thuha19051234
Pearl
Là cha mẹ, bạn luôn muốn làm những gì tốt nhất cho con, giữ cho con được an toàn và không bị tổn thương bởi bất cứ tác động nào. Đó là bản năng tự nhiên của những người làm cha làm mẹ, tuy nhiên, làm thế nào để biết liệu phong cách nuôi dạy con của bạn có đi quá xa hay không, và có phải bạn đang kiểm soát con cái quá mức hay không? Những lối tư duy áp đặt từ cha mẹ và những kiểu nuôi dạy con quá độc đoán có thể gây ra vấn đề sau này. Hoàn toàn có! Một nghiên cứu khoa học từ năm 2018 đã cho thấy điều đó. Nghiên cứu này xem xét 422 trẻ em và theo dõi chúng trong khoảng thời gian 8 năm - ở các độ tuổi 2, 5 và 10. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, khi trẻ lên 2 mà quá kiểm soát có liên quan đến việc điều chỉnh hành vi và cảm xúc kém khi trẻ lên 5. Tương tự như vậy, những đứa trẻ có khả năng điều tiết cảm xúc tốt hơn ở tuổi 5 ít có khả năng mắc các vấn đề về cảm xúc hoặc xã hội hơn ở tuổi 10, và cũng có nhiều khả năng học tốt hơn ở trường. Nhà tâm lý học nhi khoa Vanessa K. Jensen, PsyD, ABPP nói rằng cha mẹ nên cho phép con cái phạm sai lầm, trong phạm vi lý do có thể chấp nhận được.
1. Con cái bạn không có cơ hội học hỏi từ những sai lầm Khi chúng ta nghĩ về sự phát triển của một đứa trẻ, chúng ta thường nghĩ đến việc chúng thành công trong nhiều thử thách khác nhau trong suốt cuộc đời. Nhưng điều quan trọng nhất của sự trưởng thành chính là cho phép chúng được quyền mắc sai lầm và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua thử và sai. Nếu cha mẹ cứ cố đưa con vào một khuôn khổ an toàn, thì chúng sẽ không có cơ hội để mắc những lỗi nhỏ mà chúng có thể học hỏi được nhiều kỹ năng và bài học tốt. Nói cách khác, nếu cha mẹ thường xuyên sửa chữa mọi thứ cho con cái, chúng sẽ không có cơ hội để thất bại hoặc học được thông qua việc tự mình cố gắng. Mắc lỗi và gặp sai lầm, hay thất bại nhỏ là một phần tự nhiên của quá trình trưởng thành và mặc dù ban đầu nó có thể đáng sợ nhưng trẻ em có nhiều điều để học hỏi từ chúng.Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta học được từ những sai lầm, và các cha mẹ cũng nên khuyến khích bạn nên để con mình làm như vậy. 2. Không có được kỹ năng tự vận động Cũng giống như kỹ năng giải quyết vấn đề, việc trẻ học được cách tự đứng lên trong những tình huống khó khăn cũng rất quan trọng. Rất nhiều cha mẹ cảm thấy cần phải sửa mọi vấn đề cho con cái của họ, và do vậy con cái sẽ thiếu đi nhiều có hội để học được cách làm điều này cho chính mình. Các bậc cha mẹ trực thăng thườn can dự vào những cuộc xung đột của con cái. Chẳng hạn như nếu con bạn bị bắt nạt ở trường , việc bạn muốn đến giải cứu chúng là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là chỉ cha mẹ chỉ nên can thiệp khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe hay sự an toàn về thân thể của con mình, và việc sử dụng các tình huống thực tế như những khoảnh khắc dạy trẻ tự giải quyết một số việc cũng rất quan trọng.
2. Cùng nhau học hỏi và quan sát Khi TV, máy tính và phương tiện truyền thông xã hội được giới thiệu, bạn sẽ muốn chú ý đến thói quen kỹ thuật số của con mình và những gì chúng đang tìm kiếm và xem. Hãy tận dụng điều đó để cả cha mẹ và con cái được học cùng nhau. Trẻ em hiện này bị "bao vây" bởi các hình thức truyền thông khác nhau và điều quan trọng là bạn phải dạy chúng những hoạt động kỹ thuật số nào chúng nên tham gia và nội dung nào không phù hợp với chúng. Điều này sẽ hữu ích hơn việc nói cho con bạn biết chúng đã làm gì sai sau khi thực tế đã xảy ra. 3. Giao tiếp cởi mở với con cái Hãy để ý con mình đang đi chơi với ai và thường đi chơi với ai nhưng không phải theo kiểu kiểm soát mà hãy để ý con mình và cha mẹ hoàn toàn có sự giao tiếp cởi mở, hiểu biết lẫn nhau và biết chúng đang dành thời gian cho ai. Tiến sĩ Jensen khuyên bạn nên tìm hiểu xem con bạn giao du với ai, nhưng không phải theo cách khiến chúng cảm thấy như bạn đang xâm phạm quyền riêng tư của chúng. Vấn đề mấu chốt ở đây chính là giao tiếp cơ bản, hãy bắt đầu sớm bằng cách tìm hiểu bạn bè của con là ai. Điều này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những người mà con đang dành thời gian cho họ. Hãy đặt những câu hỏi như: Con tìm thấy ai trong lớp năm nay mà con muốn đi chơi cùng? Con ăn trưa với ai vậy? Có những bạn nào nào mà còn thấy thú vị hơn trong năm nay không? 4. Mỗi đứa trẻ cần những cách kỷ luật khác nhau Không phải tất cả trẻ em đều có cách học giống nhau hoặc sẽ phản ứng với các hình thức kỷ luật giống nhau. Mỗi đứa trẻ là một cá tính riêng và đòi hỏi cách nuôi dạy khác nhau, ngay cả với chị em trong một gia đình. Chẳng hạn nếu một đứa trẻ hướng ngoại hơn - bốc đồng hơn hoặc dễ gặp rắc rối hơn - thì bạn có thể cần phải là một bậc cha mẹ đặt ra nhiều giới hạn hơn cho chúng. Nếu con bạn tính hướng nội, cẩn trọng và gần gũi với cha mẹ thì nên khuyến khích chúng chấp nhận rủi ro nhiều hơn.