Nói với trẻ em về những chuyện buồn như thế nào?

Những chuyện buồn và sự kiện đau thương là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta. Đó là một phần của đời người và không lúc này thì lúc khác, chúng ta sẽ gặp. Người lớn sẽ dễ dàng hiểu và chấp nhận nó, nhưng việc giải thích cho trẻ em lại mang đến một thách thức hoàn toàn khác. Trẻ em biết khi nào điều gì đó đang xảy ra, chúng tiếp xúc với những tin tức gây lo lắng dù là ở nhà hay ở trường, từ những năm đầu đến tuổi thiếu niên. Vậy các phụ huynh có thể làm gì để giúp con mình hiểu và xử lý những thông tin mà chúng có thể không mong muốn? Nhà tâm lý học nhi khoa Kate Eshleman cho rằng, việc thực hiện cách tiếp cận tích cực và thảo luận về những sự việc khó khăn theo những cách phù hợp với lứa tuổi có thể giúp con bạn cảm thấy an toàn và yên tâm hơn. Đây là cách để có một cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực với trẻ em về những chuyện buồn mà có thể chúng đang nghe và nhìn thấy.
Nói với trẻ em về những chuyện buồn như thế nào?

Nhận biết dấu hiệu ở trẻ và chuẩn bị cho cuộc trò chuyện

Trước khi nói chuyện với con bạn về những gì đã xảy ra, hãy chắc chắn bạn với tư cách là cha mẹ đã chuẩn bị tốt cho cuộc nói chuyện này. Chuyên gia nói rằng điều quan trọng là tạo cơ hội cho con bạn nói về những bi kịch, nhưng đừng ép buộc cho đến khi chúng đã sẵn sàng. Hãy ghi lại hành vi của con bạn trước khi đánh giá xem chúng có thể gặp khó khăn khi đã cảm nhận được điều gì đó từ những chuyện buồn hay không, và cách chúng đối phó với tin xấu đã diễn ra như thế nào, các dấu hiệu bao gồm: - Các vấn đề về giấc ngủ , bao gồm cả những cơn ác mộng. - Cảm thấy không khỏe. - Thay đổi hành vi , chẳng hạn như trở nên cáu kỉnh, đeo bám, thu mình, buồn bã hoặc sợ hãi. Suy nghĩ về những gì bạn muốn nói trước khi bắt đầu cuộc thảo luận. Bạn có thể thực hành trước trong đầu, khi đứng trước gương hoặc thực hành với một người lớn khác. Sau đó, hãy tìm một khoảnh khắc yên tĩnh cho cuộc trò chuyện. Thời điểm tốt nhất là sau bữa ăn, chỉ cần đảm bảo rằng đó là thời gian và địa điểm mà cả con bạn và bạn đã sẵn sàng.

Cách trò chuyện cởi mở

Nói với trẻ em về những chuyện buồn như thế nào?
Khi cả hai đều sẵn sàng cho cuộc trò chuyện, tiếp theo là sự rõ ràng và trung thực. Trẻ em rất trực quan và tiếp thu nhiều hơn những gì bạn có thể nghĩ chúng làm. Chúng có thể cảm nhận được khi người lớn đang nói thì thầm hoặc giấu giếm về điều gì đó. Chúng cũng giỏi trong việc cảm nhận nỗi sợ hãi hoặc lo lắng ở người lớn. Những mẹo sau đây sẽ giúp bạn có một cuộc trò chuyện hiệu quả. 1. Đặt những câu hỏi mở Cách tốt nhất để bắt đầu trò chuyện là thăm dò, hỏi con bạn về những gì chúng đã nghe được, cảm nhận được về một chuyện buồn hoặc tin xấu nào đó. Hầu hết trẻ em, bất kể chúng bao nhiêu tuổi, sẽ có một số kiến thức về tình huống từ các cuộc nói chuyện với bạn bè hoặc nghe lén người lớn nói chuyện. Vấn đề ở đây là gì? Chúng có thể không hoàn toàn hiểu được những gì được nghe. Điều này có thể khiến trẻ chia sẻ điều gì đó có thể không đúng sự thật hoặc lặp lại thông tin sai lệch, điều này có thể dẫn đến nhầm lẫn nhiều hơn. Vì thế, hãy tạo cho trẻ cơ hội để chia sẻ cảm nhận của chúng. Bằng cách này, cha mẹ có thể trấn an con mình nếu chúng bộc lộ cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng. Hãy cho con bạn biết rằng cảm xúc, phản ứng và câu hỏi của chúng sẽ liên quan đến một vấn đề quan trọng, hãy thực sự là những cha mẹ biết lắng nghe và đừng bác bỏ những gì chúng nói với tư cách là trẻ con.
Nói với trẻ em về những chuyện buồn như thế nào?
2. Giải thích thông tin bằng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu Khi nói chuyện với trẻ em, bạn hãy nói một cách chậm rãi, cẩn thận và sử dụng những từ ngữ không gây hoảng loạn hoặc nhầm lẫn cho trẻ. Giải thích những gì đã xảy ra theo cách phù hợp với độ tuổi và mức độ hiểu biết của con bạn. Đừng làm quá tải chúng với quá nhiều thông tin. Đồng thời, hãy trung thực trước những câu trả lời và những thông tin của bạn khi con cái hỏi, bạn hoàn toàn có thể trả lời rằng "Bố/mẹ không biết". Trẻ em thường có thể cảm nhận được nếu người lớn không trung thực. Chúng có thể nghĩ rằng bạn không thẳng thắn với chúng và chính điều này sẽ tạo ra cảm giác không tin tưởng. 3. Đừng cho trẻ xem những thông tin dạng hình ảnh hoặc video Không nên cho trẻ nhỏ xem những hình ảnh liên quan đến bạo lực, nhất là những hình ảnh lặp đi lặp lại, gây khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ nhỏ. Còn với những trẻ lớn hơn, bạn có thể cùng nhau xem lại, nghe, đọc hoặc xem thông tin để cả hai cùng thảo luận nếu thấy cần thiết. 4. Theo dõi các phương tiện truyền thông xã hội mà trẻ tiếp xúc Những trẻ em lớn hơn đã có quyền truy cập nhiều nguồn tin tức và hình ảnh đồ họa thông qua phương tiện truyền thông xã hội và các ứng dụng khác. Hãy nhận thức được những yếu tố bên ngoài đó và thực hiện các bước chuẩn bị trước để trò chuyện với trẻ về những gì chúng có thể nghe hoặc nhìn thấy.
Nói với trẻ em về những chuyện buồn như thế nào?

Cho trẻ sự thoải mái và yên tâm

Cha mẹ hãy thoải mái chia sẻ và thừa nhận cảm xúc của mình với con cái. Bằng cách đó, bạn cũng dạy con mình rằng cảm xúc là tự nhiên và giúp chúng ta vượt qua những giai đoạn khó khăn, chỉ cần chúng ta chấp nhận nó đã xảy ra và chờ đợi thời gian chữa lành. Điều đó có nghĩa là bạn đang bình thường hóa phản ứng cảm xúc trước một sự kiện cảm xúc. Cha mẹ cũng nên cân nhắc trường hợp trẻ có thể tìm đến phụ huynh để hỏi hoặc để nói chuyện. Không ai có thể dự đoán chính xác tình huống sẽ diễn biến như thế nào, nhưng việc theo dõi cảm xúc của con bạn là điều quan trọng trong suốt thời gian đó. Vì thế, hãy giữ mối quan hệ cởi mở và trung thực với con cái về những sự kiện. Ngoài ra, hãy trấn an con bạn rằng bạn có thể làm mọi cách để giữ cho chúng an toàn cũng như cảnh giác chúng. Thậm chí đối với một số trẻ em, có thể áp dụng các biện pháp cụ thể hơn để bảo vệ chúng. Đơn giản như hãy cho chúng biết bạn luôn đảm bảo khóa cửa nhà vào ban đêm. Và trên hết, hãy cho con bạn biết rằng chúng luôn được yêu thương.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Trẻ em có thể phản ứng với những sự kiện đau buồn với sự bối rối và lo lắng, điều này hoàn toàn dễ hiểu. Cha mẹ, giáo viên và những người lớn tuổi khác có thể giúp đỡ trẻ bằng cách lắng nghe và phản hồi một cách trung thực và nhất quán. Tuy nhiên, nếu bạn đang cảm thấy bế tắc hoặc bị quá tải, hoặc con bạn có những dấu hiệu căng thẳng kéo dài, bạn có thể cân nhắc nói chuyện với các chuyên gia để được tư vấn. Bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần được cấp phép của con bạn có thể hỗ trợ bạn lập kế hoạch phù hợp cho con mình.

Đừng quên bản thân cha mẹ cũng tác động rất lớn đến con cái

Những tin buồn và bi kịch có thể gây mệt mỏi cho tất cả mọi người. Hãy nhớ kiểm soát sự căng thẳng của bản thân bằng cách tự chăm sóc mình trước, gồm cả việc nghỉ ngơi, để bản thân tĩnh tâm sau khi nghe hoặc trải qua chuyện buồn nào đó, tham gia vào các hoạt động thể chất và làm điều gì đó giúp nâng cao tinh thần của bạn và người thân trong gia đình. Một không gian cảm xúc tốt cũng sẽ giúp bạn có cuộc trò chuyện tốt hơn với con mình. >>> Có phải tôi bị trầm cảm rồi không? Nguồn health.clevelandclinic
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top