Bỉ Ngạn Hoa
Moderator
Tờ Hoa nam buổi sáng (SCMP) vừa dẫn nguồn tin cho biết Huawei Technologies và đối tác là Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) đã dựa vào công nghệ của Mỹ để sản xuất chip tiên tiến 7nm ở Trung Quốc vào năm ngoái.
Theo SCMP, nguồn tin này cho biết công ty SMIC có trụ sở tại Thượng Hải đã sử dụng thiết bị của hai công ty Mỹ là Applied Materials và Lam Research để để sản xuất chip Kirin 9000S trên tiến trình 7 nanomet tiên tiến cho Huawei vào năm 2023 và yêu cầu không nêu tên vì thông tin chi tiết không được công khai.
Trước đó, một số nguồn tin cho thấy Trung Quốc vẫn không thể thay thế hoàn toàn một số linh kiện và thiết bị nước ngoài cần thiết cho việc sản xuất các sản phẩm tiên tiến như chất bán dẫn. Quốc gia này đã coi việc tự cung cấp công nghệ là ưu tiên quốc gia và những nỗ lực của Huawei nhằm thúc đẩy thiết kế và sản xuất chip trong nước đã nhận được sự ủng hộ của Bắc Kinh.
Đại diện của SMIC, Huawei và Lam Research đều không trả lời yêu cầu bình luận của SCMP. Hãng Applied Materials và Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, cũng từ chối bình luận.
Được ca ngợi ở Trung Quốc là một bước nhảy vọt lớn trong lĩnh vực chế tạo chất bán dẫn bản địa, bộ xử lý Kirin 9000S 7nm do SMIC sản xuất năm ngoái đã được dùng trên chiếc smartphone Mate 60 Pro của Huawei. Hiệu ứng từ con chip 7nm này cũng góp phần tạo làn sóng mua Mate 60 Pro để thể hiện lòng yêu nước ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vi xử lý Kirin 9000S 7nm vẫn đi sau nhiều thế hệ so với các vi xử lý đầu bảng từ các công ty công nghệ toàn cầu nhưng tiên tiến hơn nhiều so với trình độ sản xuất bán dẫn mà Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc.
Tuy nhiên, máy móc được sử dụng để chế tạo Kirin 9000S 7nm của SMIC vẫn có nguồn gốc nước ngoài bao gồm công nghệ từ nhà sản xuất ASML của Hà Lan, cũng như thiết bị của Applied Materials và Lam Research. Hãng tin Bloomberg đưa tin vào tháng 10 năm ngoái rằng SMIC đã sử dụng thiết bị của ASML cho bước đột phá về chip.
Các nhà cung cấp thiết bị chip hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Advanced Micro-Fabrication Equipment và hãng Naura Technology Group đang cố gắng bắt kịp các đối thủ Mỹ nhưng trình độ thực tế vẫn còn thua xa. Shanghai Micro Electronics Equipment Group - nhà phát triển hệ thống in thạch bản hàng đầu của Trung Quốc vẫn tụt hậu vài thế hệ so với khả năng của ASML, hãng dẫn đầu ngành về thiết bị in thạch bản.
Một số người cho biết SMIC đã mua được máy móc của Mỹ trước khi Mỹ cấm bán những mặt hàng như vậy cho Trung Quốc vào tháng 10 năm 2022. Applied Materials và Lam Research là 2 trong số các nhà cung cấp Mỹ bắt đầu rút nhân viên khỏi Trung Quốc sau khi những quy định cấm bán các thiết bị bán dẫn tiên tiến của Mỹ cho đại lục có hiệu lực. Thậm chí, cả các kỹ sư bảo trì máy móc người Mỹ ở Trung Quốc cũng bị cấm hoạt động.
ASML cũng yêu cầu các nhân viên Mỹ ngừng làm việc với khách hàng Trung Quốc để đáp ứng các biện pháp hạn chế của Mỹ, nhưng các kỹ sư Hà Lan và Nhật Bản vẫn có thể bảo trì máy móc ở Trung Quốc.
Các công ty hiện bị cấm bán công nghệ tiên tiến có nguồn gốc từ Mỹ cho SMIC hoặc Huawei. Cả hai công ty công nghệ này đều bị Mỹ đưa vào danh sách đen vì bị cáo buộc có liên hệ với quân đội Trung Quốc, trong khi Washington đang thắt chặt khả năng tiếp cận chung của Trung Quốc đối với thiết bị sản xuất chip và chất bán dẫn tiên tiến.
Những hạn chế thương mại đó đã thúc đẩy Huawei và SMIC theo đuổi con đường xây dựng chuỗi cung ứng chip ở trong nước và Mate 60 Pro đã đánh dấu một bước tiến đáng ngạc nhiên trong nỗ lực đó.
Sau khi Huawei ra mắt điện thoại thông minh 5G mới, Washington đã mở cuộc điều tra về bộ vi xử lý của hãng này và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo tuyên bố sẽ có những hành động “mạnh mẽ nhất có thể” để đảm bảo an ninh quốc gia. Trong khi đó, các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã kêu gọi chính quyền Biden cắt đứt hoàn toàn quyền truy cập của Huawei và SMIC vào công nghệ Mỹ.
Các quan chức của Bộ Thương mại cho biết họ chưa thấy bằng chứng cho thấy SMIC có thể sản xuất chip 7nm “trên quy mô lớn”, quan điểm này được giám đốc điều hành ASML Peter Wennink lặp lại.
Giám đốc điều hành ASML Peter Wennink nói thiếu hệ thống EUV, SMIC khó có thể sản xuất chip 7nm hiệu quả ở quy mô thương mại.
Chia sẻ với hãng tin Bloomberg vào cuối tháng 1 vừa qua, Peter Wennink cho rằng nếu SMIC muốn cải tiến công nghệ của mình mà không có hệ thống in thạch bản cực tím (EUV) tiên tiến nhất của ASML, nhà sản xuất chip Trung Quốc sẽ không thể sản xuất chất bán dẫn với khối lượng có ý nghĩa thương mại do những thách thức kỹ thuật.
ASML đã không thể bán các hệ thống EUV của mình cho Trung Quốc vì chính phủ Hà Lan chưa cấp giấy phép cho phép xuất khẩu những hệ thống đó. Trong khi đó, Mỹ đang thúc ép các đồng minh bao gồm Hà Lan, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản thắt chặt hơn nữa các hạn chế đối với việc Trung Quốc tiếp cận công nghệ bán dẫn.
Nỗ lực đó đang gây tranh cãi và vấp phải sự phản đối ở một số quốc gia, vì nó áp đặt các giới hạn đối với thương mại vào thời điểm các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư vào thiết bị và sức mạnh tính toán để cạnh tranh trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo.
Huawei có thể là ứng cử viên triển vọng nhất của Trung Quốc trong việc phát triển chip AI để cạnh tranh với Mỹ. Giám đốc điều hành của Nvidia, Jensen Huang, vào tháng 12 đã gọi công ty Thâm Quyến này là một đối thủ “đáng gờm”.
>> "Mổ xẻ" chip 5nm mới của Huawei: Hóa ra là "mừng hụt"
>> Để sản xuất chip 5nm cho Huawei mà không có máy quang khắc của ASML, SMIC phải trả 1 cái giá cực đắt
>> CEO công ty nghiên cứu tiết lộ bí mật lớn đằng sau chipset Kirin 9000S
Trước đó, một số nguồn tin cho thấy Trung Quốc vẫn không thể thay thế hoàn toàn một số linh kiện và thiết bị nước ngoài cần thiết cho việc sản xuất các sản phẩm tiên tiến như chất bán dẫn. Quốc gia này đã coi việc tự cung cấp công nghệ là ưu tiên quốc gia và những nỗ lực của Huawei nhằm thúc đẩy thiết kế và sản xuất chip trong nước đã nhận được sự ủng hộ của Bắc Kinh.
Đại diện của SMIC, Huawei và Lam Research đều không trả lời yêu cầu bình luận của SCMP. Hãng Applied Materials và Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, cũng từ chối bình luận.
Được ca ngợi ở Trung Quốc là một bước nhảy vọt lớn trong lĩnh vực chế tạo chất bán dẫn bản địa, bộ xử lý Kirin 9000S 7nm do SMIC sản xuất năm ngoái đã được dùng trên chiếc smartphone Mate 60 Pro của Huawei. Hiệu ứng từ con chip 7nm này cũng góp phần tạo làn sóng mua Mate 60 Pro để thể hiện lòng yêu nước ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vi xử lý Kirin 9000S 7nm vẫn đi sau nhiều thế hệ so với các vi xử lý đầu bảng từ các công ty công nghệ toàn cầu nhưng tiên tiến hơn nhiều so với trình độ sản xuất bán dẫn mà Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc.
Tuy nhiên, máy móc được sử dụng để chế tạo Kirin 9000S 7nm của SMIC vẫn có nguồn gốc nước ngoài bao gồm công nghệ từ nhà sản xuất ASML của Hà Lan, cũng như thiết bị của Applied Materials và Lam Research. Hãng tin Bloomberg đưa tin vào tháng 10 năm ngoái rằng SMIC đã sử dụng thiết bị của ASML cho bước đột phá về chip.
Các nhà cung cấp thiết bị chip hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Advanced Micro-Fabrication Equipment và hãng Naura Technology Group đang cố gắng bắt kịp các đối thủ Mỹ nhưng trình độ thực tế vẫn còn thua xa. Shanghai Micro Electronics Equipment Group - nhà phát triển hệ thống in thạch bản hàng đầu của Trung Quốc vẫn tụt hậu vài thế hệ so với khả năng của ASML, hãng dẫn đầu ngành về thiết bị in thạch bản.
Một số người cho biết SMIC đã mua được máy móc của Mỹ trước khi Mỹ cấm bán những mặt hàng như vậy cho Trung Quốc vào tháng 10 năm 2022. Applied Materials và Lam Research là 2 trong số các nhà cung cấp Mỹ bắt đầu rút nhân viên khỏi Trung Quốc sau khi những quy định cấm bán các thiết bị bán dẫn tiên tiến của Mỹ cho đại lục có hiệu lực. Thậm chí, cả các kỹ sư bảo trì máy móc người Mỹ ở Trung Quốc cũng bị cấm hoạt động.
ASML cũng yêu cầu các nhân viên Mỹ ngừng làm việc với khách hàng Trung Quốc để đáp ứng các biện pháp hạn chế của Mỹ, nhưng các kỹ sư Hà Lan và Nhật Bản vẫn có thể bảo trì máy móc ở Trung Quốc.
Các công ty hiện bị cấm bán công nghệ tiên tiến có nguồn gốc từ Mỹ cho SMIC hoặc Huawei. Cả hai công ty công nghệ này đều bị Mỹ đưa vào danh sách đen vì bị cáo buộc có liên hệ với quân đội Trung Quốc, trong khi Washington đang thắt chặt khả năng tiếp cận chung của Trung Quốc đối với thiết bị sản xuất chip và chất bán dẫn tiên tiến.
Những hạn chế thương mại đó đã thúc đẩy Huawei và SMIC theo đuổi con đường xây dựng chuỗi cung ứng chip ở trong nước và Mate 60 Pro đã đánh dấu một bước tiến đáng ngạc nhiên trong nỗ lực đó.
Sau khi Huawei ra mắt điện thoại thông minh 5G mới, Washington đã mở cuộc điều tra về bộ vi xử lý của hãng này và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo tuyên bố sẽ có những hành động “mạnh mẽ nhất có thể” để đảm bảo an ninh quốc gia. Trong khi đó, các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã kêu gọi chính quyền Biden cắt đứt hoàn toàn quyền truy cập của Huawei và SMIC vào công nghệ Mỹ.
Các quan chức của Bộ Thương mại cho biết họ chưa thấy bằng chứng cho thấy SMIC có thể sản xuất chip 7nm “trên quy mô lớn”, quan điểm này được giám đốc điều hành ASML Peter Wennink lặp lại.
Chia sẻ với hãng tin Bloomberg vào cuối tháng 1 vừa qua, Peter Wennink cho rằng nếu SMIC muốn cải tiến công nghệ của mình mà không có hệ thống in thạch bản cực tím (EUV) tiên tiến nhất của ASML, nhà sản xuất chip Trung Quốc sẽ không thể sản xuất chất bán dẫn với khối lượng có ý nghĩa thương mại do những thách thức kỹ thuật.
ASML đã không thể bán các hệ thống EUV của mình cho Trung Quốc vì chính phủ Hà Lan chưa cấp giấy phép cho phép xuất khẩu những hệ thống đó. Trong khi đó, Mỹ đang thúc ép các đồng minh bao gồm Hà Lan, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản thắt chặt hơn nữa các hạn chế đối với việc Trung Quốc tiếp cận công nghệ bán dẫn.
Nỗ lực đó đang gây tranh cãi và vấp phải sự phản đối ở một số quốc gia, vì nó áp đặt các giới hạn đối với thương mại vào thời điểm các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư vào thiết bị và sức mạnh tính toán để cạnh tranh trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo.
Huawei có thể là ứng cử viên triển vọng nhất của Trung Quốc trong việc phát triển chip AI để cạnh tranh với Mỹ. Giám đốc điều hành của Nvidia, Jensen Huang, vào tháng 12 đã gọi công ty Thâm Quyến này là một đối thủ “đáng gờm”.
>> "Mổ xẻ" chip 5nm mới của Huawei: Hóa ra là "mừng hụt"
>> Để sản xuất chip 5nm cho Huawei mà không có máy quang khắc của ASML, SMIC phải trả 1 cái giá cực đắt
>> CEO công ty nghiên cứu tiết lộ bí mật lớn đằng sau chipset Kirin 9000S