Nước Anh hậu Brexit: Sự trả giá bắt đầu từ lưu thông hàng hóa

Trải đều trên toàn chuỗi cung ứng, các nhà sản xuất thực phẩm của Vương quốc Anh đã phải trải qua một mùa hè đầy khó khăn.
“Các kho lạnh không có đủ không gian để chứa cây trồng, vì vậy chúng tôi buộc phải loại bỏ nông sản giá trị của một tuần. Và vì không có đủ nhân công để thu hoạch rau, vì vậy chúng tôi buộc phải để lãng phí”, Iain Brown - Phó chủ tịch East Scotland Growers (ESG), giải thích.
Trong bối cảnh tình trạng thiếu lương thực vẫn đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới trong suốt khoảng thời gian đại dịch xảy ra, Brown tin rằng một vấn đề duy nhất chỉ của riêng Vương quốc Anh đang khiến cho cuộc sống càng thêm đau khổ: Brexit.
Theo Iain Brown, thì hai mũi nhọn của sản xuất: đầu tiên là mang lương thực ra khỏi mặt đất, sau đó phân phối chúng đến các siêu thị đều bị ảnh hưởng bởi thiếu hụt nhân công.
Nước Anh hậu Brexit: Sự trả giá bắt đầu từ lưu thông hàng hóa
Thứ nhất, việc thiếu đi các tài xế xe tải, những người chở các mặt hàng tươi sống như súp lơ đến và đi từ các cơ sở đông lạnh, buộc ESG trong một giai đoạn đã phải vứt bỏ giá trị sản phẩm của một tuần, với chi phí ước tính lên đến 1 triệu bảng Anh (1,4 triệu USD) .
Thứ hai, Brown nói rằng nhiều lao động thời vụ, những người sẽ đến từ các nước như Romania và Bulgaria chỉ trong vài tháng để thu hoạch rau, hiện cũng đang bị giảm mạnh.
“Một số không thể nhập cảnh vì các quy định hạn chế trong thời điểm COVID-19 khiến nó quá khó khăn; một số vẫn có thể đến nước Anh, họ kiếm được nhiều tiền và rời đi sớm hơn dự định”, Brown nói. Điều này đồng nghĩa khoảng 10-15% sản lượng vụ mùa của ESG bị lãng phí, tiêu tốn khoảng 200.000 bảng Anh (277.000 USD).
Dường như hậu quả của Brexit cuối cùng đã được cảm nhận rõ ràng ở Vương quốc Anh. Và khác xa với “viễn cảnh màu hồng” mà mà các thành viên trong chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson hứa hẹn, tình trạng thiếu lao động châu Âu ở những khu vực kinh doanh đồng nghĩa với thiệt hại tài chính của các doanh nghiệp và những kệ hàng siêu thị trống rỗng khi quốc gia này bước vào mùa Giáng sinh.
Sự thiếu hụt tài xế xe tải có lẽ là vấn đề cấp bách nhất. Theo phát ngôn viên của Hiệp hội Logistics UK, thiếu hụt tài xế hiện tại ước tính vào khoảng 90.000 đến 120.000 lao động. Mặc dù Brexit không hoàn toàn là lý do để đổ lỗi, nhưng sự thật là Vương quốc Anh không còn dễ dàng tiếp cận các tài xế châu Âu, và điều này khiến ngành công nghiệp phải đau đầu.
Nước Anh hậu Brexit: Sự trả giá bắt đầu từ lưu thông hàng hóa
Một khách hàng nhìn vào những kệ hàng gần như trống rỗng ở Tescos vào ngày 14/1/2021 ở Belfast, Bắc Ireland.
Sự thiếu hụt này không đơn giản là thay thế bởi lao động người Anh. Bên cạnh thực tế là có thể mất tới 9 tháng để đủ điều kiện trở thành tài xế và chi phí lên tới 5.000 bảng Anh (6.940 đô la) theo Logistics UK. Vì thế người Anh không sẵn sàng “đứng xếp hàng” để nhận những công việc như thế này.
“Chúng ta có một lực lượng lao động đang già đi ở Anh và hình ảnh về điều kiện làm việc của những người lái xe tải với chỗ đậu xe và chỗ nghỉ ngơi không an toàn đã khiến công việc này trở nên kém hấp dẫn đối với nhiều người trẻ tuổi”, phát ngôn viên của Logistics UK nói.
Tình trạng này đã khiến các công ty phải đưa ra lựa chọn khó khăn: Cần phải ưu tiên những hàng hóa nào? Nếu bạn chỉ có một chiếc xe tải rời khỏi nhà kho vào ngày hôm đó, tất nhiên bạn sẽ phải ưu tiên những thứ dễ hư hỏng hơn thay vì những thứ như nước đóng chai. Về lâu dài, điều này sẽ khiến người tiêu dùng ít sự lựa chọn và bắt đầu hoảng sợ, mua dự phòng với số lượng lớn, điều mà chúng ta đã thấy vào năm 2020 khi nước Anh thiếu hụt nguồn cung cấp giấy vệ sinh.
Để hình dung vấn đề này nghiêm trọng như thế nào, các ông chủ của những siêu thị lớn nhất nước Anh đã dùng từ “chưa từng có” để mô tả tình trạng thiếu thực phẩm hiện tại, họ đang “ở mức độ tồi tệ hơn bất cứ thời điểm nào từng chứng kiến” và cảnh báo rằng những siêu thị có thể trống không vào dịp Giáng sinh do thiếu các tài xế.
Sự thiếu hụt này có lẽ là món quà cho các đối thủ chính trị của Johnson, những người có thể nói rằng tuyên bố của vị thủ tướng rằng thỏa thuận Brexit đã sẵn sàng vào năm 2019 là sai.
Các nhà phê bình nói rằng chính phủ Vương quốc Anh đã chưa chuẩn bị đầy đủ cho những hậu quả không thể tránh khỏi của Brexit và giảm thiểu tác động ngay từ ban đầu của nó.
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia, nền tảng tăng trưởng GDP của Vương quốc Anh gần như dừng lại vào tháng 7, một phần do các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu nhân công. Nền kinh tế của Anh vẫn nhỏ hơn 2,1% so với trước đại dịch và một số nhà kinh tế cho rằng sự khác biệt sẽ không diễn ra cho đến quý 2 năm sau.
Sam Lowe, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Cải cách Châu Âu cho biết: "Trong toàn bộ quá trình Brexit, chính phủ Anh đã nỗ lực để giúp doanh nghiệp và người dân chuẩn bị cho biến động không thể tránh khỏi, nhưng nó đã bị xem nhẹ bởi nhu cầu thể hiện Brexit là một điều gì đó tích cực cho Vương quốc Anh và nền kinh tế. Điều này dẫn đến những thông báo gây nhầm lẫn thậm chí không đề cập đến cụm từ Brexit, các hướng dẫn bị trì hoãn và những ý định thay đổi vào phút cuối”.
Tệ hơn nữa, chính phủ của Thủ tướng Johnson giờ đây đang ở một vị thế kỳ lạ khi từ chối thực hiện một phần quan trọng của thỏa thuận mà nó từng được ca ngợi là thành công rực rỡ.
Vương quốc Anh được cho là sẽ thực thi đầy đủ một cơ chế được gọi là Nghị định thư Bắc Ireland vào cuối năm nay. Nghị định thư đã được thống nhất giữa Vương quốc Anh và EU về tính đặc biệt của Bắc Ireland: Nằm ngoài EU, cùng với phần còn lại của Vương quốc Anh, nhưng có chung đường biên giới trên bộ với Cộng hòa Ireland, một quốc gia thành viên EU.
Nước Anh hậu Brexit: Sự trả giá bắt đầu từ lưu thông hàng hóa
Theo Nghị định thư, hàng hóa có thể lưu thông tự do giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, tránh việc tồn tại một biên giới cứng - một biện pháp cần thiết trong việc ngăn chặn sự quay trở lại của bạo lực giáo phái trên hòn đảo. Còn ở phía mình, Vương quốc Anh đồng ý rằng họ sẽ bảo vệ thị trường duy nhất của EU bằng cách thực thi kiểm tra đối với hàng hóa vào Bắc Ireland từ Anh.
Làm như vậy sẽ tạo ra một biên giới biển giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Vương quốc Anh một cách hiệu quả, tuy nhiên lại khiến thủ tướng Anh Johnson cảm thấy khó chịu vì ông thích miêu tả mình như một người bảo vệ chính của Liên minh. Nó cũng sẽ là một nỗi đau cho các hội viên ở Belfast, những người trong tuần này đã bị đe dọa sụp đổ thỏa thuận chia sẻ quyền lực vốn khá mỏng manh của khu vực.
Điều cuối cùng mà Johnson, người dẫn đầu chiến dịch Brexit vào năm 2016, muốn làm là để các đối thủ của mình thừa nhận rằng Brexit không chỉ cắt đứt Bắc Ireland khỏi phần còn lại của Vương quốc Anh, mà còn dụng ý gây thêm áp lực lên cả tài chính và ổn định trong khu vực.
Điều này có thể giải thích tại sao Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit của Anh David Frost cho biết hôm thứ Hai rằng thời gian ân hạn cho phép hàng hóa lưu thông từ Anh đến Bắc Ireland sẽ được kéo dài, không có điểm kết thúc cố định.
Những vấn đề này, mặc dù quan trọng nhưng lại khác xa với những lúng túng hậu Brexit khiến cho tuyên bố sẵn sàng rời khỏi của Johnson trông hơi ngớ ngẩn.
Mặc dù đảm bảo rằng nghề cá của Anh sẽ không bị ảnh hưởng bởi những khó khăn khi nhập khẩu vào lục địa châu Âu, nhưng thực tế sản phẩm đánh bắt đang bị ném ngược trở lại mặt nước khi tàu thuyền không thể cập bến và kịp chế biến sản phẩm tươi để bán.
Nước Anh hậu Brexit: Sự trả giá bắt đầu từ lưu thông hàng hóa
Nước Anh hậu Brexit: Sự trả giá bắt đầu từ lưu thông hàng hóa
Các nhà lập pháp trong đảng của Johnson đã nhận được điện thoại từ các cử tri tức giận rằng họ không thể đưa hàng hóa của mình vào châu Âu vì Brexit.
“Họ biết rằng chúng tôi không thể làm gì trong nhiều trường hợp. Các trang web của chính phủ không hữu ích lắm và họ chỉ đơn giản là không thể nhận được sự giúp đỡ mà mình cần. Thật khó khăn. Họ tức giận vì mọi người đang hủy đơn đặt hàng và cá nhân tôi không thể xin được thị thực Pháp cho họ”, một nhà lập pháp thuộc biên chế chính phủ cho hay.
Và theo báo cáo của Reuters, Anh “tất nhiên sẽ đánh mất vị thế là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Đức trong năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 1950” với nguyên do đến từ “các rào cản thương mại liên quan đến Brexit”.
Tất cả những khó khăn này đã được dự đoán trước bởi những chỉ trích thủ tướng Anh, khi mà các hiệp hội thương mại tìm cách “vận động hành lang” chính phủ để có những thỏa thuận thay thế nhằm giảm thiểu thiệt hại. Johnson đã nhiều lần bị các nhà lãnh đạo trong ngành và các đối thủ chỉ trích vì những gì họ coi là thiếu thận trọng trong việc chuẩn bị cho Brexit.
Mặc dù vậy, các đối thủ chính trị của Johnson lại không quá chú tâm vào hậu quả của Brexit, mà thay vào đó họ tập trung khai thác những vấn đề trong. Nhưng tại sao lại như vậy?
Rob Ford, giáo sư chính trị tại Đại học Manchester cho biết: “Vấn đề đối với những câu chuyện này là chúng xảy ra từng bước một. Một trong những điều rất bi thảm của câu chuyện này là để công chúng thực sự chú ý đến, một điều gì đó thực sự gay cấn xảy ra. Thật không may, đó có thể là một tài xế xe tải làm việc quá sức đâm vào xe gia đình hoặc trẻ em bị ốm, suy dinh dưỡng”.
Đến thời điểm đó, Johnson có thể làm chệch hướng phần lớn vấn đề bằng cách đổ lỗi cho đại dịch. Ford lưu ý rằng biện pháp này sẽ diễn ra tốt với cơ sở là những cư tri bỏ phiếu ủng hộ Brexit của thủ tướng Anh, nhiều người trong số họ phát ngán khi được nói rằng Brexit là một thảm họa và thường sẵn sàng tin vào những lời giải thích khác.
Nhưng Brexit thực sự đang bắt đầu khó khăn. Sẽ không bao giờ có trường hợp Vương quốc Anh tan rã ngay lập tức. Nhưng từng chút một, những cam kết được đưa ra vào năm 2016 và suốt nhiều năm đàm phán đang dần rạn nứt.
Có lẽ một ngày nào đó Johnson sẽ cho rằng đó là quyết định hợp lý về mặt chính trị và đưa ra các biện pháp mạnh tay hơn nhằm giảm nhẹ những mặt trái của Brexit. Tuy nhiên, ngay cả khi đó thì vẫn sẽ có vấn đề: Thừa nhận bạn cần kiểm soát thiệt hại có nghĩa là có thiệt hại để kiểm soát.
Nguồn: CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top