Những dấu hiệu cảnh báo sớm lốp xe sắp hỏng

Lốp xe đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn khi vận hành. Là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, chúng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng lên khả năng xử lý cũng như phanh của xe, cũng như độ an toàn nói chung.
Có một số bước đơn giản mà bạn có thể, và nên, thực hiện để đảm bảo lốp xe luôn trong điều kiện tối ưu. Kiểm tra và bơm hơi là hai điều cần chú ý nhất. Việc kiểm tra định kỳ lốp xe trên thực tế rất nhanh chóng, dễ dàng, và đáng để bạn bỏ ra thời gian quý báu của mình.

Lưu ý những dấu hiệu sự cố
Hãy kiểm tra lốp hàng tuần. Chỉ mất vài phút để đi một vòng quanh xe và quan sát những dấu hiệu có khả năng gây ra sự cố. Nếu thấy bất kỳ tình trạng nào như dưới đây, bạn nên đưa xe tới cửa hàng để thợ xem xét và thay thế lốp nếu cần thiết:
-
Vết nứt hay vết cắt ở thành lốp
-
Lốp mòn không đều. Nguyên nhân của điều này là do bơm lốp không đúng cách, căn chỉnh lốp bị lệch, lốp bị hư hại, hoặc có vấn đề với bộ phận giảm sốc.
- Mặt lốp bị mòn quá mức. Hầu hết lốp ô tô hiện nay đều có vạch báo mòn khắc trên bề mặt lốp, cho biết độ sâu rãnh lốp tối thiểu được phép là 2/32-inch. Khi lốp mòn đến những vạch đó, đã đến lúc thay lốp mới. Ngoài ra, tại các cửa hàng phụ kiện ô tô hay các cửa hàng lốp đều có bán dụng cụ để đo mức mòn của lốp.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm lốp xe sắp hỏng
- Lốp bị phồng. Nếu bạn thấy thành lốp có một “khối u” phồng lên, thay lốp ngay. Những vết phồng đó báo hiệu một số vị trí bên trong lốp đã bị yếu đi, có thể khiến lốp bị nổ hoặc xì hơi.
- Lốp rung lắc mạnh. Lốp bị rung có thể là dấu hiệu cho thấy nó được lắp không cân, hoặc bị cong. Đó cũng có thể là cảnh báo cho thấy hư hỏng bên trong lốp hoặc một vấn đề nào đó với bộ phận giảm sốc. Đừng bao giờ coi thường lỗi rung lắc: hãy mang xe đi bảo dưỡng ngay.
Lốp thiếu hơi
Khảo sát cho thấy nhiều xe ô tô chạy trên đường có một hoặc nhiều lốp bị thiếu hơi so với các lốp còn lại. Một phần của vấn đề nằm ở chỗ không khí trong lốp bị rò rỉ ra ngoài thông qua lớp vỏ lốp bằng cao su, hoặc tại nơi kết nối giữa lốp với van bơm. Đôi lúc không khí thoát ra rất chậm, đến nỗi nhiều người không hề nhận ra điều đó đang xảy ra. Thay đổi nhiệt độ do thời tiết cũng có thể khiến áp suất lốp bị tụt: nhiệt độ giảm đi 10 độ, áp suất lốp sẽ tụt khoảng 1 psi.
Bởi thành lốp có độ đàn hồi cao hơn khi áp suất lốp thấp, lốp thiếu hơi sẽ ảnh hưởng đến độ bám đường của lốp. Kể cả khi áp suất lốp tụt ít - ví dụ khoảng 4 psi - khả năng kiểm soát xe cũng bị tác động, khiến bạn khó lái hơn. Nó cũng có thể khiến xe có cảm giác bồng bềnh hơn khi chạy. Ngoài ra, lốp thiếu hơi làm giảm khả năng kiểm soát nhiên liệu của xe - bạn không muốn tốn thêm tiền xăng đâu đúng không?
Thành lốp có độ đàn hồi quá lớn cũng có thể khiến nhiệt tích tụ nhiều hơn, làm giảm tuổi thọ lốp và có khả năng làm mặt lốp bị bung ra hoặc gây nổ lốp.

Những dấu hiệu cảnh báo sớm lốp xe sắp hỏng
Mẹo bảo trì lốp
- Đừng ước chừng áp suất lốp bằng cách…nhìn. Lốp xe ô tô hiện nay có độ phồng nhẹ, khiến chúng trông có vẻ thiếu hơi, kể cả khi không phải như vậy. Khi đi trên mặt đường mềm, như đường đất hoặc đường sỏi, hiệu ứng này càng thể hiện rõ hơn.
- Ít nhất một lần mỗi tháng, hay sử dụng dụng cụ áp kế để kiểm tra áp suất cả 4 lốp và lốp dự phòng. Áp kế lốp “xịn” có giá chỉ từ 60.000 - 150.000 đồng tại các cửa hàng bán phụ kiện ô tô.
- Bơm lốp đến mức áp suất theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Chỉ số này được in trên một miếng dán trên thanh dọc cửa xe, nắp nạp nhiên liệu, hay bên trong nắp khay chứa đồ ghế phụ. Đừng nghe theo “áp suất tối đa” in trên vỏ lốp. Nếu xe có lốp dự phòng cỡ nhỏ, đừng quên kiểm tra xem nó đã được bơm đến áp suất khuyến nghị như trên hay chưa - thường là 60 psi.
- Đo áp suất lốp khi lốp còn mát, trước khi xe đã chạy hơn 1,5 - 3 km. Bởi khi xe chạy, lốp sẽ nóng lên, khiến áp suất lốp tăng lên, và việc đưa chúng về mức áp suất khi lốp còn mát là rất khó.
Tham khảo:
ConsumerReports
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top