thuha19051234
Pearl
Theo báo cáo gần đây nhất của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu), biến đổi khí hậu trở thành một thảm họa đối với động vật hoang dã trên toàn thế giới. Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Science cho biếtm, ít nhất 10.967 loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng gia tăng do biến đổi khí hậu, một nửa đang di chuyển khi môi trường sống của chúng thay đổi.
Tuy nhiên, vẫn có những động vật đang thách thức cả những điều kiện này, có nghĩa rằng không phải tất cả các loài đều chịu tác động tiêu cực như nhau của biến đổi khí hậu. Trên thực tế, một số loài động vật đang tận dụng các điều kiện dịch chuyển và mở rộng phạm vi sinh sống hoặc phát triển quần thể của chúng. Sau đây là danh sách những động vật không chịu khuất phục kể cả khi trái đất ấm lên.
Armadillos (tê tê) còn gọi là con tatu, một loài thú có mai, là loại động vật có vú, có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Nhưng hiện tại, những chiến binh này đang hành quân về phía bắc. Trước năm 1850, phạm vi lịch sử của động vật có vú có vảy này chỉ giới hạn ở Mexico, Trung Mỹ và một phần Nam Mỹ. Tuy nhiên, vào những năm 1850, những chàng trai nhỏ bé này đã vượt sông Rio Grande vào Mỹ, có lẽ chúng được hỗ trợ bởi con người xây dựng cầu và đường.
Kể từ đó, biến đổi khí hậu đã thúc đẩy chúng tiếp tục đi về phía bắc và đông với tốc độ khoảng 7km mỗi năm. Năm 1994, các nhà khoa học ước tính phạm vi của chúng bao phủ các phần của 9 tiểu bang đông nam nước Mỹ. Khi nhiệt độ ấm lên, chúng sẽ được dự báo là sẽ di chuyển xa hơn về phía bắc, thậm chí có thể tới New York và các thành phố lớn ở Bờ Đông khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng cho rằng sự mở rộng phạm vi của chúng là điều tốt.
Vì Armadillos là loài phàm ăn, chúng sẽ ăn bất cứ thứ gì kể cả trứng của các loài có nguy cơ tuyệt chủng như chim cút bobwhite phương bắc hoặc kỳ nhông đang suy giảm mạnh. Chúng cũng là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh khác nhau, chẳng hạn bệnh phong. Các nhà sinh vật học cũng lo lắng về ảnh hưởng của những bệnh đó đối với động vật hoang dã khác.
Loài muỗi đang phát triển mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu ở nhiều nơi. Mùa muỗi ngày càng kéo dài, số lượng muỗi bùng phát và số lượng muỗi ngày càng nhiều. Thật không may nữa là muối còn mang theo nhiều căn bệnh truyền nhiễm tồi tệ nhất thế giới, như bệnh sốt rét giết chết hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới mỗi năm, chủ yếu ở châu Phi cận Sahara. Các bệnh nguy hiểm khác như sốt xuất huyết , chikungunya và Zika cũng có khả năng trở nên lan rộng hơn, với hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ người có nguy cơ bị nhiễm.
Sự bùng nổ số lượng từ sự sinh sôi nảy nở của loài muỗi cũng ảnh hưởng đến các động vật hoang dã khác, và chính những động vật này cũng có thể bị nhiễm nhiều bệnh từ muỗi. Ở Hawaii, bệnh sốt rét ở gia cầm đã khiến nhiều loài chim đặc hữu tuyệt chủng. Một số loài khác cũng đang có nguy cơ rất cao bên bờ tuyệt chủng, trong môi trường sống ngay bên ngoài phạm vi của muỗi xâm nhập. Trong một thế giới ngày càng âm lên, muỗi cũng đang ngày càng thắng thế loài chim trong cuộc tranh giành nơi sống. Các giải pháp được đề xuất để cứu các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm thả muỗi biến đổi gen và di dời các loài chim ở nơi khác.
Tất cả thời gian để muỗi có thể sinh sản mỗi năm đồng nghĩa với việc biến đổi khí hậu cũng có thể đẩy nhanh quá trình tiến hóa của muỗi. Nhiều thế hệ hơn có nghĩa là nhiều cơ hội hơn để loài động vật chết chóc nhất thế giới thậm chí còn tốt hơn để trở thành loài tồi tệ nhất.
Loài bọ ve là những kẻ hút máu khác không kém gì loài muỗi. Chúng cũng đang chịu tác động của biến đổi khí hậu với xu hướng ngày càng lan rộng và mang theo bệnh truyền nhiễm. Bệnh Lyme là căn bệnh được báo cáo phổ biến nhất do côn trùng hoặc loài nhện lây lan ở Mỹ và khu vực bạn có thể mắc phải nó đang ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, sự tiếp quản của bọ ve trước biến đổi khí hậu không chỉ là về bệnh Lyme và vật chủ của nó. Nhiều loài ký sinh trùng tám chân mang đủ loại bệnh tật (như bệnh lê dạng trùng, sốt đốm Rocky Mountain và virus Powassan. Thêm vào vào đó, các nhà khoa học vẫn đang khám phá ra những cách mới để bọ ve gây bệnh cho con người.
Giống như loài muỗi, sự sinh sôi của loài bọ ve cũng đang làm tổn thương tới động vật hoang dã, đặc biệt là nai sừng tấm, những động vật đã bị nhiễm số lượng lớn bọ ve trong suốt mùa đông.
Cùng với những con vật lây bệnh cho người, thì loài bọ cánh cứng lại đang sinh sôi để gây hại cho cây trồng. Bọ cánh cứng phá hoạt cây hạt trần bằng cách đẻ trứng dưới vỏ cây và chúng mang theo nấm có hại. Sự kết hợp giữa bệnh nấm và ấu trùng côn trùng đói sẽ giết chết những cây dễ bị tổn thương, nhất là những loài cây chịu hạn hán.
Bọ cánh cứng bùng phát và mở rộng phạm vi lớn hơn có liên quan đến nhiệt độ theo mùa ấm lên trong nhiều thập kỷ. Hiện tượng hạn hán nghiêm trọng xảy ra đồng thời và các gai của bọ cánh cứng đã làm chết cây hàng loạt ở miền Tây nước Mỹ. Chẳng hạn vào năm 2015, một đợt bùng phát đặc biệt tồi tệ đã giết chết hơn 12 triệu cây. Dù một số loài cây nhất định đã được phát triển để kiểm soát tốt hơn những cuộc tấn công của các loài bọ cây, nhưng đây chắc chắn sẽ là một cuộc chiến khó khăn và liên tục.
Không chỉ có bọ có hại, loài sứa cũng đang nở hoa. Không giống như tất cả các sinh vật biển khác , một số loài sứa dường như hoạt động tốt với nhiệt độ đại dương nóng hơn và mức oxy trong nước thấp hơn tương ứng. Trên thực tế, sự ấm lên của đại dương có thể giúp loài sứa phát triển và trưởng thành nhanh hơn, làm cho thời gian thế hệ ngắn hơn và tăng dân số đáng kể.
Không phải tất cả các loài sứa đều hoạt động tốt như nhau, nhưng hai trong số những loài được hưởng lợi nhiều nhất là sứa mặt trăng và sứa rau má. Tuy nhiên, ngay cả những con sứa không đốt cũng có thể gây ra vấn đề cho con người, như trong trường hợp sứa làm tắc nghẽn đường ống làm mát của nhà máy điện hạt nhân.
Trong khoảng 1 thập kỷ tước, 62% hệ sinh thái biển trên thế giới đang trải qua sự phong phú ngày càng tăng của sứa. Tuy nhiên, sứa sinh sôi nảy nở theo chu kỳ, và nỗi sợ hãi về một đại dương cuối cùng là “súp sứa” có lẽ đã bị thổi phồng quá mức. Nếu sứa thực sự xuất hiện thêm, biến đổi khí hậu khó có thể là yếu tố duy nhất do con người gây ra trong sự gia tăng của chúng. Ngoài ra hiễm cũng có thể thúc đẩy sứa sinh sản thông qua việc gia tăng sự phát triển của nguồn thực phẩm tảo mà chúng ăn.
Ễnh ương là loài động vật săn mồi phàm ăn, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì cho vào miếng và làm lây lan một loại nấm chết người cho các loài lưỡng cư khác. Nhiều yếu tố đã góp phần vào việc mở rộng loài ễnh ương trên toàn thế giới. Đầu tiên, chúng được con người vận chuyển đến nhiều nơi ngoài phạm vi sống bản địa của chúng vì chúng nổi tiếng một thời như thú cưng và động vật dự án trường học. Bên cạnh đó, những con ễnh ương cũng có khả năng tự di chuyển một quãng đường dài. Chúng có kích thước lớn hơn chiếc bánh hamburger khổng lồ, có thể nhảy lên tới gần 2 mét, chúng có thể đi xa hơn một dặm giữa các vùng nước bị cô lập trên đất liền.
Hiện nay biến đốp khí hậu đang gia tăng sự lây lan của loài ễnh ương này ở một số khu vực ở một số vùng bằng cách tạo ra nhiều môi trường sống thân thiện với ễnh ương hơn. Chẳng hạn như ở Nam Mỹ, loài ễnh ương dự kiến sẽ di chuyển đến các khu vực mới khi khí hậu ấm lên. Còn ở Hàn Quốc, trong các kịch bản xấu nhất về biến đổi khí hậu, loại ễnh ương Mỹ được dự đoán sẽ tăng phạm vi hoạt động. Ở miền tây Canada, biến đổi khí hậu cũng được cho là tạo điều kiện cho ễnh ương tiếp quản.
Opossum Virginia là loài thú có túi duy nhất được tìm thấy ở phía bắc Mexico, và nó là "nhà vô địch" khi nói đến những khuôn mặt nhỏ nhắn dễ thương. Giống như loài Armadillos, opossum đã lan rộng về phía bắc (gần đây nhất là vào Bán đảo Thượng của Michigan. Sự sinh sôi của opossum được cho là được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sự mở rộng phạm vi sinh sống liên tục tạo ra những mặt trái về sinh thái.
Ở Oregon, nơi những con thú túi được biết đến vào đầu những năm 1900, chúng được coi là một loài xâm lấn. Còn ở những nơi khác, các chuyên gia nghiên cứu về động vật hoang dã lo ngại rằng những con thú này có thể làm mồi cho các loài nhạy cảm hoặc có thể lây lan dịch bệnh.
Tuy nhiên, opossums dường như cũng có một số ưu điểm rõ ràng. Chúng rất hiếm khi mang bệnh dại, so với các động vật có vú hoang dã khác như gấu trúc. Thêm vào đó, chúng là những "người nhặt rác" hiệu quả của tự nhiên, chúng làm sạch xác sống và hạn chế các loại rác trong môi trường, góp phần ngăn chặn sự lây lan của một số bệnh. Ở Oregon, chúng được đánh giá cao vì khả năng săn rắn đuôi chuông có nọc độc.
>>> 10 loài nhện đẹp nhất hành tinh.
Nguồn Gizmodo
Tuy nhiên, vẫn có những động vật đang thách thức cả những điều kiện này, có nghĩa rằng không phải tất cả các loài đều chịu tác động tiêu cực như nhau của biến đổi khí hậu. Trên thực tế, một số loài động vật đang tận dụng các điều kiện dịch chuyển và mở rộng phạm vi sinh sống hoặc phát triển quần thể của chúng. Sau đây là danh sách những động vật không chịu khuất phục kể cả khi trái đất ấm lên.
1. Tê tê
Kể từ đó, biến đổi khí hậu đã thúc đẩy chúng tiếp tục đi về phía bắc và đông với tốc độ khoảng 7km mỗi năm. Năm 1994, các nhà khoa học ước tính phạm vi của chúng bao phủ các phần của 9 tiểu bang đông nam nước Mỹ. Khi nhiệt độ ấm lên, chúng sẽ được dự báo là sẽ di chuyển xa hơn về phía bắc, thậm chí có thể tới New York và các thành phố lớn ở Bờ Đông khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng cho rằng sự mở rộng phạm vi của chúng là điều tốt.
Vì Armadillos là loài phàm ăn, chúng sẽ ăn bất cứ thứ gì kể cả trứng của các loài có nguy cơ tuyệt chủng như chim cút bobwhite phương bắc hoặc kỳ nhông đang suy giảm mạnh. Chúng cũng là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh khác nhau, chẳng hạn bệnh phong. Các nhà sinh vật học cũng lo lắng về ảnh hưởng của những bệnh đó đối với động vật hoang dã khác.
2. Muỗi
Sự bùng nổ số lượng từ sự sinh sôi nảy nở của loài muỗi cũng ảnh hưởng đến các động vật hoang dã khác, và chính những động vật này cũng có thể bị nhiễm nhiều bệnh từ muỗi. Ở Hawaii, bệnh sốt rét ở gia cầm đã khiến nhiều loài chim đặc hữu tuyệt chủng. Một số loài khác cũng đang có nguy cơ rất cao bên bờ tuyệt chủng, trong môi trường sống ngay bên ngoài phạm vi của muỗi xâm nhập. Trong một thế giới ngày càng âm lên, muỗi cũng đang ngày càng thắng thế loài chim trong cuộc tranh giành nơi sống. Các giải pháp được đề xuất để cứu các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm thả muỗi biến đổi gen và di dời các loài chim ở nơi khác.
Tất cả thời gian để muỗi có thể sinh sản mỗi năm đồng nghĩa với việc biến đổi khí hậu cũng có thể đẩy nhanh quá trình tiến hóa của muỗi. Nhiều thế hệ hơn có nghĩa là nhiều cơ hội hơn để loài động vật chết chóc nhất thế giới thậm chí còn tốt hơn để trở thành loài tồi tệ nhất.
3. Bọ ve
Tuy nhiên, sự tiếp quản của bọ ve trước biến đổi khí hậu không chỉ là về bệnh Lyme và vật chủ của nó. Nhiều loài ký sinh trùng tám chân mang đủ loại bệnh tật (như bệnh lê dạng trùng, sốt đốm Rocky Mountain và virus Powassan. Thêm vào vào đó, các nhà khoa học vẫn đang khám phá ra những cách mới để bọ ve gây bệnh cho con người.
Giống như loài muỗi, sự sinh sôi của loài bọ ve cũng đang làm tổn thương tới động vật hoang dã, đặc biệt là nai sừng tấm, những động vật đã bị nhiễm số lượng lớn bọ ve trong suốt mùa đông.
4. Bọ cánh cứng
Bọ cánh cứng bùng phát và mở rộng phạm vi lớn hơn có liên quan đến nhiệt độ theo mùa ấm lên trong nhiều thập kỷ. Hiện tượng hạn hán nghiêm trọng xảy ra đồng thời và các gai của bọ cánh cứng đã làm chết cây hàng loạt ở miền Tây nước Mỹ. Chẳng hạn vào năm 2015, một đợt bùng phát đặc biệt tồi tệ đã giết chết hơn 12 triệu cây. Dù một số loài cây nhất định đã được phát triển để kiểm soát tốt hơn những cuộc tấn công của các loài bọ cây, nhưng đây chắc chắn sẽ là một cuộc chiến khó khăn và liên tục.
5. Sứa
Không phải tất cả các loài sứa đều hoạt động tốt như nhau, nhưng hai trong số những loài được hưởng lợi nhiều nhất là sứa mặt trăng và sứa rau má. Tuy nhiên, ngay cả những con sứa không đốt cũng có thể gây ra vấn đề cho con người, như trong trường hợp sứa làm tắc nghẽn đường ống làm mát của nhà máy điện hạt nhân.
Trong khoảng 1 thập kỷ tước, 62% hệ sinh thái biển trên thế giới đang trải qua sự phong phú ngày càng tăng của sứa. Tuy nhiên, sứa sinh sôi nảy nở theo chu kỳ, và nỗi sợ hãi về một đại dương cuối cùng là “súp sứa” có lẽ đã bị thổi phồng quá mức. Nếu sứa thực sự xuất hiện thêm, biến đổi khí hậu khó có thể là yếu tố duy nhất do con người gây ra trong sự gia tăng của chúng. Ngoài ra hiễm cũng có thể thúc đẩy sứa sinh sản thông qua việc gia tăng sự phát triển của nguồn thực phẩm tảo mà chúng ăn.
6. Ễnh ương
Hiện nay biến đốp khí hậu đang gia tăng sự lây lan của loài ễnh ương này ở một số khu vực ở một số vùng bằng cách tạo ra nhiều môi trường sống thân thiện với ễnh ương hơn. Chẳng hạn như ở Nam Mỹ, loài ễnh ương dự kiến sẽ di chuyển đến các khu vực mới khi khí hậu ấm lên. Còn ở Hàn Quốc, trong các kịch bản xấu nhất về biến đổi khí hậu, loại ễnh ương Mỹ được dự đoán sẽ tăng phạm vi hoạt động. Ở miền tây Canada, biến đổi khí hậu cũng được cho là tạo điều kiện cho ễnh ương tiếp quản.
7. Thú có túi
Ở Oregon, nơi những con thú túi được biết đến vào đầu những năm 1900, chúng được coi là một loài xâm lấn. Còn ở những nơi khác, các chuyên gia nghiên cứu về động vật hoang dã lo ngại rằng những con thú này có thể làm mồi cho các loài nhạy cảm hoặc có thể lây lan dịch bệnh.
Tuy nhiên, opossums dường như cũng có một số ưu điểm rõ ràng. Chúng rất hiếm khi mang bệnh dại, so với các động vật có vú hoang dã khác như gấu trúc. Thêm vào đó, chúng là những "người nhặt rác" hiệu quả của tự nhiên, chúng làm sạch xác sống và hạn chế các loại rác trong môi trường, góp phần ngăn chặn sự lây lan của một số bệnh. Ở Oregon, chúng được đánh giá cao vì khả năng săn rắn đuôi chuông có nọc độc.
>>> 10 loài nhện đẹp nhất hành tinh.
Nguồn Gizmodo