dodacleanh
Pearl
Rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả của quá trình lạm dụng rượu. Nghiện rượu chiếm 2-3% dân số trưởng thành, khoảng 10% người nghiện rượu sẽ có rối loạn tâm thần trong cuộc đời. Bệnh rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả tác động trực tiếp và kéo dài của rượu lên não.
- Lượng rượu uống nhiều
- Không kiểm soát được hành vi
- Có nhu cầu uống rượu tìm mọi cách để uống
- Biết tác hại nhưng vẫn sử dụng
- Có hậu quả về cơ thể
- Có hậu quả về xã hội
Từ đó chia nghiện rượu làm 3 mức độ:
- Mức độ 1: Người thích uống rượu và tìm đến rượu khi buồn chán, hoặc cảm thấy muốn uồng, cảm thấy vui thú khi uống. Uống mỗi lần tầm 200-300ml.
- Mức 2: Người có tiền sử uống rượu từ 4-5 đến 10 năm. Tửu lượng mỗi lần uống rơi vào khoảng từ 0,5lít đến 1lít, uống thường xuyên. Khi không có rượu cảm thấy bứt rứt, nhu cầu uống rượu cao.
- Mức 3: Nghiện rượu trên 10 năm. Tình trạng uống ít, nhanh say và lè nhè nói linh tinh.
Đây là rối loạn đầu tiên và nhẹ nhất do rượu gây ra. Tuy dễ gặp nhất và nhẹ nhất nhưng lại ít người biết đến.
Trường hợp say rượu thông thường. Lúc này, người bệnh có các biểu hiện: lo âu, cáu giận, cảm xúc không ổn định, rối loạn hành vi... Đi kèm với triệu chứng thể chất của ngộ độc rượu. Trường hợp này không kéo dài mà chỉ tổn tại trong thời gian rượu còn tác dụng dược lý. Tùy theo lượng uống và loại rượu mà có thể là vài giờ hoặc nhiều hơn.
Rượu là chất ức chế, tác động vào não từ trên vỏ đến trung khu não, càng về phía dưới càng nguy hiểm.
Đầu tiên rượu tác động vào vỏ não. Con người thoát khỏi những tư duy, những ý tưởng về đạo đức. Họ cảm thấy vui vẻ, không lo lắng, không suy nghĩ về danh dự, tự làm theo ý muốn.
Tiếp đến rượu tác động vào trung não. Gây rối loạn về tập trung chú ý (nói linh tinh nói trước quên sau, trả lời không liên quan gì tới câu hỏi…), rối loạn giấc ngủ (có người ngủ được có người không ngủ được)
Sâu hơn nữa, con người bắt đầu thay đổi phản xạ của cơ thể. Các biểu hiện bao gồm: thở nhanh, rối loạn nhịp tim, nôn mửa, nấc không kiểm soát. Ở mức độ này, các chức năng sống cơ bản bị ức chế gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trường hợp say rượu bệnh lý. Uống ít nhưng biểu hiện rầm rộ, loạn thần về cơ thể và tâm thần. Đó là khi người say rượu mắc rối loạn tâm thần cấp tính nặng hơn, thậm chí xuất hiện tình trạng loạn thần cấp. Lúc này người bệnh có thể xuất hiện nhiều hành vi nguy hiểm, không thể kiểm soát hành vi như: chửi mắng, đánh đập, ******,... Tình trạng loạn thần cũng sẽ hết sau cơn say rượu bệnh lý.
Đối với những người nghiện rượu lâu năm, hội chứng cai rượu có thể có biểu hiện sảng, co giật, thu hẹp nhận thức không định hướng được thời gian, không gian.
Người nghiện rượu tuyệt đối không nên tự ý cai rượu ở nhà, do tỷ lệ tử vong cao. Người nghiện rượu cần đến cơ sở y tế để được theo dõi chăm sóc chuyên môn và có phác đồ điều trị hợp lý.
Lúc này, người bệnh có xu hướng tìm đến rượu để giải tỏa khi bị rối loạn loạn thần. Tuy nhiên, cách này càng khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
- Ảo giác thị giác, thấy những thứ không có
- Ảo giác khướu giác, ngửi thấy những mùi hương không có
- Ảo giác thính giác, nghe được những âm thanh mà người khác không thể
- Ảo giác xúc giác, cảm giác bị người khác chạm khi không được chạm vào
- Ảo giác vị giác, nếm những thứ không có trong miệng
- Tin rằng bạn có khả năng hoặc sức mạnh mà bạn không có
- Tin vào điều gì đó không có thật
- Mê sảng
Tóm lại: Vào những ngày lễ Tết, việc uống rượu không kiểm soát về liều lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của rượu có thể khiến cơ thể dễ gặp phải tình trạng rối loạn tâm thần do rượu tùy theo mức độ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà về lâu dài còn ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Hơn nữa còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trong cho sức khỏe. Rối loạn tâm thần do rượu không chỉ gây ra gánh nặng về sức khỏe người bệnh mà còn có thể trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Vì thế, việc sử dụng rượu bia nên được kiểm soát. Đồng thời khi có bất kỳ dấu hiệu rối loạn tâm thần do rượu hoặc nghi ngờ, người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm tại các cơ sở y tế. Tuyệt đối, người nghiện rượu không nên tự cai rượu ở nhà, dễ dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.
Rối loạn tâm thần do rượu gặp trong những trường hợp nào?
1. Rối loạn tâm thần do nghiện rượu
Chẩn đoán nghiện rượu được dựa trên 6 yếu tố:- Lượng rượu uống nhiều
- Không kiểm soát được hành vi
- Có nhu cầu uống rượu tìm mọi cách để uống
- Biết tác hại nhưng vẫn sử dụng
- Có hậu quả về cơ thể
- Có hậu quả về xã hội
Từ đó chia nghiện rượu làm 3 mức độ:
- Mức độ 1: Người thích uống rượu và tìm đến rượu khi buồn chán, hoặc cảm thấy muốn uồng, cảm thấy vui thú khi uống. Uống mỗi lần tầm 200-300ml.
- Mức 2: Người có tiền sử uống rượu từ 4-5 đến 10 năm. Tửu lượng mỗi lần uống rơi vào khoảng từ 0,5lít đến 1lít, uống thường xuyên. Khi không có rượu cảm thấy bứt rứt, nhu cầu uống rượu cao.
- Mức 3: Nghiện rượu trên 10 năm. Tình trạng uống ít, nhanh say và lè nhè nói linh tinh.
Đây là rối loạn đầu tiên và nhẹ nhất do rượu gây ra. Tuy dễ gặp nhất và nhẹ nhất nhưng lại ít người biết đến.
2. Trong hoặc sau khi nhiễm độc cấp tính hoặc ngộ độc rượu
Nhiễm độc rượu hay còn gọi là say rượu. Thông thường được chia làm 2 trường hợp say rượu thông thường và say rượu bệnh lý.Rượu là chất ức chế, tác động vào não từ trên vỏ đến trung khu não, càng về phía dưới càng nguy hiểm.
Đầu tiên rượu tác động vào vỏ não. Con người thoát khỏi những tư duy, những ý tưởng về đạo đức. Họ cảm thấy vui vẻ, không lo lắng, không suy nghĩ về danh dự, tự làm theo ý muốn.
Tiếp đến rượu tác động vào trung não. Gây rối loạn về tập trung chú ý (nói linh tinh nói trước quên sau, trả lời không liên quan gì tới câu hỏi…), rối loạn giấc ngủ (có người ngủ được có người không ngủ được)
Sâu hơn nữa, con người bắt đầu thay đổi phản xạ của cơ thể. Các biểu hiện bao gồm: thở nhanh, rối loạn nhịp tim, nôn mửa, nấc không kiểm soát. Ở mức độ này, các chức năng sống cơ bản bị ức chế gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trường hợp say rượu bệnh lý. Uống ít nhưng biểu hiện rầm rộ, loạn thần về cơ thể và tâm thần. Đó là khi người say rượu mắc rối loạn tâm thần cấp tính nặng hơn, thậm chí xuất hiện tình trạng loạn thần cấp. Lúc này người bệnh có thể xuất hiện nhiều hành vi nguy hiểm, không thể kiểm soát hành vi như: chửi mắng, đánh đập, ******,... Tình trạng loạn thần cũng sẽ hết sau cơn say rượu bệnh lý.
3. Rối loạn tâm thần cai rượu
Tình trạng này xảy ra nếu bạn ngừng uống rượu đột ngột khi đang phụ thuộc vào rượu (nghiện rượu mạn tính bị thiếu hoặc ngưng uống rượu trong thời gian dài). Khi cai rượu đột ngột, một loạt các triệu chứng sẽ có khả năng xảy ra. Hội chứng cai rượu xuất hiện 1-3 ngày sau khi ngừng rượu. Hội chứng cai rõ nhất là khó chịu, run nhiều, và bồn chồn. Ngoài ra các triệu chứng thường gặp bao gồm: bứt rứt trong người, không ngủ được, lo âu, buồn bã, sợ hãi, gặp ác mộng, rối loạn nhịp tim...Người nghiện rượu tuyệt đối không nên tự ý cai rượu ở nhà, do tỷ lệ tử vong cao. Người nghiện rượu cần đến cơ sở y tế để được theo dõi chăm sóc chuyên môn và có phác đồ điều trị hợp lý.
4. Rối loạn tâm thần mãn tính ở những người uống nhiều rượu và thường xuyên
Ở những người uống rượu lâu năm, rối loạn tâm thần mãn tính do rượu thường xuất hiện Hội chứng Wernicke-Korsakoff (WKS). Đây là một biến chứng nghiêm trọng của việc sử dụng nhiều rượu và gây ra bởi lượng thiamine (vitamin B1) thấp. Nồng độ thiamine thấp có thể gây viêm não tạo ra các triệu chứng thần kinh nguy hiểm. Ngoài ra, còn gây sa sút về tinh thần, sa sút về trí tuệ, tư duy nhận thức kém đi một cách mạn tính.Lúc này, người bệnh có xu hướng tìm đến rượu để giải tỏa khi bị rối loạn loạn thần. Tuy nhiên, cách này càng khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Biểu hiện của rối loạn tâm thần do rượu
Rối loạn tâm thần do rượu thường dễ bị nhầm lẫn do biểu hiện gần giống với người say rượu. Tuy nhiên, các triệu chứng của rối loạn tâm thần do rượu cũng sẽ giống như bất kỳ loại rối loạn tâm thần nào khác. Các triệu chứng của từng người có thể khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn tâm thần do rượu mà một người mắc phải. Các triệu chứng có thể bao gồm:- Ảo giác thị giác, thấy những thứ không có
- Ảo giác khướu giác, ngửi thấy những mùi hương không có
- Ảo giác thính giác, nghe được những âm thanh mà người khác không thể
- Ảo giác xúc giác, cảm giác bị người khác chạm khi không được chạm vào
- Ảo giác vị giác, nếm những thứ không có trong miệng
- Tin rằng bạn có khả năng hoặc sức mạnh mà bạn không có
- Tin vào điều gì đó không có thật
- Mê sảng
Vì thế, việc sử dụng rượu bia nên được kiểm soát. Đồng thời khi có bất kỳ dấu hiệu rối loạn tâm thần do rượu hoặc nghi ngờ, người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm tại các cơ sở y tế. Tuyệt đối, người nghiện rượu không nên tự cai rượu ở nhà, dễ dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.