cpsmartyboy
Pearl
Hãng máy ảnh Nhật Bản đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi những thất bại trong quá khứ và sự trì trệ trong thời gian dài do không kịp nắm bắt xu hướng thị trường nhưng tương lai phía trước của Nikon vẫn khá mờ mịt.
Nikon đang gặp khó khăn về tài chính khi mà phần lớn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đều phụ thuộc vào bộ phận hình ảnh, mặc cho những cải tổ gần đây của công ty nhằm cân bằng nguồn thu tài chính đến từ các bộ phận kinh doanh khác. Có thể khẳng định, kết quả từ bộ phận hình ảnh đã phần nào mô tả sự khó khăn của Nikon tại thời điểm này.
Những vấn đề mà hãng sản xuất máy ảnh, ống kính nổi tiếng của Nhật Bản hiện đang gặp phải là gì và công ty có thể giải quyết những vấn đề đó bằng cách nào?
Tuy nhiên Nikon đáng lẽ phải học hỏi được kinh nghiệm từ sự thất bại của Fujifilm liên quan đến máy ảnh film và sự xoay chuyển trong chiến lược VISION 75 của hãng này. Nikon sau đó cũng nhận ra rằng, việc phụ thuộc quá nhiều vào bộ phận hình ảnh không hề tốt cho tương lai của công ty.
Năm 2013, doanh thu của Nikon đạt 8,7 tỷ USD và 75% trong số đó đến từ bộ phận hình ảnh. Tới năm 2021, con số đã giảm xuống chỉ còn 3,9 tỷ USD và doanh thu từ bộ phận hình ảnh chỉ còn chiếm 33%. Mặc dù đó vẫn là một tỷ trọng lớn nhưng rõ ràng với đà sa sút như hiện nay, bộ phận hình ảnh thậm chí còn đang phải gánh chịu thua lỗ từ những mảng kinh doanh khác của Nikon.
Chiến lược trung hạn của Nikon gồm hai phần:
Đầu tiên là mở rộng các mảng kinh doanh hiện tại và mới, sau đó là làm cho mảng kinh doanh hình ảnh tiếp tục phát triển trong dài hạn.
Thứ hai là việc tập trung vào ba lĩnh vực: cắt giảm chi phí, tập trung chặt chẽ hơn vào sản phẩm và hợp lý hóa các kênh bán hàng. Nikon đã thực hiện hóa chiến lược theo một cách khá tiêu cực, đó là khai tử nhiều dòng sản phẩm và chỉ tập trung cho dòng Nikon Z-series hiện nay. Nikon đã phải đóng cửa nhà máy và cắt giảm khoảng 2 ngàn nhân viên để tiết giảm chi phí sản xuất và tối ưu hóa nguồn lực, đồng thời cố gắng giảm thiểu chi phí cho các trung tâm hỗ trợ và bán hàng.
Những động thái này của Nikon phần nào khiến hãng thua lỗ hơn 260 triệu USD và con số thực tế có thể còn tăng lên.
Doanh thu Q3/2021 giảm từ mức 1,3 tỷ USD xuống chỉ còn 1,15 tỷ USD và doanh thu hàng năm tăng từ 2,83 tỷ USD lên 3,5 tỷ USD. Điểm nổi bật là lợi nhuận hoạt động tăng lên 407 triệu USD. Mảng kinh doanh hình ảnh chiếm 33% doanh thu nhưng lại có mức lợi nhuận ấn tượng lên tới 163,5 triệu USD, chiếm tới 40% tổng lợi nhuận.
Nikon dự báo doanh thu sẽ đạt 4,77 tỷ USD trong năm 2022. Đây sẽ là một bước tăng đáng kể so với mức thấp nhất của năm 2020-2021 là 3,9 tỷ USD nhưng chưa thể ngang bằng với mức 5,1 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2020. Mảng kinh doanh hình ảnh được dự báo sẽ đạt 1,56 tỷ USD, không còn lỗ và sẽ góp đáng kể vào lợi nhuận của công ty.
Vì vậy dù kết quả Q3/2021 có thể chưa như mong đợi nhưng bức tranh tổng thể vẫn khá tươi sáng. Nhưng có hai câu hỏi mới đặt ra cho Nikon tại thời điểm này.
Thứ nhất, chiến lược trung hạn có tác động đáng kể hay không? Thứ hai, liệu mảng kinh doanh hình ảnh có đang tạo ra những bước tiến vững chắc về thị phần cho hệ máy ảnh mirrorless Z-series trong khi vẫn duy trì doanh số bán máy ảnh DSLR hay không?
Dựa theo kết quả kinh doanh gần đây có thể thấy, Nikon đang phần nào vực dậy được mảng kinh doanh hình ảnh nhờ những thay đổi gần đây đối với dòng máy ảnh mirrorless Z-series dù Nikon chỉ là người đi sau. Nó góp phần giảm đáng kể các khoản lỗ thời kỳ khủng hoảng trước đây của Nikon. Về kế hoạch trung hạn, việc cắt giảm chi phí dù đem lại tác động tiêu cực ban đầu nhưng nay đã phát huy tác dụng. Bằng chứng là kết quả kinh doanh đã phần nào có sự cải thiện. Giá bán trung bình các sản phẩm của hãng cũng tăng lên. Đó là kết quả từ việc ngừng sản xuất hầu hết các dòng máy ảnh compact và chuyển hướng tập trung sản xuất các dòng máy ảnh DSLR và mirrorless có giá trị cao.
Trong bối cảnh thị trường đang thiếu linh kiện sản xuất các thiết bị điện tử, Nikon cũng không ngoài cuộc. Tình trạng thiếu linh kiện đã phần nào làm hạn chế năng lực sản xuất và doanh số bán hàng. Cụ thể doanh số bán máy ảnh compact đã giảm từ 200 ngàn chiếc cùng kỳ năm ngoái xuống 170 ngàn chiếc trong Q3/2021. Nikon thậm chí còn không lọt vào danh sách ba hãng bán máy ảnh compact hàng đầu theo giải thưởng BCN Awards bình chọn.
Năm ngoái, Nikon chỉ xuất xưởng được khoảng 3 triệu chiếc máy ảnh compact và con số có thể sẽ tiếp tục giảm trong năm tới.
Điều đáng quan tâm hơn là Nikon đang làm rất tốt các dòng máy ảnh ống kính hoán đổi, đặc biệt là việc phân tách giữa máy ảnh DSLR và mirrorless. Chỉ có điều, Nikon làm tốt là chưa đủ khi mà các hãng khác cũng làm tốt không kém. Lượng xuất xưởng máy ảnh ống kính hoán đổi của Nikon đã giảm xuống từ mức 660 ngàn chiếc (Q3/2020) xuống chỉ còn 550 ngàn chiếc trong Q3/2021.
Tuy nhiên cần thẳng thắn nhìn nhận, sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ máy ảnh không gương lật hay mirrorless. Có thể thấy, mirrorless đang trên đà thay thế máy ảnh DSLR trong tương lai khi lượng xuất xưởng đã chiếm tới 37% và giá trị cũng chiếm tới 67%.
Điều quan trọng là Nikon đang thể hiện như thế nào trong phân khúc DSLR và mirrorless? Nhìn chung, doanh số bán hàng của Nikon đã giảm so với năm ngoái và điều này là đáng lo ngại khi nhắc đến việc thị trường đang tiếp tục bùng nổ.
Nikon đổ lỗi cho sự thiếu hụt linh kiện dẫn tới doanh số không được như mong đợi. Tuy nhiên nếu nhìn nhận thẳng thắn, đó là khó khăn chung. Trong khi đó, Canon đã nỗ lực mở rộng sản xuất thành công và chiếm 52% thị phần máy ảnh ống kính hoán đổi trong khi Nikon chỉ chiếm được 13%.
Lượng máy ảnh xuất xưởng (bao gồm cả DSLR lẫn mirrorless) của Nikon đã giảm nhẹ trong năm ngoái và dự báo sẽ giảm tiếp trong năm nay. Kết quả và dự báo cho thấy, Nikon vẫn đang loay hoay trong việc nắm bắt thị trường và cạnh tranh với các đối thủ. Thực tế thị phần của Nikon đối với cả máy ảnh DSLR và mirrorless đều đang giảm trông thấy.
Nikon đã xoay sở hết sức để đứng vững trước những cơn sóng dữ, sau đó rút dần khỏi thị trường máy ảnh DSLR và tập trung vào lĩnh vực máy ảnh mirrorless để cạnh tranh với các đối thủ như Sony và Canon. Thú vị thay, Canon đã rất khôn khéo nắm bắt cơ hội để chiếm lấy thị phần DSLR của Nikon để lại.
Để giành lại thị phần, Nikon cần phải tạo ra nhiều mẫu và nhiều máy ảnh hơn nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Trên hết giá bán cũng cần phải hết sức cân nhắc để có thể cạnh tranh được với các đối thủ đi trước.
Những nguyên nhân dẫn tới thất bại của Nikon trong việc nắm bắt thị trường và thụt lùi trước các đối thủ đều đã được mổ xẻ và phân tích trong một bài viết gần đây. Bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây.
Dù đang có những thay đổi để tránh vết xe đổ của Fujifilm nhưng liệu Nikon có thể tạo ra những chiếc máy ảnh tuyệt vời được nhiều người yêu thích, săn đón và có được vị thế trước đây hay không là điều rất khó để đoán trước.
Tất cả sẽ phụ thuộc vào khả năng chèo lái và vượt qua sóng dữ của ban lãnh đạo Nikon và những người thức thời.
Nguồn: Petapixel
Những vấn đề mà hãng sản xuất máy ảnh, ống kính nổi tiếng của Nhật Bản hiện đang gặp phải là gì và công ty có thể giải quyết những vấn đề đó bằng cách nào?
Nikon đã sai lầm khi “đặt hầu hết trứng vào một giỏ”
Vấn đề của Nikon bắt nguồn từ khoảng thời gian huy hoàng của công ty cách đây 20 năm. Thời điểm đó, bộ phận hình ảnh đã đem về “hào quang” cho Nikon trong thời kỳ bùng nổ của máy ảnh số những năm 2000. Nikon và Canon thay phiên nhau thống trị thị trường máy ảnh DSLR, sau đó là máy ảnh compact. Bộ phận hình ảnh khi đó đã đem lại phần lớn lợi nhuận cho Nikon.Năm 2013, doanh thu của Nikon đạt 8,7 tỷ USD và 75% trong số đó đến từ bộ phận hình ảnh. Tới năm 2021, con số đã giảm xuống chỉ còn 3,9 tỷ USD và doanh thu từ bộ phận hình ảnh chỉ còn chiếm 33%. Mặc dù đó vẫn là một tỷ trọng lớn nhưng rõ ràng với đà sa sút như hiện nay, bộ phận hình ảnh thậm chí còn đang phải gánh chịu thua lỗ từ những mảng kinh doanh khác của Nikon.
Chiến lược trung hạn của Nikon gồm hai phần:
Đầu tiên là mở rộng các mảng kinh doanh hiện tại và mới, sau đó là làm cho mảng kinh doanh hình ảnh tiếp tục phát triển trong dài hạn.
Thứ hai là việc tập trung vào ba lĩnh vực: cắt giảm chi phí, tập trung chặt chẽ hơn vào sản phẩm và hợp lý hóa các kênh bán hàng. Nikon đã thực hiện hóa chiến lược theo một cách khá tiêu cực, đó là khai tử nhiều dòng sản phẩm và chỉ tập trung cho dòng Nikon Z-series hiện nay. Nikon đã phải đóng cửa nhà máy và cắt giảm khoảng 2 ngàn nhân viên để tiết giảm chi phí sản xuất và tối ưu hóa nguồn lực, đồng thời cố gắng giảm thiểu chi phí cho các trung tâm hỗ trợ và bán hàng.
Những động thái này của Nikon phần nào khiến hãng thua lỗ hơn 260 triệu USD và con số thực tế có thể còn tăng lên.
Kết quả tài chính hàng quý mới nhất của Nikon cho thấy sự cải thiện nhưng vẫn chưa đủ
Nikon đã công bố kết quả tài chính Q3/2021 kết thúc vào ngày 31/12/2021 và kết quả mới nhất này phản án rất nhiều vấn đề của Nikon.Doanh thu Q3/2021 giảm từ mức 1,3 tỷ USD xuống chỉ còn 1,15 tỷ USD và doanh thu hàng năm tăng từ 2,83 tỷ USD lên 3,5 tỷ USD. Điểm nổi bật là lợi nhuận hoạt động tăng lên 407 triệu USD. Mảng kinh doanh hình ảnh chiếm 33% doanh thu nhưng lại có mức lợi nhuận ấn tượng lên tới 163,5 triệu USD, chiếm tới 40% tổng lợi nhuận.
Nikon dự báo doanh thu sẽ đạt 4,77 tỷ USD trong năm 2022. Đây sẽ là một bước tăng đáng kể so với mức thấp nhất của năm 2020-2021 là 3,9 tỷ USD nhưng chưa thể ngang bằng với mức 5,1 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2020. Mảng kinh doanh hình ảnh được dự báo sẽ đạt 1,56 tỷ USD, không còn lỗ và sẽ góp đáng kể vào lợi nhuận của công ty.
Vì vậy dù kết quả Q3/2021 có thể chưa như mong đợi nhưng bức tranh tổng thể vẫn khá tươi sáng. Nhưng có hai câu hỏi mới đặt ra cho Nikon tại thời điểm này.
Thứ nhất, chiến lược trung hạn có tác động đáng kể hay không? Thứ hai, liệu mảng kinh doanh hình ảnh có đang tạo ra những bước tiến vững chắc về thị phần cho hệ máy ảnh mirrorless Z-series trong khi vẫn duy trì doanh số bán máy ảnh DSLR hay không?
Dựa theo kết quả kinh doanh gần đây có thể thấy, Nikon đang phần nào vực dậy được mảng kinh doanh hình ảnh nhờ những thay đổi gần đây đối với dòng máy ảnh mirrorless Z-series dù Nikon chỉ là người đi sau. Nó góp phần giảm đáng kể các khoản lỗ thời kỳ khủng hoảng trước đây của Nikon. Về kế hoạch trung hạn, việc cắt giảm chi phí dù đem lại tác động tiêu cực ban đầu nhưng nay đã phát huy tác dụng. Bằng chứng là kết quả kinh doanh đã phần nào có sự cải thiện. Giá bán trung bình các sản phẩm của hãng cũng tăng lên. Đó là kết quả từ việc ngừng sản xuất hầu hết các dòng máy ảnh compact và chuyển hướng tập trung sản xuất các dòng máy ảnh DSLR và mirrorless có giá trị cao.
Năm ngoái, Nikon chỉ xuất xưởng được khoảng 3 triệu chiếc máy ảnh compact và con số có thể sẽ tiếp tục giảm trong năm tới.
Điều đáng quan tâm hơn là Nikon đang làm rất tốt các dòng máy ảnh ống kính hoán đổi, đặc biệt là việc phân tách giữa máy ảnh DSLR và mirrorless. Chỉ có điều, Nikon làm tốt là chưa đủ khi mà các hãng khác cũng làm tốt không kém. Lượng xuất xưởng máy ảnh ống kính hoán đổi của Nikon đã giảm xuống từ mức 660 ngàn chiếc (Q3/2020) xuống chỉ còn 550 ngàn chiếc trong Q3/2021.
Nikon đã có thể đứng vững trước giông bão hay chưa?
Thị trường máy ảnh hiện tại vẫn còn dư địa phát triển và mở rộng. Sự co lại của thị trường trong nhiều năm kết hợp với đại địch Covid-19 nay đã giảm bớt và có sự hồi phục nhất định. Kết quả là nhu cầu máy ảnh đang tăng trở lại như thời trước đại dịch Covid-19. Cùng với đó, nguồn cung hạn chế và dư thừa tiền mặt trong nền kinh tế toàn cầu càng góp phần thúc đẩy doanh số bán máy ảnh.Tuy nhiên cần thẳng thắn nhìn nhận, sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ máy ảnh không gương lật hay mirrorless. Có thể thấy, mirrorless đang trên đà thay thế máy ảnh DSLR trong tương lai khi lượng xuất xưởng đã chiếm tới 37% và giá trị cũng chiếm tới 67%.
Nikon đổ lỗi cho sự thiếu hụt linh kiện dẫn tới doanh số không được như mong đợi. Tuy nhiên nếu nhìn nhận thẳng thắn, đó là khó khăn chung. Trong khi đó, Canon đã nỗ lực mở rộng sản xuất thành công và chiếm 52% thị phần máy ảnh ống kính hoán đổi trong khi Nikon chỉ chiếm được 13%.
Lượng máy ảnh xuất xưởng (bao gồm cả DSLR lẫn mirrorless) của Nikon đã giảm nhẹ trong năm ngoái và dự báo sẽ giảm tiếp trong năm nay. Kết quả và dự báo cho thấy, Nikon vẫn đang loay hoay trong việc nắm bắt thị trường và cạnh tranh với các đối thủ. Thực tế thị phần của Nikon đối với cả máy ảnh DSLR và mirrorless đều đang giảm trông thấy.
Tồn tại hoặc phát triển: Bức tranh trung hạn
Vậy tương lai trung hạn sẽ như thế nào đối với Nikon và bộ phận hình ảnh của công ty? Điều quan trọng nhất cần nêu bật là sự thành công của chiến lược trung hạn trong việc giảm chi phí, tiếp tục phát triển hệ thống máy ảnh mirrorless và tiến tới mang lại lợi nhuận cho công ty. Điều đó chắc chắn sẽ đảm bảo sự tồn tại lâu dài cho Nikon nhưng liệu chiến lược này có khiến Nikon phải trả giá?Nikon đã xoay sở hết sức để đứng vững trước những cơn sóng dữ, sau đó rút dần khỏi thị trường máy ảnh DSLR và tập trung vào lĩnh vực máy ảnh mirrorless để cạnh tranh với các đối thủ như Sony và Canon. Thú vị thay, Canon đã rất khôn khéo nắm bắt cơ hội để chiếm lấy thị phần DSLR của Nikon để lại.
Những nguyên nhân dẫn tới thất bại của Nikon trong việc nắm bắt thị trường và thụt lùi trước các đối thủ đều đã được mổ xẻ và phân tích trong một bài viết gần đây. Bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây.
Dù đang có những thay đổi để tránh vết xe đổ của Fujifilm nhưng liệu Nikon có thể tạo ra những chiếc máy ảnh tuyệt vời được nhiều người yêu thích, săn đón và có được vị thế trước đây hay không là điều rất khó để đoán trước.
Tất cả sẽ phụ thuộc vào khả năng chèo lái và vượt qua sóng dữ của ban lãnh đạo Nikon và những người thức thời.
Nguồn: Petapixel