới. Loài động vật hung dữ này đặc trưng bởi bộ lông màu cam sọc đen, chúng đã tận dụng để ngụy trang trước con mồi bị mù màu.
Các nhà khoa học đã mô tả trong một nghiên cứu vào năm 2019 rằng loài hổ biết tận dụng "sự mù màu" phổ biến ở những loài được cho là con mồi của chúng. Hươu, lợn rừng và động vật móng guốc khác là thức ăn yêu thích của hổ và trên thực tế, chúng bị mù màu xanh đỏ. Thế nên chúng gặp khó khăn trong việc phân biệt hai tông màu xanh lá cây và tông màu đỏ cam. Khi hổ ở trong đám cây rậm rạp, con mồi sẽ không thể nhận ra.
Trông giống như một chiếc bánh kếp bị mốc, nhưng thực chất đó là loài cá bơn hoa (Bothus mancus), một loài cá sống động có thể thay đổi màu sắc một cách thành thạo để phù hợp với môi trường xung quanh. Mặt lưng của cá bơn rất phẳng là được bao phủ bởi các đốm vòng màu xanh lam, giúp loài vật này hòa hợp với các hệ thống rạn san hô Ấn Độ - Thái Bình Dương mà nó sinh sống.
Những loài cá bơn nói chung ở biển cũng có thể thay đổi ngoại hình về "độ sáng và màu sắc" để phù hợp với nơi sinh sống của nó, hoặc thậm chí nó có thể vùi mình trong cát nhìn vô hình như chúng không có ở đó. Khả năng này vừa giúp chúng tránh những kẻ săn mồi dưới biển, vừa có thể "phục kích" để săn những con mồi như tôm, giun.
Chi côn trùng (Phasmatodea) còn được gọi là côn trùng dính, loài động vật không xương sống biết bắt chước ngụy trang giống như một chiếc lá cây. Thân thể chúng rất dài và mảnh mai, và chúng đã biết tận dụng điều này cùng với màu sắc bên ngoài như màu nâu lốm đốm hoặc màu xanh lá cây, vì thế bạn sẽ không phân biệt được đâu là lá cây hay cành cây, và đâu là một con bọ thực sự.
Nhiều loài động vật có sự tương phản giữa màu sắc của phần lưng và phần bụng, trong khi màu sắc của động vật tối hơn ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới của cơ thể. Chúng đã biết tận dụng đặc điểm này để biến thành kiểu ngụy trang phổ biến nhất trong giới động vật.
Điều này cho phép những động vật màu xám hòa vào những tảng đá của sườn núi mà chúng sinh sống. Loài cá mập trắng khổng lồ cũng có những "chiến lược" ngụy trang tương tự. Nếu nhìn từ trên cao xuống, chúng sẽ hòa mình vào độ sâu tối tăm của đại dương, còn từ bên dưới, ánh sáng bên dưới của chúng hòa quyện với ánh sáng mặt trời chiếu qua mặt nước.
Bạch tuộc ẩn mình trong môi trường xung quanh bằng cách sử dụng tế bào sắc tố trên cơ thể chúng, các tế bào này có thể thay đổi sắc tố một cách linh hoạt — để phù hợp với màu sắc của đáy biển, hệ thống rạn san hô và thậm chí cả các loài động vật khác. Ngoài ra, loài bạch tuộc cũng có thể thay đổi kích thước và hình dạng của những phản chiếu trên da, cho phép chúng tái tạo kết cấu và trông giống như đáy cát của đại dương hay san hô gập ghềnh. Đặc biệt hơn, những con bạch tuộc này có thể biến mất nhanh chóng sau khi đã thải ra một làn khói mờ từ một cái lỗ được sử dụng để đẩy, hô hấp và bài tiết của chúng.
Loài rồng biển thân lá dường như thách thức mọi thứ trong tự nhiên với khả năng ngụy trang thiên tài, cho phép chúng trà trộn vào bất cứ thứ gì chúng bám vào. Thân thể đầy lá của chúng nhìn rất khó phân biệt với những thảm thực vật dưới biển, ngay cả khi ở trong một bể cá, chúng cũng có thể không nhận ra chúng. Các loài cá ngựa và kỳ đà cũng là những loài động vật biển có cách ngụy trang tương tự.
Loài giáp xác biển che dấu bản thân mình bằng cách trở nên trong suốt vô hình dưới đáy đại dương. Chẳng hạn như loài Cystisoma có thể nhìn xuyên qua ở độ sâu từ khoảng 92 mét đến hơn 300 mét, nơi ánh sáng mặt trời vẫn có thể xuyên qua nước. Theo các nhà khoa học, ở những vùng sâu hơn, tối hơn của đại dương, các loài động vật có xu hướng có màu đỏ hoặc đen. Khi nghiên cứu cận cảnh Cystisoma họ phát hiện ra những cấu trúc trông giống như vi khuẩn trên vỏ con vật, làm giảm sự phản xạ ánh sáng, khiến con vật trở nên trong suốt hơn.
>>> Cóc mía ăn thịt đồng loại.
Nguồn Gizmodo
1. Hổ dùng màu lông để dụ những con mồi bị mù màu
Các nhà khoa học đã mô tả trong một nghiên cứu vào năm 2019 rằng loài hổ biết tận dụng "sự mù màu" phổ biến ở những loài được cho là con mồi của chúng. Hươu, lợn rừng và động vật móng guốc khác là thức ăn yêu thích của hổ và trên thực tế, chúng bị mù màu xanh đỏ. Thế nên chúng gặp khó khăn trong việc phân biệt hai tông màu xanh lá cây và tông màu đỏ cam. Khi hổ ở trong đám cây rậm rạp, con mồi sẽ không thể nhận ra.
2. Cá bơn thay đổi màu sắc, hòa mình vào tự nhiên
Những loài cá bơn nói chung ở biển cũng có thể thay đổi ngoại hình về "độ sáng và màu sắc" để phù hợp với nơi sinh sống của nó, hoặc thậm chí nó có thể vùi mình trong cát nhìn vô hình như chúng không có ở đó. Khả năng này vừa giúp chúng tránh những kẻ săn mồi dưới biển, vừa có thể "phục kích" để săn những con mồi như tôm, giun.
3. Côn trùng ngụy trang thành thực vật
4. Sức mạnh của sự phản ứng giữa các màu sắc
Điều này cho phép những động vật màu xám hòa vào những tảng đá của sườn núi mà chúng sinh sống. Loài cá mập trắng khổng lồ cũng có những "chiến lược" ngụy trang tương tự. Nếu nhìn từ trên cao xuống, chúng sẽ hòa mình vào độ sâu tối tăm của đại dương, còn từ bên dưới, ánh sáng bên dưới của chúng hòa quyện với ánh sáng mặt trời chiếu qua mặt nước.
5. Bạch tuộc đổi màu cơ thể
6. Rồng biển ngụy trang siêu đẳng
7. Những con ma trong đại dương
>>> Cóc mía ăn thịt đồng loại.
Nguồn Gizmodo