VNR Content
Pearl
Mới đây, thông qua Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST), các nhà khoa học đã phát hiện lỗ đen siêu lớn đang hoạt động có khối lượng gấp 10 triệu lần Mặt trời.
Các nhà khoa học cho rằng, hố đen siêu lớn này có thể xuất hiện sớm nhất trong vũ trụ. Ngoài ra, khám phá trên cũng góp phần lý giải, vì sao lỗ đen trong vũ trụ có thể phát triển lên kích thước lớn như vậy. Khám phá do nhóm nghiên cứu được nhà vật lý thiên văn Rebecca Larson thuộc Đại học Texas (Mỹ) dẫn đầu phát hiện. Sau khi JWST xuất hiện, CEERS_1019 càng trở nên rõ ràng hơn. Chiếc kính viễn vọng chỉ sau một giờ quan sát đã trả về vô số dữ liệu. Nhìn vào lỗ đen siêu lớn trong CEERS_1019, các nhà nghiên cứu cho rằng nó được hình thành từ sự sụp đổ của một vật thể nặng, chẳng hạn như một trong những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ. Những ngôi sao này lớn hơn rất rất nhiều so với những ngôi sao mà chúng ta có ngày nay. Cách tốt nhất để tìm hiểu thêm về chúng là thông qua các thiên hà trung gian. Những dữ liệu quan sát được kỳ vọng sẽ tiết lộ những thiên hà xa hơn giúp chúng ta hiểu được vũ trụ được sinh ra và lớn lên như thế nào.