Một trong những nhà đầu tư công nghệ thành công nhất cho biết nhà sản xuất chip Nvidia có thể trị giá gần 50 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ tới, nhiều hơn giá trị thị trường của toàn bộ S&P 500 hiện nay cộng lại.
James Anderson, người nổi tiếng với những vụ đặt cược ban đầu vào Tesla và Amazon, cho biết: “Quy mô tiềm năng của Nvidia trong kết quả lạc quan nhất cao hơn nhiều so với những gì tôi từng thấy trước đây và có thể dẫn đến vốn hóa thị trường tăng lên hàng chục lần so với hiện nay. Đây không phải là một dự đoán mà là một khả năng nếu trí tuệ nhân tạo phục vụ khách hàng hiệu quả và vị trí dẫn đầu của Nvidia vẫn còn nguyên vẹn.”
Nvidia là người được hưởng lợi chính từ sự bùng nổ nhu cầu về chip có thể đào tạo và chạy các mô hình AI mạnh mẽ như ChatGPT của OpenAI.
Cổ phiếu của hãng đã tăng 162% kể từ đầu năm, đẩy giá trị thị trường của nhà sản xuất chip này lên trên 3 nghìn tỷ USD - tăng gấp 20 lần so với mức giá trị khoảng 150 tỷ USD của công ty vào tháng 8 năm 2018 khi Apple trở thành công ty đầu tiên đạt giá trị nghìn tỷ USD.
Nvidia, được xem là trung tâm của một “cuộc cách mạng công nghiệp” mới như lời Giám đốc điều hành Jensen Huang tuyên bố, đã nhanh chóng vượt qua Microsoft và Apple vào tháng 6 để trở thành công ty niêm yết đại chúng có giá trị nhất thế giới.
“Sự phát triển bền bỉ theo cấp số nhân của công ty, lợi thế cạnh tranh về phần cứng và phần mềm cũng như văn hóa và khả năng lãnh đạo chính là những gì chúng tôi tìm kiếm”, James Anderson hiện điều hành quỹ đầu tư Lingotto Investment Management trị giá 650 triệu USD cho biết.
James Anderson được biết đến nhiều nhất trong gần bốn thập kỷ làm việc tại Baillie Gifford. Tại đây, ông điều hành Quỹ đầu tư thế chấp Scotland, công ty đã đầu tư vào Nvidia từ năm 2016. Bên cạnh Nvidia, nhà đầu tư này cũng đã từng đặt cược thành công vào Amazon, Tesla… từ khi các công ty này chưa có vị thế.
Người có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình đầu tư của James Anderson là học giả Hendrik Bessembinder, người đã phát hiện ra rằng trong nhiều thập kỷ, chỉ 4% cổ phiếu chiếm toàn bộ số tài sản ròng được tạo ra. Phát hiện của Hendrik Bessembinder tạo cơ sở cho niềm tin của James Anderson rằng nhà đầu tư phải tìm cách xác định ra những công ty có tiềm năng trở thành những tập đoàn khổng lồ đó.
James Anderson đã nêu lý do tại sao Nvidia rơi vào danh mục này trong một lá thư gửi các nhà đầu tư năm nay.
Ông viết rằng sự tăng trưởng thực sự về nhu cầu chip AI của trung tâm dữ liệu dường như đang ở mức khoảng 60% mỗi năm. Nhìn về tương lai trong thập kỷ tới, ông cho biết 10 năm tới, chỉ riêng doanh thu của trung tâm dữ liệu tăng trưởng 60% và tỷ suất lợi nhuận không thay đổi sẽ mang lại thu nhập 1.350 USD/cổ phiếu và dòng tiền tự do khoảng 1.000 USD/cổ phiếu. Giả sử tỷ suất dòng tiền tự do là 5%, một cổ phiếu Nvidia có thể trị giá 20.000 USD sau 10 năm, tương đương với mức vốn hóa thị trường là 49 nghìn tỷ USD. James Anderson cho rằng xác suất xảy ra kết quả này là 10-15%.
Vốn hóa thị trường kết hợp hiện tại của tất cả các công ty trong S&P 500 là khoảng 47 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, tổng GDP của cả Trung Quốc và Mỹ năm 2023 gộp lại cũng chỉ có 45,25 nghỉn tỷ USD (Mỹ là 27,36 nghìn tỷ USD, Trung Quốc là 17,89 nghìn tỷ USD).
James Anderson nói thêm rằng con đường này có thể sẽ không ổn định và ông sẽ không ngạc nhiên nếu Nvidia có một hoặc nhiều đợt giảm giá từ 35-40% – “đó là điều sẽ xảy ra và tôi hy vọng chúng tôi sẽ mua nhiều hơn trong những sự kiện đó”.
Nvidia hiện được giao dịch với mức giá gấp hơn 47 lần thu nhập ước tính trên mỗi cổ phiếu trong năm tới và đóng góp gần 30% vào mức tăng 17,7% của S&P 500 trong năm nay.
Sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Nvidia và các “siêu vốn hóa” công nghệ lớn nhất đối với các chỉ số thị trường chứng khoán đã mang đến thách thức cho các nhà quản lý quỹ không nắm giữ chúng. Chẳng hạn, quỹ toàn cầu của Terry Smith đã tụt lại so với mức chuẩn trong nửa đầu năm sau khi chọn tránh xa Nvidia vì “chúng tôi vẫn chưa thuyết phục được bản thân rằng triển vọng của nó có thể dự đoán được như chúng tôi mong đợi”.
Trả lời câu hỏi liệu AI có đang được cường điệu hóa quá mức hay không, James Anderson cho biết “AI phục vụ cho các nhiệm vụ cơ bản và tiêu dùng có thể bị thổi phồng quá mức, nhưng chúng tôi thấy vấn đề lớn là liệu nó có thể giải quyết các vấn đề nghiêm trọng trong 10 năm hay không, bao gồm cả lái xe tự động, robot và phát minh ra thuốc. Và theo nghĩa đó, nó trái ngược với sự cường điệu ...Nvidia đang âm thầm nhưng kiên quyết dẫn đầu trong việc hỗ trợ và cung cấp các lĩnh vực này.”
James Anderson, người nổi tiếng với những vụ đặt cược ban đầu vào Tesla và Amazon, cho biết: “Quy mô tiềm năng của Nvidia trong kết quả lạc quan nhất cao hơn nhiều so với những gì tôi từng thấy trước đây và có thể dẫn đến vốn hóa thị trường tăng lên hàng chục lần so với hiện nay. Đây không phải là một dự đoán mà là một khả năng nếu trí tuệ nhân tạo phục vụ khách hàng hiệu quả và vị trí dẫn đầu của Nvidia vẫn còn nguyên vẹn.”
Nvidia là người được hưởng lợi chính từ sự bùng nổ nhu cầu về chip có thể đào tạo và chạy các mô hình AI mạnh mẽ như ChatGPT của OpenAI.
Cổ phiếu của hãng đã tăng 162% kể từ đầu năm, đẩy giá trị thị trường của nhà sản xuất chip này lên trên 3 nghìn tỷ USD - tăng gấp 20 lần so với mức giá trị khoảng 150 tỷ USD của công ty vào tháng 8 năm 2018 khi Apple trở thành công ty đầu tiên đạt giá trị nghìn tỷ USD.
Nvidia, được xem là trung tâm của một “cuộc cách mạng công nghiệp” mới như lời Giám đốc điều hành Jensen Huang tuyên bố, đã nhanh chóng vượt qua Microsoft và Apple vào tháng 6 để trở thành công ty niêm yết đại chúng có giá trị nhất thế giới.
“Sự phát triển bền bỉ theo cấp số nhân của công ty, lợi thế cạnh tranh về phần cứng và phần mềm cũng như văn hóa và khả năng lãnh đạo chính là những gì chúng tôi tìm kiếm”, James Anderson hiện điều hành quỹ đầu tư Lingotto Investment Management trị giá 650 triệu USD cho biết.
James Anderson được biết đến nhiều nhất trong gần bốn thập kỷ làm việc tại Baillie Gifford. Tại đây, ông điều hành Quỹ đầu tư thế chấp Scotland, công ty đã đầu tư vào Nvidia từ năm 2016. Bên cạnh Nvidia, nhà đầu tư này cũng đã từng đặt cược thành công vào Amazon, Tesla… từ khi các công ty này chưa có vị thế.
Người có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình đầu tư của James Anderson là học giả Hendrik Bessembinder, người đã phát hiện ra rằng trong nhiều thập kỷ, chỉ 4% cổ phiếu chiếm toàn bộ số tài sản ròng được tạo ra. Phát hiện của Hendrik Bessembinder tạo cơ sở cho niềm tin của James Anderson rằng nhà đầu tư phải tìm cách xác định ra những công ty có tiềm năng trở thành những tập đoàn khổng lồ đó.
James Anderson đã nêu lý do tại sao Nvidia rơi vào danh mục này trong một lá thư gửi các nhà đầu tư năm nay.
Ông viết rằng sự tăng trưởng thực sự về nhu cầu chip AI của trung tâm dữ liệu dường như đang ở mức khoảng 60% mỗi năm. Nhìn về tương lai trong thập kỷ tới, ông cho biết 10 năm tới, chỉ riêng doanh thu của trung tâm dữ liệu tăng trưởng 60% và tỷ suất lợi nhuận không thay đổi sẽ mang lại thu nhập 1.350 USD/cổ phiếu và dòng tiền tự do khoảng 1.000 USD/cổ phiếu. Giả sử tỷ suất dòng tiền tự do là 5%, một cổ phiếu Nvidia có thể trị giá 20.000 USD sau 10 năm, tương đương với mức vốn hóa thị trường là 49 nghìn tỷ USD. James Anderson cho rằng xác suất xảy ra kết quả này là 10-15%.
Vốn hóa thị trường kết hợp hiện tại của tất cả các công ty trong S&P 500 là khoảng 47 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, tổng GDP của cả Trung Quốc và Mỹ năm 2023 gộp lại cũng chỉ có 45,25 nghỉn tỷ USD (Mỹ là 27,36 nghìn tỷ USD, Trung Quốc là 17,89 nghìn tỷ USD).
James Anderson nói thêm rằng con đường này có thể sẽ không ổn định và ông sẽ không ngạc nhiên nếu Nvidia có một hoặc nhiều đợt giảm giá từ 35-40% – “đó là điều sẽ xảy ra và tôi hy vọng chúng tôi sẽ mua nhiều hơn trong những sự kiện đó”.
Nvidia hiện được giao dịch với mức giá gấp hơn 47 lần thu nhập ước tính trên mỗi cổ phiếu trong năm tới và đóng góp gần 30% vào mức tăng 17,7% của S&P 500 trong năm nay.
Sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Nvidia và các “siêu vốn hóa” công nghệ lớn nhất đối với các chỉ số thị trường chứng khoán đã mang đến thách thức cho các nhà quản lý quỹ không nắm giữ chúng. Chẳng hạn, quỹ toàn cầu của Terry Smith đã tụt lại so với mức chuẩn trong nửa đầu năm sau khi chọn tránh xa Nvidia vì “chúng tôi vẫn chưa thuyết phục được bản thân rằng triển vọng của nó có thể dự đoán được như chúng tôi mong đợi”.
Trả lời câu hỏi liệu AI có đang được cường điệu hóa quá mức hay không, James Anderson cho biết “AI phục vụ cho các nhiệm vụ cơ bản và tiêu dùng có thể bị thổi phồng quá mức, nhưng chúng tôi thấy vấn đề lớn là liệu nó có thể giải quyết các vấn đề nghiêm trọng trong 10 năm hay không, bao gồm cả lái xe tự động, robot và phát minh ra thuốc. Và theo nghĩa đó, nó trái ngược với sự cường điệu ...Nvidia đang âm thầm nhưng kiên quyết dẫn đầu trong việc hỗ trợ và cung cấp các lĩnh vực này.”