Ở Việt Nam, các tỉnh thành thường lấy tên danh nhân, anh hùng dân tộc để đặt cho các địa danh. Thế nhưng, kỳ lạ là có một nơi lại chọn số La Mã để đặt tên phường. Nơi đó chính là thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Phường ở thành phố Vị Thanh được đặt theo thứ tự gồm: I, III, IV, V, VII…
Vị Thanh nằm ở Tây Nam tỉnh Hậu Giang, chỉ cách TP Hồ Chí Minh khoảng 240km. Đây là một thành phố trẻ khi chỉ mới được lên thành phố vào năm 2010. Thế nhưng, vai trò của địa phương này thì không thể xem nhẹ. Vị Thanh được đánh giá là đầu mối quan trọng để liên kết TP Cần Thơ của tỉnh Kiên Giang với tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Sóc Trăng.
Thành phố này xanh mát quanh năm nhờ hệ thống sông ngòi, kênh rạch thông suốt, chảy nối liền nhau. Sau khi các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ được mở rộng, Vị Thanh trở thành địa điểm được các khu, cụm công nghiệp lựa chọn đầu tư kinh doanh. Nhờ những tiềm năng và sự phát triển nhanh chóng, bền vững đó, Vị Thanh được kỳ vọng sẽ là thủ phủ công nghiệp của miền Tây trong tương lai.
Có thể nhiều người chưa biết, chảy xuyên qua thành phố Vị Thanh có “con đường lúa gạo” của miền Tây Nam Bộ - kênh Xáng Xà No. Xáng Xà No được xây dựng từ 1901 – 1903, mục đích chính là để rửa phèn, thay chua, đưa phù sa bồi đắp cho các tỉnh miền Tây.
Về sau, kênh Xáng Xà No trở thành con đường vận chuyển gạo lớn nhất miền Tây, cũng là con đường lúa gạo có một không hai trên thế giới. Nó rộng 60m, sâu 2,5 – 9m, dài gần 40km, kéo dài từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ đến sông Cái Tư, sau đó đổ ra biển ở Kiên Giang. Kênh Xáng Xà No có đoạn chảy qua thành phố Vị Thanh.
Vị Thanh nằm ở Tây Nam tỉnh Hậu Giang, chỉ cách TP Hồ Chí Minh khoảng 240km. Đây là một thành phố trẻ khi chỉ mới được lên thành phố vào năm 2010. Thế nhưng, vai trò của địa phương này thì không thể xem nhẹ. Vị Thanh được đánh giá là đầu mối quan trọng để liên kết TP Cần Thơ của tỉnh Kiên Giang với tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Sóc Trăng.
Thành phố này xanh mát quanh năm nhờ hệ thống sông ngòi, kênh rạch thông suốt, chảy nối liền nhau. Sau khi các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ được mở rộng, Vị Thanh trở thành địa điểm được các khu, cụm công nghiệp lựa chọn đầu tư kinh doanh. Nhờ những tiềm năng và sự phát triển nhanh chóng, bền vững đó, Vị Thanh được kỳ vọng sẽ là thủ phủ công nghiệp của miền Tây trong tương lai.
Có thể nhiều người chưa biết, chảy xuyên qua thành phố Vị Thanh có “con đường lúa gạo” của miền Tây Nam Bộ - kênh Xáng Xà No. Xáng Xà No được xây dựng từ 1901 – 1903, mục đích chính là để rửa phèn, thay chua, đưa phù sa bồi đắp cho các tỉnh miền Tây.
Về sau, kênh Xáng Xà No trở thành con đường vận chuyển gạo lớn nhất miền Tây, cũng là con đường lúa gạo có một không hai trên thế giới. Nó rộng 60m, sâu 2,5 – 9m, dài gần 40km, kéo dài từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ đến sông Cái Tư, sau đó đổ ra biển ở Kiên Giang. Kênh Xáng Xà No có đoạn chảy qua thành phố Vị Thanh.