Những chuyên ngành “đầy triển vọng” nếu bạn muốn theo đuổi công nghệ thông tin

Bạn muốn theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng vẫn còn đang mông lung về chuyên ngành học. Hãy cùng mình giải đáp và tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan ngành công nghệ thông tin​

Công nghệ thông tin trong tiếng anh còn được gọi là Information Technology, hay IT. Đây được xem là một trong những ngành thiên về khoa học kỹ thuật, sử dụng máy tính chuyên nghiệp cùng hệ thống mạng internet để thực hiện các công việc như thu thập, bảo vệ, xử lý, trao đổi và lưu trữ các dữ liệu, thông tin mạng.

cong-nghe-thong-tin-hiu-1.jpg

2. Nên học ngành nào của công nghệ thông tin?​

Công nghệ phần mềm​

Công nghệ phần mềm hay còn gọi là kỹ thuật phần mềm. Đây là chuyên ngành đào tạo những môn học để cung cấp những kiến thức về thử nghiệm, phát triển phần mềm, kiểm tra và vận hành, phát hiện và khắc phục lỗi cho các phần mềm máy tính, thiết bị di động,...

cntt.jpg


Sinh viên tốt nghiệp và sau khi ra trường với tấm bằng chuyên ngành kỹ thuật phần mềm có thể tham khảo danh sách các vị trí việc làm dành cho sinh viên cử nhân ngành Công nghệ phần mềm:
- Nhân viên IT
- Nhân viên bảo trì phần mềm
- Lập trình viên: Lập trình viên web, lập trình viên game, ứng dụng…
- Kỹ sư hệ thống
- Tester (nhân viên kiểm thử phần mềm)...

Khoa học máy tính​

Khoa học máy tính được xem là chuyên ngành được nhiều người lựa chọn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây thường là chuyên ngành chỉ có ở đào tạo cho sinh viên đại học và sau đại học.

nganh-cntt-1-1.jpg


Những kiến thức về ngôn ngữ lập trình, cấu trúc máy tính, hệ điều hành,... sẽ được đào tạo đầy đủ về cả lý thuyết và thực hành cho sinh viên. Tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên sẽ vô cùng rộng mở với các vị trí dưới đây:
- Lập trình viên Web
- Lập trình viên Android, iOS
- Nhân viên IT.
- Nghiên cứu, giảng dạy.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu.

Kỹ thuật máy tính​

Kỹ thuật máy tính được xem là một chuyên ngành khá thú vị trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với chuyên ngành này, các kiến thức về kỹ thuật phần mềm và phần cứng, thiết kế cơ sở hạ tầng thông tin, thiết kế hệ thống mạch điện đơn giản đến những bộ vi xử lý phức tạp, an toàn dữ liệu đều sẽ được nhà trường đào tạo đầy đủ.

unnamed.jpg


Dưới đây là danh sách các vị trí việc làm dành cho sinh viên cử nhân ngành kỹ thuật máy tính tham khảo:
- Kỹ sư thiết kế.
- Kỹ thuật viên.
- Kỹ sư lập trình ứng dụng.
- Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng.
- Kỹ sư quản trị hệ thống máy tính.

Trí tuệ nhân tạo và Robotics​

Mặc dù chuyên ngành trí tuệ nhân tạo và Robotics ở Việt Nam chưa được phát triển mạnh như ở nhiều quốc gia sở hữu nền khoa học kỹ thuật hiện đại khác, nhưng nếu được lựa chọn thì chuyên ngành nào robotics và trí tuệ nhân tạo là một chuyên ngành tiềm năng đáng để cân nhắc.

du-hoc-singapore-nganh-it-truong-nao.jpg


Chương trình đào tạo của chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên những kỹ năng chuyên môn cũng như kiến thức để áp dụng chế tạo ra máy móc tự động hóa phục vụ nhiều khía cạnh trong cuộc sống của con người.
Dưới đây là những vị trí làm việc mà một sinh viên theo học ngành này có thể có cơ hội thử sức:
- Chuyên viên phát triển ứng dụng AI vào các phần mềm.
- Chuyên viên về mảng Big Data
- Chuyên gia nghiên cứu AI...

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu​

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là một chuyên ngành nhỏ của công nghệ thông tin mà các bạn sinh viên có thể theo đuổi. Chương trình đào tạo của chuyên ngành sẽ cung cấp cho sinh viên khả năng thiết kế, xây dựng, cũng như quản trị hệ thống mạng máy tính.

rQJsEvXriP6gIugtyZrVEFQvsckWrBLX0w6Mizxc.jpg


Dưới đây là những vị trí việc làm có thể ứng tuyển của ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là:
- Kỹ sư mạng máy tính.
- Nhân viên quản trị mạng.
- Kỹ sư hệ thống

An toàn thông tin​

Để trả lời câu hỏi nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin thì chuyên ngành an toàn thông tin hay còn gọi là an ninh mạng là một chuyên ngành rất đáng để các bạn sinh viên có thể theo học.
An ninh mạng được xem là chuyên ngành có cơ hội thăng tiến trong công việc cũng như mức thu nhập có thể xem là hấp dẫn. Công việc chính của các nhân viên an toàn thông tin là phân tích dữ liệu, phòng ngừa và bảo vệ hệ thống thông tin mạng, cũng như chống lại sự xâm nhập của các tin tặc và hacker.
Dưới đây là những vị trí làm việc mà một cử nhân ngành an ninh mạng có thể tham khảo:
- Chuyên viên an toàn thông tin.
- Kỹ sư an ninh mạng.
- Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu.
- Chuyên viên quản trị an ninh mạng.
- Chuyên viên điều tra tội phạm mạng.
- Lập trình viên ứng dụng, website, phần mềm.

Hệ thống quản lý thông tin​

Hệ thống quản lý thông tin là chuyên ngành chủ yếu đào tạo các kiến thức, kỹ năng về xử lý, thu thập, phân phối, lưu trữ thông tin và dữ liệu. Mục đích của ngành này là tìm ra phương pháp quản lý cho các lĩnh vực kinh doanh, chính trị và xã hội.

1_chung_chi_cong_nghe_thong_tin_55144b2891.png


Đây là một chuyên ngành có sức hấp dẫn không hề nhỏ. Dưới đây là những vị trí làm việc mà một cử nhân ngành hệ thống quản lý thông tin có thể tham khảo :
- Nhân viên Quản trị Mạng
- Quản trị viên hệ thống thông tin
- Kỹ sư hệ thống
- Chuyên viên phân tích dữ liệu

Big Data và Machine Learning​

Chuyên ngành Big Data và Machine Learning chuyên đào tạo khả năng giải thuật cao cấp, khái quát dữ liệu. hiện nay, sinh viên cử nhân chuyên ngành Big Data và Machine Learning có cơ hội làm việc hết sức rộng mở.
Dưới đây là những vị trí mà sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể tham khảo:
- Nhân viên phân tích dữ liệu
- Nhân viên quảng cáo trực tuyến
- Nhân viên phần mềm tại các công ty
Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin không ngừng phát triển liên tục, nhu cầu nhân lực cho chuyên ngành này tại Việt Nam được dự đoán sẽ liên tục tăng trong vòng thời gian tới. Dù theo học chuyên ngành nào của lĩnh vực này, sinh viên cần có đam mê và sự cố gắng trau dồi về mặt kiến thức của như kỹ năng về máy tính.


#côngnghệthôngtin #chọnngành
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top