Phần mềm hack nhìn xuyên tường trong game "Đột kích" bước ra đời thực

Anh em chơi game "Đột kích" không còn xa lạ gì những bản hack nhìn xuyên tường. Không khó để tìm một thành phố trên Trái đất gắn đầy camera giám sát ở khắp mọi nơi. Giờ đây, 1 phiên bản của hack Đột kích nhìn xuyên tường đã có thật, là những “con mắt thần” được trang bị cả tia X.
Theo
TechSpot, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon đã tìm ra cách để “thấy” được người đứng bên kia bức tường thông qua việc tận dụng tín hiệu từ router Wi-Fi. Hệ thống đáng sợ này có thể phát hiện hình dáng con người dưới dạng 3D, diễn dịch chuyển động của họ theo thời gian thực.
Nhóm đã bắt đầu với một công nghệ đồng phát triển bởi các nhà nghiên cứu AI tại Facebook, gọi là DensePose. DensePose là một thuật toán có khả năng vẽ bề mặt cơ thể người từ ảnh 2D (hoặc video). Với DensePose đảm nhiệm việc xuất dữ liệu đầu ra, các nhà nghiên cứu của Carnegie Mellon đã phát triển một mạng thần kinh sâu, chuyên vẽ bản đồ pha và biên độ của tín hiệu Wi-Fi đến và đi (phản xạ lại) tại nhiều điểm trên cơ thể người, từ đó cung cấp cho DensePose những dữ liệu đầu vào cần thiết.
Kết quả thu được là một hình ảnh trực tiếp vốn không hề có những giới hạn như ảnh chụp từ các camera giám sát chuẩn màu RGB. Ví dụ, một cảm biến lắp trong phòng có thể phát hiện cơ thể trong bóng tối hoặc ẩn sau các đồ vật khác. Tất nhiên, công nghệ này không hoàn hảo, bằng chứng là những gì bạn thấy bên dưới. Nhưng xét việc thuật toán này chỉ dự đoán tư thế con người dựa trên duy nhất một chỉ báo là tín hiệu Wi-Fi, thì rõ ràng những gì nó mang lại là thật sự ấn tượng.

Phần mềm hack nhìn xuyên tường trong game Đột kích bước ra đời thực
Phần mềm hack nhìn xuyên tường trong game Đột kích bước ra đời thực
AI vẫn gặp khó khăn trong việc dựng hình trong một số trường hợp do chưa được huấn luyện đầy đủ
Trong tài liệu cung cấp, các nhà nghiên cứu 6 lần đề cập đến vấn đề “quyền riêng tư”, nhưng những kết luận mà họ rút ra lại có xu hướng bảo vệ cho công nghệ này.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu tin rằng các cảm biến mà họ sử dụng không hề xâm phạm quyền riêng tư, bởi chúng không thể phát hiện các đặc điểm nhận dạng cá nhân. Và vì lẽ đó, họ muốn công nghệ của mình trở thành một giải pháp thay thế giá rẻ để giám sát nhà cửa cũng như chăm sóc người già.
Ngoài ra, chúng bảo vệ quyền riêng tư của mọi người, và trang thiết bị cần thiết cho hệ thống có thể được mua với một mức giá khá rẻ" - các nhà nghiên cứu cho biết. “Hầu hết các hộ gia đình tại các quốc gia phát triển đều đã lắp đặt Wi-Fi tại gia, và công nghệ này có thể được mở rộng để giám sát sức khoẻ của người già, hoặc xác định những hành vi đáng ngờ diễn ra trong nhà"
Tuy nhiên, đó có vẻ là một góc nhìn khá…ngây thơ, khi mà các nhà nghiên cứu dường như quên mất sự thật là kẻ xấu có thể dễ dàng sử dụng công nghệ này để theo dõi hoạt động của nạn nhân mà chẳng cần vào nhà, hoặc lắp đặt các trang thiết bị từ trước. Đây không phải là giải pháp nhìn xuyên tường duy nhất từng được phát triển, và cũng không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ứng dụng Wi-Fi cho mục đích như vậy.
Tham khảo: TechSpot
>> Những nguy cơ bảo mật khi bạn truy cập Wi-Fi công cộng
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top