Những nguyên nhân gây cháy phổ biến tại nhà dân

SummerKisses❤️WinterTears

Bao Nhiêu Tình Yêu, Bấy Nhiêu Nước Mắt
Thành viên BQT
Sử dụng chức năng
  1. Mục lục Xem nhanh
Sau hàng loạt các vụ cháy nghiêm trọng xảy ra, từ vụ ở Khương Hạ cho mới đây là vụ cháy ở Trung Kính, Cầu Giấy, mình thấy rõ ràng mọi người vẫn còn quá chủ quan với nơi mình sống. Đặc biệt, theo nhiều thống kê, nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ cháy là do sự cố hệ thống, thiết bị điện. Địa điểm xảy ra thường là nhà dân, đặc biệt là các cụm đông dân cư như chung cư mini.

Trong thực tế, ngoài các sự cố về hệ thống điện thì vẫn còn nhiều nguyên nhân khác, đôi khi rất đơn giản mà ta không ngờ tới. 1 điếu thuốc lá chưa tắt hẳn, rò rỉ gas hoặc để quên bàn là còn đang nóng,... tất cả đều có thể dẫn đến cháy nổ, hỏa hoạn. Hậu quả vật chất là vô cùng lớn trong khi mất mát về con người nếu để xảy ra, có thể không bao giờ chữa lành nơi người thân và gia đình.

Dưới đây là tổng hợp 1 số nguyên nhân dẫn đến cháy nổ, hỏa hoạn phổ biến tại nhà dân được mình tổng hợp. Đặc biệt, đi sâu vào nguyên nhân hàng đầu liên quan đến hệ thống điện trong gia đình. Mọi người chú ý để cảnh giác hơn nữa trong cuộc sống nhé!

Sự cố về điện​

Đây là nguyên nhân hàng đầu trong các vụ cháy ở Việt Nam. Ban đầu chỉ là sự cố nhỏ, song khi không được xử lý kịp thời đã gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Vì tính phổ biến của nó, mình sẽ nói rõ hơn về các trường hợp dẫn đến hỏa hoạn xuất phát từ nguồn điện trong nhà.

1716524392575.png


Quá tải điện

Mạch điện quá tải có thể nhận ra qua các dấu hiệu như cầu chì tự ngắt, thiết bị điện trong nhà có tiếng ồn bất thường.

Khi một mạch bị quá tải, dòng điện chạy qua mạch sẽ cao hơn công suất tối đa cho phép khiến dây dẫn và các thành phần khác nóng lên. Điều này không chỉ làm giảm tuổi thọ của thiết bị điện và dây dẫn mà còn tạo ra nguy cơ cháy hoặc nóng chảy.

Dây dẫn quá cũ

Dây điện hỏng, bị rối, gãy, hoặc cắt đứt có thể gây ra đoản mạch, dẫn đến cháy. Dây điện nhôm cũ có thể gây ra các điểm tiếp xúc lỏng lẻo ở các kết nối, tỏa nhiều nhiệt và gây cháy.

Khi vỏ bọc bên ngoài của dây điện bị hỏng hoặc rách, các dây dẫn bên trong có thể tiếp xúc với nhau. Khi điều này xảy ra, dòng điện sẽ chạy trực tiếp từ dây này sang dây kia mà không đi qua tải (ví dụ: thiết bị sử dụng), gây ra đoản mạch. Sử dụng dây kéo hoặc dây nối không đúng cách cũng là một nguyên nhân. Dây quá dài hoặc chồng chéo nhiều dây có thể tỏa ra lượng nhiệt lớn và gây cháy.

Nếu xung quanh dây dẫn đang bị nóng chảy có nhiều vật liệu dễ cháy, rất dễ bắt lửa và gây ra hỏa hoạn. Vỏ bọc bên ngoài không chỉ giữ cho lõi dây bên trong cách ly với nhau mà còn ngăn cách chúng khỏi các nguồn điện khác. Khi vỏ bọc bị hỏng, dây dẫn có thể tiếp xúc với các bề mặt dẫn điện khác như khung cửa hoặc đường ống, gây ra đoản mạch.

1716524467187.png


Đèn không phù hợp

Bóng đèn công suất cao hơn thiết kế có thể gây nóng và cháy, tỏa nhiều nhiệt hơn bình thường. Dẫn đến nóng vỏ đèn và không gian xung quanh, khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép, vật liệu này có thể bắt lửa hoặc phát ra khói.

Ổ cắm điện

Thiết bị điện cũ, hỏng hoặc không đúng tiêu chuẩn có thể gây đoản mạch hoặc tình trạng quá tải với hệ thống điện trong nhà. Thiết bị điện cũ, hỏng hoặc không đúng tiêu chuẩn có thể gây đoản mạch hoặc quá tải với hệ thống điện trong nhà. Các bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
  • Sự hao mòn và lão hóa của vật liệu: Thời gian và sự hao mòn tự nhiên có thể làm yếu đi các vật liệu cấu thành thiết bị, chẳng hạn như vỏ bọc cao su hoặc nhựa của dây dẫn, làm giảm khả năng cách điện và tăng khả năng tiếp xúc giữa các dây dẫn hoặc giữa dây dẫn và vỏ thiết bị.
  • Tích tụ ẩm: Các thiết bị điện cũ có thể tích tụ ẩm, đặc biệt là trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Ẩm có thể gây ngắn mạch và giảm khả năng cách điện của thiết bị.
  • Các linh kiện điện tử cũ hỏng: Các thành phần điện tử cũ, như tụ điện hoặc điốt, có thể hỏng và gây ra đoản mạch hoặc quá tải trong mạch.
  • Các bộ phận cơ học trong thiết bị, như bánh răng hoặc động cơ, khi bị mòn hoặc hỏng có thể làm tăng sự cản trở trong mạch, dẫn đến quá tải.
  • Bụi và rác có thể tích tụ trong các thiết bị điện cũ, làm giảm hiệu quả hoạt động và tăng khả năng đoản mạch.
  • Thiết kế và tiêu chuẩn cũ: Các thiết bị điện sản xuất từ nhiều năm trước có thể không tuân thủ theo tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả hiện tại, làm tăng rủi ro ngắn mạch và quá tải. Khi sử dụng các thiết bị điện cũ, quan trọng là phải kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Đồng thời, cân nhắc việc thay thế hoặc nâng cấp chúng để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động.
  • Ổ cắm hoặc công tắc hỏng: Những ổ cắm hoặc công tắc bị hỏng hoặc lỏng lẻo có thể tạo ra điểm tiếp xúc không tốt, dẫn đến sự nóng lên và cháy.

Máy sấy, bàn là​

Đây là 1 nguyên nhân dễ gặp với các chị em bị đãng trí, hoặc chủ quan. Lấy ví dụ như là quần áo xong chạy đi nấu cơm, quên mất không tắt bàn là nên dẫn đến cháy. Hoặc máy sấy quên tắt cũng tỏa ra nhiều nhiệt, nếu để lâu có thể bắt lửa gây cháy.

1716524479697.png

Sạc điện thoại​

Dễ gặp nhất là mua những bộ sạc trôi nổi trên mạng hoặc ngoài đường, không tên tuổi, được thiết kế kém chất lượng nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ chập cháy cao.

Đốt vàng mã​

Hành động đốt vàng mã hoàn toàn có thể dẫn đến các vụ hỏa hoạn, chỉ cần người đốt thiếu cẩn trọng để vàng mã đang cháy bay lung tung. Đa phần chung cư hay nhà cao tầng hiện nay đều có khu vực quy định cho đốt vàng mã, vậy nên mọi người cần hạn chế việc đốt vàng mã ngay trong nhà hoặc chú ý không rời mắt, bởi chỉ cần 1 giây bất cẩn thôi, tàn lửa hoàn toàn có thể bay đi mà chúng ta không biết hoặc không kịp phản ứng.


#cháynhàtrọởTrungKính #cháytrungkính #nguyênnhângâycháy #cháynhàdân #đoảnmạch
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top