Những cái tên sẽ kiếm bộn tiền từ sự bùng nổ của làn sóng anime trên toàn cầu

Hail the Judge

Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Marvel và DC hãy dè chừng! Vũ trụ giải trí bom tấn tiếp theo có thể không còn là sân chơi riêng của siêu anh hùng Hollywood nữa, mà chuyến đến xứ sở mặt trời mọc - Nhật Bản. Không chỉ xe hơi hay điện tử, anime đang dần khẳng định vị thế là ngành xuất khẩu chủ lực tiếp theo của Nhật Bản. Từng là một dòng sản phẩm giải trí kén người xem, anime giờ đây đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, hứa hẹn mang đến những khoản lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư.

Theo Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản, trong giai đoạn từ 2012 đến 2022, thị trường anime toàn cầu gồm cả hàng hóa ăn theo đã tăng trưởng ngoạn mục, đạt mốc 2,9 nghìn tỷ Yên tương đương hơn 20 tỷ USD. Đáng chú ý, động lực chính cho sự tăng trưởng thần tốc này đến từ thị trường nước ngoài. Nếu như cách đây một thập kỷ, quốc tế chỉ chiếm khoảng 18% tổng doanh thu thì đến năm 2022, con số này đã tăng vọt lên gần 50%.

1729526733677.png


Các ông lớn trong lĩnh vực streaming như Netflix đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng to lớn của anime. "One Piece" phiên bản live-action chuyển thể từ bộ truyện ăn khách cùng tên đã trở thành "át chủ bài" của Netflix trong nửa cuối 2023. Thống kê của Jefferies cho thấy, lượng người xem anime trên Netflix đã tăng trưởng ấn tượng 14% so với nửa đầu năm, trái ngược với mức giảm 4% chung của toàn nền tảng. Rõ ràng, các nền tảng streaming sẽ không bỏ lỡ cơ hội khai thác "mỏ vàng" anime để thu hút khán giả toàn cầu.

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, anime và manga đã tạo ra vô số nhân vật và thương hiệu đình đám, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, tiêu biểu Pokémon hay Son Goku. Và có vẻ làn sóng anime đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thị trường anime tại Bắc Mỹ, theo thống kê của Jefferies, đã tăng trưởng vượt bậc từ 1,6 tỷ USD năm 2018 lên đến 4 tỷ USD trong năm nay. Châu Á, vốn đã là thị trường màu mỡ của anime, dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh đặc biệt ở Trung Quốc. Các nền tảng streaming hàng đầu Trung Quốc như Bilibili cũng ghi nhận lượng người xem anime khổng lồ.

game center in Tokyo featuring anime theme New York Times.jpeg

Hàng hóa ăn theo luôn là "mỏ vàng" khổng lồ của ngành công nghiệp anime/manga

Không chỉ dừng lại ở streaming, kinh doanh hàng hóa ăn theo thậm chí còn mang đến những khoản lợi nhuận khổng lồ hơn. Sanrio, công ty sở hữu những nhân vật biểu tượng như Hello Kitty, đã công bố mức lợi nhuận kỷ lục, còn giá cổ phiếu của họ tăng gần 6 lần trong vòng 5 năm qua.

Sony được dự đoán là một trong những cái tên hưởng lợi nhiều nhất từ làn sóng bùng nổ này. Tập đoàn Nhật Bản đang sở hữu Crunchyroll, nền tảng streaming anime với 15 triệu người đăng ký. Điều này hoàn toàn trái ngược với chiến lược kinh doanh nội dung trực tuyến của riêng Sony Pictures . Với các tác phẩm như "The Boys" hay "The Last of Us", thay vì trực tiếp phát trực tuyến, hãng phim lại chọn đóng vai trò như 1 “tay buôn vũ khí” cung cấp nội dung cho các nền tảng như HBO, Netflix và Amazon. Chiến lược này cho phép Sony hưởng lợi trực tiếp từ sự bùng nổ của anime mà không phải cạnh tranh với chính những khách hàng của mình.

Hơn nữa, anime còn có khả năng kết hợp với hoạt động kinh doanh khác trong tập đoàn, đặc biệt là âm nhạc và trò chơi điện tử. "Fate/Grand Order""Demon Slayer" là 2 minh chứng rõ nét cho tiềm năng này khi được Aniplex đầu tư dài hạn, sản xuất và phát hành cả phiên bản video game lẫn chuyển thể anime. Đồng thời, các nghệ sĩ thuộc Sony Music, hãng thu âm lớn nhất Nhật Bản, cũng là người trình bày bài hát chủ đề trong những anime này, lại mang về thêm 1 nguồn thu nữa từ đĩa CD và streaming nhạc cho công ty.

IR 2023 31.png

Công ty con Sony là Aniplex đứng sau nhiều dự án chuyển thể anime và video game của 2 thương hiệu lớn trong ngành là "Fate/Grand Order" và "Demon Slayer"

Một cái tên khác cũng được dự đoán gặt hái nhiều thành công từ làn sóng anime là Toei, hãng sở hữu bản quyền những bộ anime shounen đình đám như “One Piece”“Dragon Ball”. Bên cạnh việc trực tiếp sản xuất anime, nguồn thu chính của Toei ở thị trường nước ngoài còn đến từ cấp phép bản quyền hàng loạt thương hiệu anime nổi tiếng đang nắm giữ. Trong năm tài chính gần nhất (kết thúc vào tháng 3/2023), doanh thu từ thị trường nước ngoài đã đóng góp hơn một nửa tổng doanh thu của Toei Animation. Mới đây, Netflix đã bật đèn xanh cho dự án live-action “One Piece” mùa 2, lẫn tiến hành remake bản anime hợp tác cùng công ty. Kể từ cuối năm 2019 đến nay, cổ phiếu của họ đã tăng vọt gần gấp 3 lần.

Làn sóng anime không chỉ mang đến những làn gió mới đầy sôi động cho thị trường giải trí toàn cầu, mà còn mở ra cơ hội đầu tư đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nhạy bén. Netflix, Sony (sở hữu Crunchyroll và Aniplex), Toei chỉ là 3 cái tên tiêu biểu nhất, còn rất nhiều công ty Nhật Bản khác như Toho, Shueisha, Kadokawa, Bandai Namco, Capcom,... cũng sẽ kiếm bộn nhờ sự bùng nổ mạnh mẽ của anime. Họ đều là những công ty xuất bản và sản xuất lớn, "ăn sâu bén rễ" trong ngành từ lâu.

Mới đây, Toho đã mua lại công ty phân phối anime ở Mỹ là GKids nhằm vươn "vòi bạch tuộc" ra thị trường phương Tây, báo hiệu 1 sự thay đổi lớn trong chiến lược kinh doanh anime khi không chỉ tập trung vào nội địa nữa.

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top