Nước cất là gì? Có uống được không?

Có lẽ bạn đã nghe về thuật ngữ ngữ nước cất nhưng chưa chắc đã hiểu nó là thứ gì. Nhiều người được dạy rằng nước cất là loại nước đặc biệt tinh khiết nhưng lại không biết nó có gì đặc biệt.

Nước cất là gì?

Nước cất là nước đã được đun sôi cho đến khi hóa hơi hoàn toàn, sau đó hơi nước được ngưng tụ trở lại thành dạng lỏng. Bạn có thể tìm thấy những lọ nước cất nhỏ, dễ thương được bán tại hiệu thuốc gần nhà.
Nước cất là gì? Có uống được không?
Nước cất là loại nước đặc biệt tinh khiết, bởi không có tất cả các tạp chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật. Tất cả tạp chất đã được loại bỏ hoàn toàn trong quá trình chưng cất. Chúng bao gồm các kim loại vi lượng như canxi, magie, clo, kẽm hoặc bất kỳ chất ô nhiễm hóa học hữu cơ nào như thuốc trừ sâu, bụi bẩn, phenol. Do có độ tinh khiết đặc biệt, nước cất được sử dụng trong y tế, công nghiệp và các phòng thí nghiệm để hòa tan các hóa chất.

Nước cất được tạo ra như thế nào?

Để tạo ra nước cất, bạn cần có thiết bị chưng cất. Nước thông thường được đun sôi trong một bình và hơi nước thu lại được trong quá trình này được đưa vào 'bình ngưng'. Bình ngưng, như tên gọi rất rõ ràng của nó, là nơi ngưng tụ hơi nước trở lại thành nước lỏng.
Nước cất là gì? Có uống được không?
Sơ đồ quá trình tạo ra nước cất
Bình ngưng tụ có 2 lớp: một lớp bên trong để hơi nước đi qua và lớp bên ngoài để nước lạnh chảy qua. Nước lạnh giữ cho các thành lớp bên trong của dàn ngưng được mát mẻ nên hơi nước sẽ ngưng tụ nhanh chóng. Bằng cánh này, hơi sẽ chuyển thành chất lỏng bên trong bình ngưng và cuối cùng là nhỏ xuống một bình khác. Sau khi hoàn tất quá trình kể trên, bạn đã có nước cất.

Nước cất khác với nước đun sôi thế nào?

Nước đun sôi về cơ bản là nước đã được đun nóng ở 100 độ C. Ở đây, hơi nước tạo thành của quá trình đun sôi không được thu thập và ngưng tụ.
Người ta thường đun sôi nước để diệt vi trùng trong đó. Tuy nhiên, không giống như nước cất, nước đun sôi không bị tách bất kỳ khoáng vi lượng và muối nào. Trên thực tế, cả nước và các chất này được đun sôi với nhau.
Do đó, trong nước đun sôi, các vi sinh vật có thể chết nhưng khoáng chất vi lượng và các hạt vẫn còn tồn tại. Đó là lý do nó không hoàn toàn tinh khiết và chắc chắc là không tinh khiết bằng nước cất.
Nước cất là gì? Có uống được không?

Chúng ta có thể uống nước cất không?

Nếu bạn tìm kiếm trên Google câu hỏi rằng nước cất có uống được không thì câu trả lời ở những website khác nhau thường sẽ không giống nhau. Một số web cho rằng nó an toàn, trong khi những web khác thì viết nó gây hại cho cơ thể. Vậy thực tế thì chúng ta có thể uống nước cất không?
Câu trả lời là có hoặc không tùy thuộc vào mục đích bạn uống nước. Nước cất rất an toàn để uống nhưng nhược điểm của nó là mùi vị sẽ nhạt hơn so với nước thông thường. Chính điều này khiến nhiều người cho rằng nếu chỉ uống nước cất thì sẽ có hại cho sức khỏe.
Có 21 khoáng chất mà cơ thể cần để có sức khỏe tốt. Những khoáng chất này cần thiết để duy trì cấu trúc xương, cân bằng điện giải, khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu, các chức năng của hormone. Nhiều khoáng chất trong số này đến từ nước uống hàng ngày và không có trong nước cất.
Uống nước cất về cơ bản là uống nước không có khoáng chất, vì vậy bạn sẽ mất đi nguồn khoáng chất chính mà cơ thể thường coi là đương nhiên. Do đó, các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu hụt khoáng chất có thể phát sinh nếu chỉ uống một mình nước cất. Chúng bao gồm rối loạn dạ dày, đau đầu, buồn nôn và thiếu máu.
Nước cất là gì? Có uống được không?
Có rất ít bằng chứng cho thấy rằng việc uống nước cất sẽ khiến khoáng chất thoát ra khỏi các mô trong cơ thể. Trong nghiên cứu được công bố vào năm 1963, những con chuột trong thí nghiệm được cho uống nước cất đã bị vỡ các tế bào ruột, có thể xảy ra do sốc thẩm thấu. Các nhà khoa học cho rằng trong trường hợp này, nước cất đã tràn vào bên trong tế bào ruột của chuột, khiến chúng bị vỡ ra.
Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu khác thì cho biết thường sẽ không có tác dụng phụ nào có hại liên quan đến việc uống nước cất. Dù vậy, nếu muốn uống nước đặc biệt tinh khiết như nước cất thì bạn cũng nên có một chế độ ăn uống cân bằng, giàu khoáng chất.
Nước cất vô cùng quan trọng, thường được các nhà khoa học sử dụng trong phòng thí nghiệm để hòa tan hóa chất và rửa thiết bị. Nó thậm chí còn được dùng trong ngành công nghiệp ô tô vì không chứa các kim loại vi lượng, thứ có thể gây ra rỉ sét.
Theo ScienceABC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top