Những lầm tưởng chết người của chúng ta về các tình huống sinh tồn (phần kết)

nhhgiap

Pearl
Ở bài trước ta đã biết khi bị lạnh hai người không nên cởi quần áo và nằm ôm nhau, hoặc uống nước tiểu trên sa mạc. Hôm nay ta sẽ khám phá những lầm tưởng sinh tồn còn lại của con người.
>> Phần 1
Những lầm tưởng chết người của chúng ta về các tình huống sinh tồn (phần kết)

Hút nọc độc rắn cắn như phim

Nọc độc rắn rất nguy hiểm và có thể gây chết người. Khi vô tình bị cắn, điều tốt nhất là đừng bắt chước hút nọc độc như trong những bộ phim, thay vào đó hãy giữ nguyên vị trí, tránh di chuyển. Hút nọc độc là cách làm vô ích và có thể gây nguy hiểm ngược lại cho người hút vì khi con rắn cắm răng nanh chứa độc vào da, mạch máu đã ngay lập tức bị tác động, khi môi và miệng của người hút tiếp xúc với loại máu độc này, cơ thể họ cũng bị ảnh hưởng theo.
Những lầm tưởng chết người của chúng ta về các tình huống sinh tồn (phần kết)

Mặc ít vào thời tiết nóng

Mặc dù nghe có vẻ phi lý nhưng khi rơi vào tình huống sinh tồn trên sa mạc, việc mặc ít quần áo có thể đe dọa tính mạng của bạn. Lượng mồ hôi bị mất sẽ giống như khi bạn mặc nhiều lớp quần áo, chỉ khác là chúng sẽ bốc hơi đi mất. Nếu mặc thêm một lớp bên ngoài chiếc áo ba lỗ, nó vẫn đủ để giữ lại mồ hôi từ cơ thể bạn, đồng thời làm bạn mát mẻ hơn một chút. Ngoài ra, cơ thể bạn cũng được tích nước trở lại, điều này sẽ làm chậm các vấn đề do say nắng hoặc kiệt sức gây ra. Song, bạn cần để ý khi nhiệt độ thay đổi vào ban đêm. Lớp quần áo giữ mồ hôi lúc này có thể khiến cơ thể bạn bị lạnh và hạ thân nhiệt.
Những lầm tưởng chết người của chúng ta về các tình huống sinh tồn (phần kết)

Giả chết khi bị gấu tấn công

Không phải trường hợp nào khi bị tấn công bởi gấu, bạn cũng nên giả chết. Tùy thuộc vào loại gấu tấn công mà chúng ta quyết định nên làm gì. Với gấu đen, bạn không nên giả chết và phải chiến đấu lại ngay từ đầu. Gấu xám hoặc gấu nâu thường chỉ tấn công để phòng thủ, trước đó chúng sẽ đưa ra cảnh báo bằng cách tạo tiếng động, sau đó giả vờ lao vào. Tốt nhất là nên từ từ lùi về phía sau, hoặc nếu chúng tấn công, đó là thời điểm bạn cần giả chết. Loại gấu này chỉ tấn công nếu còn nhận thấy đối thủ là mối đe dọa. Song, nhiều nhà sinh tồn khuyên rằng, nếu đó là cuộc tấn công để săn mồi, bạn phải trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Que diêm ướt khi được hong khô sẽ hoạt động trở lại

Đối với loại diêm thông thường, phía ngoài hộp đựng sẽ có một bề mặt khá sần sùi làm từ thủy tinh bột trộn với phốt pho. Đầu của que diêm cũng có những thành phần như vậy nhưng cộng thêm lưu huỳnh và một số loại chất oxy hóa. Ma sát giữa hai vật này làm chuyển hóa phốt pho trở thành phốt pho trắng, sau đó bốc lửa. Tuy nhiên, nếu đầu diêm bị ướt, hóa chất trong đó sẽ bị thay đổi và không thể tạo lửa. Nếu bạn dự định đi cắm trại ở khu vực nhiều mưa, hãy đầu tư diêm chống nước.

Sức khỏe của người được hô hấp nhân tạo vẫn như người bình thường

Công nghiệp phim ảnh đã tiêm nhiễm nhiều kiến thức sinh tồn sai thực tế vào đầu chúng ta. Trong các cảnh phim, ta thấy người được cứu khỏi chết đuối bằng hô hấp nhân tạo (CPR) ngay lập tức đứng dậy và cười nói bình thường. Tuy nhiên, trong thực tế, phổi của nạn nhân suýt chết đuối ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tai nạn đó.
Phổi của chúng ta có một thứ gọi là chất hoạt động bề mặt, một chất giống như chất nhầy. Đó là loại chất bôi trơn, giúp phổi của chúng ta không bị xẹp xuống hoặc dính vào nhau. Nếu bị ngạt nước, có khả năng là bạn đã rửa trôi một phần hoặc nhiều phần chất hoạt động bề mặt. Điều này có nghĩa là phổi của bạn có thể xẹp xuống bất cứ lúc nào, dẫn đến tình trạng khó thở.
Một lưu ý thêm là nếu CPR được thực hiện đúng cách, bạn sẽ phải chịu gãy vài cái xương sườn để tiếp tục ở lại với thế giới.

Những lầm tưởng chết người của chúng ta về các tình huống sinh tồn (phần kết)

Uống rượu làm cơ thể ấm lên

Mặc dù nhiều người cho rằng rượu là đồ uống có thể làm ấm cơ thể vào mùa đông, nhưng nó không hoàn toàn chính xác. Việc những người cứu hộ mang theo rượu để cứu người cũng có ý nghĩa khác với ta suy nghĩ. Để hiểu tại sao lại như vậy, ta cần biết cách thức hoạt động của mạch máu trong cơ thể. Rượu làm cho bạn “cảm thấy” ấm hơn khi uống vì các tế bào não của bạn đang yêu cầu mạch máu trong cơ thể giãn nở để cố gắng loại bỏ “tăng nhiệt”. Khi mạch máu giãn nở, nó trở thành một lớp áo khoác làm bạn ấm hơn. Song, điều này chỉ kéo dài trong chốc lát vì sau đó cơ thể bạn sẽ bị mất nhiệt. Việc uống rượu có cơ chế tương tự như khi bạn quá nóng và bắt đầu đổ mồ hôi, lúc này mạch máu dưới bề mặt da phải giãn ra để tự làm mát cơ thể.
Nhân viên cứu hộ cho nạn nhân uống rượu để tăng nhiệt độ của họ ngay lập tức, giúp duy trì mạng sống trong quá trình đi đến trạm cấp cứu. Vì vậy, nếu có bị hạ nhiệt sau đó thì nó cũng gây ra vấn đề lớn. Tuy nhiên, bạn không nên làm vậy khi vẫn đang bị lạc và không biết khi nào mới được giải cứu.
Nguồn: Science Sensei
>>
Những lầm tưởng chết người của chúng ta về các tình huống sinh tồn (phần 1)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top