cpsmartyboy
Pearl
Cùng ngắm nhìn những bức ảnh ấn tượng về các hành tinh được chụp từ kính viễn vọng Hubble.
Hàng năm, kính viễn vọng không gian Hubble thực hiện một chuyến du ngoạn quanh các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời để kiểm tra bầu khí quyển hỗn loạn của chúng và tìm kiếm những thay đổi về thời tiết, bão, mây và màu sắc. Hình ảnh sau khi được thu thập sẽ được gửi về Trái Đất.
Các cảnh quay của năm nay đã được thực hiện và tiết lộ một số điều bất ngờ.
Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương là những hành tinh khổng lồ ẩn náu ở rìa của Hệ Mặt Trời. Chúng giống như những quả bóng lớn chứa khí và băng, màu sắc và hoa văn trên bề mặt của chúng liên tục thay đổi theo những cách mà con người khó có thể hiểu hết được.
Vì vậy hàng năm Hubble thường chụp những khoảnh khắc mới về các hành tinh này. Những bức ảnh nằm một phần trong chương trình Di sản Khí quyển Hành tinh Ngoài (OPAL) và cung cấp dữ liệu theo dõi theo thời gian. NASA hiện đã công bố các hình ảnh mới nhất chụp trong năm 2021. Ảnh được chụp vào tháng 9 và tháng 10. Kết quả cho thấy một số thay đổi thú vị kể từ những bức ảnh chụp từ năm ngoái.
Như thường lệ, đặc điểm nổi bật nhất của Sao Mộc là những vết đỏ lớn, một cơn bão lớn hơn Trái đất đã hoành hành trong nhiều thế kỷ. Nhưng điều thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học là dải màu cam đậm xung quanh đường xích đạo, bình thường có màu trắng đục nhưng trong vài năm gần đây đã trở nên tối hơn. Nhóm nghiên cứu từng dự đoán rằng nó sẽ mờ dần và chuyển sang màu trắng tại thời điểm này nhưng nó hiện có xu hướng rung lắc mạnh mẽ hơn.
Sao Mộc
Phía bắc khu vực đó, một số cơn bão đang hình thành và có thể nhìn thấy dưới dạng những chấm đỏ đậm trong một dải mây nhạt. Nhóm nghiên cho biết, các cấu trúc đám mây từ sâu bên trong hành tinh có thể nhìn thấy tại những điểm này.
Trên sao Thổ, cơn bão hình lục giác khổng lồ ở cực bắc một lần nữa lại xuất hiện dù khó phát hiện thấy trong bức ảnh chụp vào năm 2020. Khi mùa thu xuống ở bán cầu bắc của hành tinh, màu sắc sẽ thay đổi nhanh chóng với các dải rõ ràng bao quanh các đám mây khí.
Sao Thổ
Bán cầu nam đang là mùa đông và có thể nhìn thấy dưới dạng một vùng màu xanh lam nhạt ló ra từ bên dưới các vành đai.
Sao Thiên Vương là một viên bi kỳ diệu với một nắp màu trắng sáng ở cực bắc và một vòng màu xanh lam sắc nét xung quanh ở giữa. Hiệu ứng kỳ lạ trên dường như do bức xạ tia cực tím tăng lên từ ánh sáng mặt trời khi bán cầu bắc đang vào giai đoạn mùa xuân nhưng các nhà thiên văn học không chắc liệu điều đó có làm thay đổi độ mờ do khí mêtan trong khí quyển gây ra không.
Sao Thiên Vương
Biên giới giữa các vùng xanh lam và trắng đã duy trì ổn định ở vĩ độ 43 độ trong một vài năm, điều này khiến nhiều người liên tưởng đến một dòng khí mạnh đã hình thành ở đó.
Và điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến du lịch vĩ đại là sao Hải Vương. Thời tiết năm nay cho thấy bầu trời trong xanh với rất ít mây trắng. Tuy nhiên có một cơn bão lớn có thể nhìn thấy khá rõ ở bán cầu bắc và nằm ở phía trên bên trái của hình ảnh.
Sao Hải Vương
Được phát hiện vào năm 2018, cơn bão này đã di chuyển về phía đường xích đạo cách đây vài năm trước, tuy nhiên nó đã đảo ngược hướng đi. Một vòng tròn tối khác có thể nhìn thấy ở xung quanh cực nam của hành tinh.
Nguồn: Newatlas
Các cảnh quay của năm nay đã được thực hiện và tiết lộ một số điều bất ngờ.
Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương là những hành tinh khổng lồ ẩn náu ở rìa của Hệ Mặt Trời. Chúng giống như những quả bóng lớn chứa khí và băng, màu sắc và hoa văn trên bề mặt của chúng liên tục thay đổi theo những cách mà con người khó có thể hiểu hết được.
Vì vậy hàng năm Hubble thường chụp những khoảnh khắc mới về các hành tinh này. Những bức ảnh nằm một phần trong chương trình Di sản Khí quyển Hành tinh Ngoài (OPAL) và cung cấp dữ liệu theo dõi theo thời gian. NASA hiện đã công bố các hình ảnh mới nhất chụp trong năm 2021. Ảnh được chụp vào tháng 9 và tháng 10. Kết quả cho thấy một số thay đổi thú vị kể từ những bức ảnh chụp từ năm ngoái.
Như thường lệ, đặc điểm nổi bật nhất của Sao Mộc là những vết đỏ lớn, một cơn bão lớn hơn Trái đất đã hoành hành trong nhiều thế kỷ. Nhưng điều thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học là dải màu cam đậm xung quanh đường xích đạo, bình thường có màu trắng đục nhưng trong vài năm gần đây đã trở nên tối hơn. Nhóm nghiên cứu từng dự đoán rằng nó sẽ mờ dần và chuyển sang màu trắng tại thời điểm này nhưng nó hiện có xu hướng rung lắc mạnh mẽ hơn.
Phía bắc khu vực đó, một số cơn bão đang hình thành và có thể nhìn thấy dưới dạng những chấm đỏ đậm trong một dải mây nhạt. Nhóm nghiên cho biết, các cấu trúc đám mây từ sâu bên trong hành tinh có thể nhìn thấy tại những điểm này.
Trên sao Thổ, cơn bão hình lục giác khổng lồ ở cực bắc một lần nữa lại xuất hiện dù khó phát hiện thấy trong bức ảnh chụp vào năm 2020. Khi mùa thu xuống ở bán cầu bắc của hành tinh, màu sắc sẽ thay đổi nhanh chóng với các dải rõ ràng bao quanh các đám mây khí.
Bán cầu nam đang là mùa đông và có thể nhìn thấy dưới dạng một vùng màu xanh lam nhạt ló ra từ bên dưới các vành đai.
Sao Thiên Vương là một viên bi kỳ diệu với một nắp màu trắng sáng ở cực bắc và một vòng màu xanh lam sắc nét xung quanh ở giữa. Hiệu ứng kỳ lạ trên dường như do bức xạ tia cực tím tăng lên từ ánh sáng mặt trời khi bán cầu bắc đang vào giai đoạn mùa xuân nhưng các nhà thiên văn học không chắc liệu điều đó có làm thay đổi độ mờ do khí mêtan trong khí quyển gây ra không.
Biên giới giữa các vùng xanh lam và trắng đã duy trì ổn định ở vĩ độ 43 độ trong một vài năm, điều này khiến nhiều người liên tưởng đến một dòng khí mạnh đã hình thành ở đó.
Và điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến du lịch vĩ đại là sao Hải Vương. Thời tiết năm nay cho thấy bầu trời trong xanh với rất ít mây trắng. Tuy nhiên có một cơn bão lớn có thể nhìn thấy khá rõ ở bán cầu bắc và nằm ở phía trên bên trái của hình ảnh.
Được phát hiện vào năm 2018, cơn bão này đã di chuyển về phía đường xích đạo cách đây vài năm trước, tuy nhiên nó đã đảo ngược hướng đi. Một vòng tròn tối khác có thể nhìn thấy ở xung quanh cực nam của hành tinh.
Nguồn: Newatlas