Phải chăng smartwatch và vòng tay thông minh đang khiến chúng ta lo lắng về sức khỏe không cần thiết?

Các thiết bị đeo có khả năng theo dõi sức khỏe đang vô tình khiến nhiều người lo lắng thái quá về tình trạng sức khỏe của bản thân dù rằng mọi thứ không đến mức đó.
Phải chăng smartwatch và vòng tay thông minh đang khiến chúng ta lo lắng về sức khỏe không cần thiết?
Trong một quảng cáo Apple Watch gần đây, hình ảnh một người dùng tính năng điện tâm đồ (một phương thức kiểm tra nhịp tim của bạn) trên đồng hồ trong lúc đang đi xe buýt, làm việc tại văn phòng và ngay cả khi đang đi chơi. Thông điệp của quảng cáo rất rõ ràng: Apple Watch có nhiều năng mới giúp bạn có thể thực hiện các bài kiểm tra y tế nâng cao ở bất kỳ đâu chỉ trong vài giây. Nhưng câu hỏi đặt ra là “bạn có thực sự cần không?”. Mặc dù đồng hồ thông minh đã phần nào giúp cho việc theo dõi tình trạng sức khỏe trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và thúc đẩy việc rèn luyện lối sống phù hợp hơn nhưng nếu lạm dụng, chính chúng ta sẽ phải trả giá. Những chiếc đồng hồ thông minh với tính năng theo dõi sức khỏe đang khiến ngày càng nhiều người dùng lo lắng, nhất là với những người có bệnh lý nền. Họ có xu hướng bị lo lắng thái quá trước các kết quả chuẩn đoán của đồng hồ thông minh và vòng theo dõi sức khỏe.

Gia tăng tình trạng lo lắng do thiết bị đeo thông minh​

Tiến sĩ Lindsey Rosman, nhà tâm lý học sức khỏe lâm sàng và là trợ lý giáo sư tim mạch tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill cho biết, phòng khám của cô nhận thấy ngày càng nhiều bệnh nhân lo lắng về thông tin họ nhận được từ đồng hồ thông minh. Ví dụ một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng gần đây, đó là một phụ nữ 70 tuổi bị rung tâm nhĩ đã thực hiện 916 lần đo điện tâm đồ (ECG) trên đồng hồ trong vòng một năm qua. Bà đã có tới 12 lần nhập viện cấp cứu, thăm khám tại các khoa và nhiều lần gọi điện tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Phải chăng smartwatch và vòng tay thông minh đang khiến chúng ta lo lắng về sức khỏe không cần thiết?
Dữ liệu từ đồng hồ thông minh không dẫn đến sự thay đổi trong hoạt động điều trị y tế của bà nhưng cuối cùng, bà lại được chẩn đoán mắc chứng lo âu vì thường xuyên lo lắng thái quá, dẫn tới việc đi khám sức khỏe liên tục. Điều này có “tác động tiêu cực và sâu sắc đến sức khỏe tinh thần, các mối quan hệ và chất lượng cuộc sống của bà”. Một phần lý do tại sao những trường hợp như này ngày càng phổ biến là do dữ liệu sức khỏe mà đồng hồ thông minh cung cấp không rõ ràng và không đúng bối cảnh. Nếu đồng hồ thông minh cho bạn biết tình trạng sức khỏe, kèm theo đó là một vài biểu đồ đi kèm, bạn sẽ dễ dàng có kết luận hơn.

Rắc rối với việc theo dõi mọi thứ​

Quan trọng hơn trong khi các thiết bị đeo mới nhất có khả năng phát hiện một số vấn đề sức khỏe nhất định, chúng vẫn chưa đủ chính xác nếu so với các thiết bị chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Ví dụ ngay cả một cử động nhẹ của cổ tay cũng đủ để kích hoạt cảnh báo kết quả không thể xác định trên Apple Watch. Lẽ dĩ nhiên điều này dễ bị hiểu sai là cơ thể bạn đang có vấn đề. Trong trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn sức khỏe, nỗi sợ hãi và không chắc chắn càng trở nên trầm trọng hơn.
Phải chăng smartwatch và vòng tay thông minh đang khiến chúng ta lo lắng về sức khỏe không cần thiết?
Một nghiên cứu khác từ Đại học Copenhagen, Đan Mạch đã đánh giá trải nghiệm đeo trên người của hơn hai chục bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và đưa ra kết luận tương tự. Trong khi một số người tham gia nói rằng, thiết bị đeo Fitbit đã góp phần giúp họ biết cách chăm sóc bản thân nhiều hơn. Mặt khác một số người lại cho rằng, các thông báo gây ra căng thẳng cho họ.

"Dữ liệu hóa" cơ thể con người​

Thiết bị đeo theo dõi sức khỏe cá nhân thường tuân theo mô hình một kích cỡ phù hợp với tất cả và đó không phải là cách cơ thể mỗi người hoạt động. Nó cũng giải thích một phần lý do tại sao chúng đôi khi gây hại nhiều hơn lợi. Bệnh nhân nên tuân theo thói quen hiện có của họ hay thay đổi thói quen theo những gợi ý của các thiết bị đeo? Thiết bị đeo thông minh chắc chắn ko thể đưa ra câu trả lời. Đây rõ ràng là một điểm hạn chế khác của thiết bị đeo.
Phải chăng smartwatch và vòng tay thông minh đang khiến chúng ta lo lắng về sức khỏe không cần thiết?
Đồng hồ thông minh hỗ trợ "dữ liệu hóa" sức khỏe, đồng thời tăng khả năng giám sát và theo dõi nhưng chúng đưa ra rất ít lời khuyên hữu ích về việc chúng ta nên làm gì với nguồn thông tin đó. Tiến sĩ Emma Rich, giáo sư sư phạm sức khỏe và hoạt động thể chất tại Đại học Bath ở Anh phát hiện ra rằng, dữ liệu thô có thể dẫn đến các vấn đề không thỏa mãn ở người trẻ tuổi. Cô cho biết thêm, việc hạ thấp sức khỏe của một người xuống những con số tùy ý như mục tiêu số bước mà không hiểu đúng về sức khỏe cá nhân của một người có thể khiến một người không đạt được mục tiêu của họ, thậm chí khiến họ cảm thấy lo lắng và áp lực hơn.

Làm sao để ngăn tình trạng lo lắng do thiết bị đeo thông minh?​

Để ngăn chặn sự lo lắng do đồng hồ thông minh gây ra, các chuyên gia tin rằng cần có sự hợp tác nhiều hơn giữa các nhà sản xuất và tổ chức y tế. Bệnh nhân và người dùng nói chung cần biết về tính chính xác của dữ liệu do thiết bị đeo thu thập và biết khi nào họ nên và không nên tới gặp chuyên gia sức khỏe. Tiến sĩ Shikha Anand, giám đốc y tế tại Withings, một nhà sản xuất thiết bị đeo tay của Pháp đồng ý với quan điểm trên và cho biết, công ty có kế hoạch khởi động quan hệ đối tác y tế vào năm tới nhằm cung cấp các giải pháp đo lường hiệu quả và chính xác hơn. Đồng hồ thông minh đã cứu nhiều mạng người nhưng khi chúng tích hợp thêm nhiều tính năng y tế chuyên nghiệp, các nhà sản xuất cần phải nhận thức rõ hơn về cách người dùng nhận thức và sử dụng chúng. Bằng cách tung ra các quảng cáo không quá thổi phồng và có hướng dẫn đầy đủ, người dùng có thể hiểu đúng và đủ về chức năng thực tế của các thiết bị đeo và không quá lệ thuộc vào chúng. Nguồn: Digitaltrends
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top