Những "bệnh nhân" đặc biệt trong trung tâm điều trị New Zealand

Ngổ ngáo, cứng rắn và hung ác: đó là những từ mà những người chăm sóc dùng để miêu tả một cách "trìu mến" về những con chim cánh cụt mắt vàng. Họ cho biết rằng loài chim này không hề dễ thương và đáng yêu như vẻ ngoài của chúng, những con chim "đanh đá" này có thể cho bạn một cái tát như trời giáng bất cứ lúc nào.
Người dân địa phương gọi loài chim này là hoiho, có nghĩa là "kẻ gây tiếng ồn" trong tiếng Maori, chim cánh cụt mắt vàng là loài lớn nhất trong số các loài chim cánh cụt sống và sinh sản trên đất liền của New Zealand. Tuy nhiên, số lượng loài chim này đã giảm đáng kể trong 30 năm qua do các mối đe dọa ngày càng tăng từ các loài động vật ăn thịt, hậu quả của biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, chúng ta đã mất khoảng 3/4 dân số của loài này.

Những con chim còn lại được tập hợp trong trung tâm bảo tồn

Với ước tính khoảng 3.000 cá thể trưởng thành còn lại trong tự nhiên, nó là một trong những loài chim cánh cụt có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Hiện tại các nhà bảo tồn đang tập hợp chúng lại để cứu chúng. Penguin Place là một trung tâm như vật, nơi để hoiho nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe và ở gần đó, Bệnh viện Động vật Hoang dã, Dunedin điều trị những cá thể bị thương và bệnh tật nghiêm trọng.
Những thiên đường của loài chim cánh cụt này đang chạy đua với đồng hồ để cứu dân số đang suy giảm nhanh chóng, và dành cho những "kẻ gây tiếng ồn" một cơ hội chiến đấu để sinh tồn.

Những bệnh nhân đặc biệt trong trung tâm điều trị New Zealand
Trong khi Penguin Place là nơi trú ẩn cho tất cả các loài chim ốm và chết đói, bao gồm cả các loài chim cánh cụt khác, hoiho chiếm phần lớn số bệnh nhân ở đây. Trung tâm này được thành lập vào năm 1985, khi người nông dân địa phương Howard McGrouther rào khoảng 150 mẫu đất để tạo ra khu bảo tồn cho 8 cặp chim cánh cụt mắt vàng sinh sản và làm tổ. McGrouther "thiết lập trung tâm phục hồi", bắt đầu trồng lại những cây bản địa trước đây đã bị khai phá để làm nông nghiệp. Van Zanten là một trong những người bắt đầu làm việc tại trung tâm với tư cách là một lao động, cắt cỏ và bảo trì, và hiện đang giám sát các hoạt động. Ông cho biết trung tâm được tài trợ hoàn toàn từ hoạt động du lịch cho đến khi đại dịch Covid-19 phải đóng cửa và được chính phủ cấp vốn thông qua bộ phận bảo tồn.
Chết đói là một vấn đề lớn đối với hoiho, với khoảng 80% số chim cánh cụt đến trung tâm bị thiếu cân. Đánh bắt thương mại cũng dẫn đến sự suy giảm của các loài cá nhỏ và các loài mực vốn là thức ăn cho loài chim này, từ đó khiến chúng trở nên chết dần vì đói. Ngoài ra, nhiệt độ nước biển dao động do biến đổi khí hậu đã làm thay đổi sự phân bố của con mồi cũng là một nguyên nhân.
Các vấn đề về môi trường khác, chẳng hạn như tảo độc nở hoa và ô nhiễm nguồn nước đã gây áp lực lên môi trường sống của hoiho, và nhiệt độ tăng trên đất liền đang đe dọa nhiều hơn đến loài chim " béo và nhiều lông " này. Loài cánh cụt mặt vàng thích sự mát mẻ nhưng với nhiệt độ ngày càng tăng, chung sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn để thích nghi.

Căn bệnh bí ẩn

Ngoài nạn đói, nhiều người đến Penguin Place với bệnh tật và thương tích, chúng sẽ được chuyển đến Bệnh viện Động vật Hoang dã, Dunedin. Với môi trường sống trên cạn, hoiho bị săn bắt bởi các động vật có vú bao gồm chó, cò và cáo, có thể khiến chúng bị thương nặng, trong khi ở dưới nước, loài cá mập và barracouta , một loài cá săn mồi với hàm răng sắc như dao cạo, thường gây ra "những vết thương kinh hoàng" cho những con chim này.
Hoiho cũng mắc nhiều bệnh khác nhau, bao gồm bệnh sốt rét ở gia cầm và viêm da, bệnh viện có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, bệnh bạch cầu ở gia cầm đã tàn phá quần thể hoiho trong 20 năm qua: nó gây ra các vết thương, tương tự như vết loét, trong miệng chim và khiến chúng khó ăn, cuối cùng dẫn đến chết đói.

Những bệnh nhân đặc biệt trong trung tâm điều trị New Zealand
Những con chim tại trung tâm bảo tồn đang được điều trị
Và hiện tại, có một căn bệnh mới bị ẩn đang ảnh hưởng đến những con hoiho non, thường được các bác sĩ gọi là bệnh "phổi đỏ". Các trường hợp bắt đầu xuất hiện cách đây 5 năm nhưng" đã có sự gia tăng đáng kể trong hai năm qua. Bệnh cũng không lây nhiễm, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực để xác định nguyên nhân. Những con chim non đến bệnh viện đã bị ốm yếu vì căn bệnh bí ẩ, mặc dù rất khó cứu chữa nhưng các bác sĩ đã tìm ra một giải pháp: nuôi dưỡng chim non tại bệnh viện.
Bác sĩ Argilla nói rằng nếu chúng ta mắc bệnh ở một độ tuổi nhất định, khi chúng còn ở giai đoạn mới chớm, hoàn toàn có thể ngăn chặn chúng. Chim non được lấy ra khỏi tổ ngay sau khi nở, và được đoàn tụ với bố mẹ trong tự nhiên sau 10 đến 14 ngày. Đối với những con chim bị bệnh và bị thương, Bệnh viện Động vật Hoang dã sẽ gửi chúng đến Penguin Place sau khi điều trị, nơi chúng sẽ hồi phục trước khi thả về tự nhiên. Các bác sĩ cho biết những gì họ đang làm thực sự tạo ra sự khác biệt.

Những tia hy vọng trở lại với loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng

Trở lại Penguin Place, hoiho được giữ trong những chiếc hộp nhỏ với đá, khối gỗ và nơi trú ẩn. Chúng được đưa vào một chương trình cho ăn chuyên sâu để vỗ béo trước khi thả và cho cá ăn hai lần một ngày. Hầu hết các loài chim đều ở trong trung tâm khoảng hai tuần trước khi chúng được thả vào khu bảo tồn, nơi chúng có thể giao phối và làm tổ. Hoiho là loài chim cánh cụt sống đơn độc duy nhất trên thế giới, chúng là loài phản xã hội và không thích làm tổ trong tầm nhìn của "hàng xóm". Chúng thậm chí có thể bỏ trứng nếu phát hiện ra một con chim cánh cụt khác gần đó. Để giúp chúng cảm thấy an tâm hơn, Penguin Place có những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ khung chữ A rải rác khắp khu bảo tồn, ẩn mình dưới bóng cây và bụi rậm gần bãi biển.
Những bệnh nhân đặc biệt trong trung tâm điều trị New Zealand
Chúng được vỗ béo sau thời gian đói ăn
Mặc dì luôn có những rủi ro khi đưa động vật rời khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng. McInnes nói rằng cần phải có một cách tiếp cận thực hành để bảo tồn. Nếu chúng ta không can thiệp, một số lượng lớn những con chim nhỏ sẽ chết. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp từ con người, sẽ có sự gia tăng các cặp sinh sản quay trở lại bãi biển trong một hoặc hai năm tới.
Van Zanten lạc quan rằng loài này có thể phục hồi trở lại. Penguin Place tự hào về tỷ lệ thành công cực kỳ cao: hơn 95% trong số 200 đến 300 con chim đến trung tâm mỗi năm được thả về tự nhiên. Vào năm ngoái trung tâm đã đạt được thành tích cá nhân tốt nhất, với 99% số chim được thả, mang lại hy vọng cho loài chim đang bị đe dọa nghiêm trọng này. Công việc của các nhân viên bảo tồn đang làm thực sự quan trọng đối với những con chim đặc biệt này và sự tồn tại của chúng trên đất liền.


>>> Tại sao chuột đực lại sợ chuối?
Nguồn CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top