Pháp cấm các chặng bay ngắn dưới 2,5 giờ để bảo vệ môi trường

Pháp đã đề xuất cấm các chuyến bay nội địa chặng ngắn. Cụ thể các chặng bay nội địa ngắn dưới 2,5 giờ mà có thể đi bằng tàu điện thì sẽ bị cấm.
Pháp cấm các chặng bay ngắn dưới 2,5 giờ để bảo vệ môi trường
Khi chính phủ Pháp đề xuất biện pháp này vào năm 2021 như một phần của Luật Khí hậu của quốc gia, nước này đã bị Liên minh các Sân bay Pháp (UAF) và chi nhánh Châu Âu của Hội đồng Sân bay Quốc tế (ACI Châu Âu) phản đối.
Điều này dẫn đến một cuộc điều tra của Ủy ban châu Âu (EC). Rất may EC đã chấp thuận đề xuất trên và biến Pháp trở thành quốc gia thành viên EU đầu tiên có lệnh cấm chuyến bay ngắn.
Ban đầu, biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến các tuyến bay giữa sân bay Paris Orly và Nantes, Lyon và Bordeaux. Nó sẽ có hiệu lực trong ba năm và sau đó nó sẽ được Ủy ban đánh giá lại.

Lệnh cấm bay của Pháp là một bước đi quan trọng đối với châu Âu​

Khác với nhiều nơi trên thế giới, Châu Âu có hàng ngàn km đường sắt cao tốc chuyên dụng, trong đó các quốc gia dẫn đầu có thể kể đến Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan và Anh .
Điều này cho phép Châu Âu có thể tăng cường sử dụng đường sắt như một phần trong kế hoạch Fit 55 của EU nhằm giảm lượng khí thải CO2 từ hoạt động giao thông vận tải và giảm sự phụ thuộc vào hàng không.
Theo Cộng đồng Đường sắt Châu Âu (CER), vận tải đường sắt gây ra chưa đến 1% lượng khí thải vận chuyển của EU nhờ mức độ hiệu quả và điện khí hóa cao.
Hơn nữa, đây cũng là một trong những phương thức tiết kiệm năng lượng nhất, chỉ chiếm 2% tổng mức tiêu thụ năng lượng của Liên minh trong vận chuyển, trong khi có thể chuyên chở 13% hàng hóa và 7% hành khách.
CER cũng ước tính mạng lưới đường sắt cao tốc xuyên châu Âu trong tương lai (với tốc độ 200km/h) sẽ cắt giảm đáng kể thời gian đi lại, tiếp tục khuyến khích hành khách chuyển sang phương thức vận tải này.
Pháp cấm các chặng bay ngắn dưới 2,5 giờ để bảo vệ môi trường
Chẳng hạn, hành khách có thể đi giữa Amsterdam và Berlin trong 3h17 phút và giữa London và Brussels trong 1h56 phút.
Một số dự án đang triển khai cho thấy mọi thứ đang đi đúng hướng. Đức đã đề xuất hồi sinh Trans Europe Express, nhằm cung cấp các kết nối nhanh chóng giữa quốc gia này và các nước châu Âu khác vào năm 2030.
Cộng hòa Séc cũng đang hợp tác với ngành đường sắt Pháp để tạo ra các tuyến mới có tốc độ 350km/h giúp giảm thời gian đi lại giữa Praha, Brno và Ostrava với Đông Đức, Áo, Slovakia và Ba Lan.
Trong khi đó, công ty đường sắt NS của Hà Lan đã tiết lộ một chuyến tàu liên thành phố với tốc độ 200 km/h và có thể cắt giảm 30 phút từ tuyến Amsterdam đến Brussels từ năm 2024, hiện mất 2 giờ 52 phút.
Hy vọng rằng, nhiều quốc gia sẽ làm theo Pháp và điều này sẽ cho phép người Châu Âu lựa chọn những chuyến đi sạch hơn và bền vững hơn mà không phải hy sinh thời gian. Nếu đạt được điều đó, các start-up, doanh nghiệp và người dân trên khắp lục địa đều sẽ được hưởng lợi.
>>> Honda tạm dừng sản xuất nhà máy tại Trung Quốc, nguy cơ thiếu hụt xe hơi Honda trên toàn cầu
Nguồn: Thenextweb
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top