Nộp CV nhiều công ty nhưng không được gọi phỏng vấn: Bạn rút ra được bài học gì về cách viết CV?

Tìm kiếm việc làm là một hành trình gian nan, đặc biệt là với những ai mới bước vào thị trường lao động. Gửi đi hàng chục CV xin việc nhưng không nhận được hồi âm phỏng vấn ắt hẳn là trải nghiệm khiến nhiều người nản lòng. Tuy nhiên, thay vì chìm trong thất vọng, hãy biến những lần "bặt vô âm tín" thành cơ hội để bạn hoàn thiện bản thân, cải thiện chất lượng CV và tăng khả năng được gọi phỏng vấn.

Nguyễn Thanh Tâm (22 tuổi) hiện đang là sinh viên năm cuối tại Hà Nội. Vì chuẩn bị ra trường, bắt đầu từ tháng 10/2023, Tâm đã nộp hàng chục CV cho các công ty nhưng sau nhiều ngày, chưa có công ty nào phản hồi. Điều này khiến cô cảm thấy rất thất vọng vì những nỗ lực của mình dường như không được đáp ứng.

"Tôi không hiểu tại sao CV của mình không thể thu hút được sự quan tâm của nhà tuyển dụng. Tôi đã cố gắng liệt kê tất cả những gì mình có như kinh nghiệm thực tập, các chứng chỉ, kỹ năng... nhưng có vẻ như vẫn chưa đủ ấn tượng", Tâm chia sẻ.

Vì sao CV của bạn không được duyệt?
1716195147777.png

Trong một thị trường lao động cạnh tranh, nhà tuyển dụng phải sàng lọc hàng trăm, thậm chí hàng nghìn hồ sơ ứng viên. Vì vậy, họ thường chỉ dành thời gian xem xét những CV nổi bật, chuyên nghiệp và phù hợp với yêu cầu công việc. Rất có thể, bạn đã mắc những lỗi sai cơ bản khi viết CV, vô hình chung khiến CV của mình bị đánh “trượt”. Vì vậy, để tăng cơ hội cho bản thân, hãy tránh những lỗi CV sau:

Trình bày CV không khoa học

Thiếu sự chỉn chu, gọn gàng trong trình bày là một nguyên nhân khiến CV dễ bị đánh rớt. Một bản CV rối mắt, thiếu cân đối về phông chữ, bố cục xấu sẽ gây khó khăn cho nhà tuyển dụng khi đọc, làm cho CV của bạn có thể nhanh chóng bị loại ngay từ vòng đầu.

Không nêu bật được điểm mạnh

Liệt kê đơn thuần các thông tin mà không tập trung làm nổi bật những điểm mạnh phù hợp với công việc sẽ khiến CV của bạn rất dễ bị lẫn vào đám đông. Nhà tuyển dụng cần có những lý do thuyết phục để họ chọn bạn thay vì hàng trăm ứng viên khác.

Thông tin không phù hợp với công việc

Việc cung cấp thông tin không phù hợp với công việc trong CV của ứng tuyển thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Nó có thể là mục tiêu nghề nghiệp mà bạn nêu ra lại hoàn toàn trái ngược với bản chất của công việc, liệt kê thiếu đi những kỹ năng then chốt, cốt lõi cần có để đảm nhiệm tốt vị trí đó hay kinh nghiệm công việc trước đây của bạn lại không liên quan gì đến lĩnh vực tuyển dụng. Tất cả đều khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về mục đích ứng tuyển và năng lực thực tế của bạn. Những sự bất đồng về thông tin so với tiêu chí tuyển dụng này sẽ khiến bạn dễ dàng bị loại ngay từ vòng đầu vì không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của công việc.

Mắc lỗi chính tả, ngữ pháp

Những lỗi này thể hiện sự thiếu tập trung và cẩn thận của bạn ngay từ khâu tạo CV online. CV là cơ hội đầu tiên để bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, nếu mắc lỗi sai ngay từ bước này, họ sẽ dễ dàng nghi ngờ khả năng làm việc chuyên nghiệp và tỉ mỉ của bạn.

Thiếu tính cá nhân hóa

Nhiều ứng viên thường mắc sai lầm khi gửi một CV chung chung cho nhiều vị trí khác nhau mà không điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra điều này và coi đó là thiếu sự chuyên nghiệp. Mỗi công việc đều có những yêu cầu và môi trường làm việc khác nhau, do đó họ muốn thấy được cá tính, sự độc đáo và phù hợp của bạn với yêu cầu công việc.

Làm thế nào để cải thiện CV?
1716195165242.png

Dưới đây là một số lời khuyên của JobsGo (đơn vị hỗ trợ tuyển dụng và tìm việc làm uy tín tại Việt Nam), hy vọng giúp bạn rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng CV và tăng cơ hội được chọn phỏng vấn trong quá trình tìm kiếm việc làm tại Bình Dương, TP.HCM hay tìm việc tại bất kỳ địa điểm nào khác:

Xác định rõ mục tiêu công việc

Một trong những bước đầu tiên để cải thiện CV là xác định rõ mục tiêu công việc mà bạn đang hướng tới. Việc này sẽ giúp bạn tập trung vào những thông tin quan trọng, liên quan đến vị trí mong muốn. Hãy nghiên cứu kỹ về ngành nghề, môi trường làm việc và yêu cầu của công việc để đưa ra mục tiêu cụ thể. Từ đó, bạn có thể trình bày một cách khoa học, nhấn mạnh đúng kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp, tăng khả năng được nhà tuyển dụng chú ý.

Bố cục CV theo mẫu chuẩn

Một bố cục CV xin việc khoa học, rõ ràng sẽ giúp thông tin được trình bày súc tích, dễ theo dõi. Bố cục CV nên sắp xếp theo thứ tự: Thông tin cá nhân, Mục tiêu nghề nghiệp, Học vấn, Kinh nghiệm làm việc, Kỹ năng.

Tập trung vào những điểm mạnh

Thay vì đơn thuần liệt kê dàn trải tất cả các thông tin, bạn hãy tập trung vào những điểm mạnh phù hợp nhất với công việc. Ví dụ, với vị trí Kỹ sư Phần mềm, bạn có thể nhấn mạnh kinh nghiệm lập trình, các dự án đã tham gia cũng như kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

Chú ý kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp

Đây là việc quan trọng để tránh những sai sót có thể ảnh hưởng đến hình ảnh chuyên nghiệp của bạn. Trước khi nộp CV, bạn nhất định phải dành thời gian để biên tập, kiểm tra lỗi một cách cẩn thận. Đừng ngần ngại nhờ đến sự hỗ trợ của người khác để đọc lại, phát hiện những lỗi nhỏ mà bản thân có thể bỏ sót.

Cập nhật CV liên tục

Đừng để CV của bạn "đóng băng" mà hãy cập nhật liên tục những thay đổi về học vấn, kỹ năng được nâng cao hay kinh nghiệm công việc mới nhất. Ví dụ, nếu bạn vừa hoàn tất một khóa đào tạo về Quản lý Dự án, hãy ghi nhận điều đó vào CV.

Với những bài học quý báu được rút ra từ nhiều lần nộp CV không thành công, bạn hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng hồ sơ ứng tuyển của mình. Hãy áp dụng những lời khuyên trên và theo dõi kết quả. Chúc bạn sớm tìm được công việc ưng ý!
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top