Phát hiện gần 200 cây sậy được xâu chuỗi xương người

Các nhà khảo cổ học đã tiến hành tìm kiếm tại một địa điểm dọc theo bờ biển phía nam của Peru, khai quật được gần 200 cột sậy trang trí bằng các đốt sống người. Thoạt nghe có vẻ rùng rợn, khiến chúng ta liên tưởng đến một hình thức tra tấn man rợ nào đó. Tuy nhiên, các nhà khoa học giải thích cách xâu chuỗi xương sống này có thể để đối phó với nạn cướp phá các ngôi mộ, thời kỳ Thuộc địa của người Cổ đại.

Nỗ lực đối phó với nạn cướp bóc của thực dân

Các đốt trên cột sống con người được phát hiện ở Thung lũng Chincha của Peru, có cacbon phóng xạ niên đại từ năm 1450 đến 1650 CN. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tổng cộng 192 đốt sống trên toàn bộ thung lũng. Trong đó có cả đốt sống của người trưởng thành lẫn trẻ vị thành niên trong các chuỗi riêng biệt, thực sự gây ngạc nhiên cho những nhà nghiên cứu hiện đại. Quay ngược thời gian, đây là một thời kỳ hỗn loạn đối với nền văn hóa Chinchorro cổ đại, bởi nó đánh dấu sự kết thúc của chế độ Inca và khởi đầu của quá trình thuộc địa hóa châu Âu.
Nhà khảo cổ học Jacob Bongers, tác giả đầu tiên của bài báo nói về khám phá trên, đã giải thích "Khám phá này đang mở rộng hiểu biết của chúng ta về cách người bản địa sử dụng nghi lễ để đối phó với những kẻ xâm lược. Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng các đốt sống được xâu chuỗi thể hiện một phản ứng trực tiếp của người bản địa đối với chủ nghĩa thực dân châu Âu. Những phát hiện này cũng cho thấy cách các lăng mộ có nguy cơ trở thành tranh chấp trong các giai đoạn hỗn loạn.”

Phát hiện gần 200 cây sậy được xâu chuỗi xương người
Một ví dụ về một đốt sống-trụ được đưa vào hộp sọ, nỗ lực rõ ràng để "tái tạo lại" một cơ thể
Vương quốc Chincha tồn tại từ năm 1000 đến năm 1400 CN, họ đã liên minh với người Inca và cuối cùng bị thâm nhập vào đế chế rộng lớn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của thực dân châu Âu đã báo hiệu sự kết thúc của đế chế này. Theo những tài liệu nghiên cứu còn lại, dân số Chincha đã có sự suy giảm một cách "thảm hại" từ hơn 30,000 chủ hộ năm 1,533 xuống chỉ còn 979 người vào năm 1,583 do nạn đói và dịch bệnh.
Vì thế, việc cướp phá các ngôi mộ đã trở nên rất phổ biến trong thời kỳ này, thực dân Tây Ban Nha muốn cướp vàng và bạc từ các khu chôn cất Chincha. Ngoài ra việc từ bỏ các thực hành tôn giáo của người bản xứ cũng đã được bọn thực dân tính đến.
Phần lớn các đốt sống ở tư thế nằm ngang trong những ngôi mộ phức tạp được gọi là chullpas, trong số đó có hàng trăm ngôi mộ nằm trong thung lũng. Mỗi cây sậy được trang trí bằng những gì còn lại trong thi thể của một người đã chôn cất. Các đốt sống không được sắp xếp theo thứ tự giải phẫu, chỉ bao gồm phần còn lại của người trưởng thành và người chưa thành niên.
Đáng lưu ý, những đốt sống được xâu này chủ yếu được tìm thấy trong các ngôi mộ bị cướp phá, bởi chúng đã bị đào bới nên có thể tiếp cận được. Những phân tích khảo cổ học cho thấy, đốt sống được xâu vào cây sậy chính là nỗ lực nhằm tái tạo lại cơ thể người chết khi đối mặt với nạn cướp bóc từ châu Âu.

Phát hiện gần 200 cây sậy được xâu chuỗi xương người

Một trong những cách "độc đáo" để đối xử với người chết

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các vật phẩm và nhận thấy chúng đến từ hàng chục niên đại khác nhau. Việc mô hình hóa các niên đại này cho thấy những người này được chọn vào khoảng giữa năm 1520 và 1550 CN, còn việc thu hoạch lau sậy vào khoảng giữa năm 1550 và 1590 CN. Điều này cho thấy không có sự khác biệt lớn trong khoảng thời gian 40 năm giữa ba đốt sống này và ba cây lau sậy mà chúng được xâu lại. Bongers nói thêm rằng "niên đại của chúng tôi hỗ trợ giải thích rằng lau sậy đã được chèn qua hài cốt của những người chết một thời gian sau đó."
Điều này cũng thể hiện một cách đối xử độc đáo với người chết, cách tương tự cũng đã được ghi nhận ở nhiều nơi khác, chẳng hạn như văn hóa Chinchorro cổ đại của Nam Mỹ luồn thanh gỗ vào đốt sống để giữ cho xác ướp cứng cáp và người Ai Cập cổ đại dùng lá cọ để xâu. Riêng đối với nền văn hóa Chincha, hành động này giống như một phản ứng mang tính nghi lễ đối với chủ nghĩa thực dân và việc vứt xác các thi thể được chôn cất.

Phát hiện gần 200 cây sậy được xâu chuỗi xương người
Những nhóm người địa phương thời đại Inca coi trọng sự nguyên vẹn hoặc toàn vẹn của xác chết, người dân Chincha đã chia sẻ niềm tin. "Sự cướp bóc của người châu Âu sẽ làm hư hại xác chết. Việc xâu chuỗi các đốt sống và những phần khác cố định vào cây sậy sẽ đưa người chết trở về hình hài cũ." Đây là một lời giải thích khả thi, bởi những chiếc cột xâu chuỗi xương sống có thể được dùng để “vận chuyển phần còn lại của người chết đến lăng mộ,”.
Ngoài ra nó còn được dùng giống như những danh hiệu hoặc đại diện cho địa vị, quyền lực hoặc một số cá nhân nhất định, thậm chí trong một số trường hợp nó còn được dùng làm lục lạc. Bongers và một số nhà nghiên cứu cho biết, họ cũng quan tâm đến việc phân tích ADN và đồng vị cổ đại của hài cốt để tìm hiểu thêm về những nhóm người này.
Nguồn
Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top