Phát hiện tác dụng phụ của Panadol: người uống trở nên liều lĩnh hơn

nhhgiap

Pearl
Một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới, được cho có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể bạn.
[IMG alt="
Phát hiện tác dụng phụ của Panadol: người uống trở nên liều lĩnh hơn"]https://cdn.vnreview.vn/786432_7084...09b14e91ae2ac967f0e4578bf5ae&width=1080[/IMG]
Theo một nghiên cứu từ năm 2020 đo lường những thay đổi trong hành vi của một người có thói quen sử dụng loại thuốc giảm đau, trong trường hợp này là acetaminophen hay paracetamol - được bán dưới tên thương hiệu Panadol - bị phát hiện tiềm ẩn rủi ro nhất định.

Giảm nhận thức về rủi ro

“Loại thuốc giảm đau này dường như khiến mọi người cảm thấy ít tiêu cực hơn khi cân nhắc tham gia các trò chơi mạo hiểm, về cơ bản là họ không còn sợ hãi nữa”, Baldwin Way, nhà khoa học thần kinh của trường đại học bang Ohio giải thích. “Với gần 25% dân số Mỹ dùng acetaminophen mỗi tuần, việc giảm nhận thức về rủi ro và tăng khả năng chấp nhận rủi ro đều có mức độ ảnh hưởng nhất định đối với xã hội”.
Những phát hiện này bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu rằng tác dụng giảm đau của acetaminophen, cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, như làm giảm khả năng tiếp nhận của một người với cảm xúc bị tổn thương, giảm sự đồng cảm, thậm chí làm giảm chức năng nhận thức.
Theo cách tương tự, nghiên cứu cũng cho thấy khả năng cảm nhận và đánh giá rủi ro của mọi người có thể bị suy giảm khi họ dùng acetaminophen. Mặc dù các tác động có thể nhẹ, nhưng điều đó rất đáng chú ý, nhất là khi acetaminophen là thành phần thuốc phổ biến nhất ở Mỹ, được tìm thấy trong hơn 600 loại thuốc kê đơn và không kê đơn khác nhau.

[IMG alt="
Phát hiện tác dụng phụ của Panadol: người uống trở nên liều lĩnh hơn"]https://cdn.vnreview.vn/917504_7084...d6ef526d5ac3b00387abeebe02bc&width=1080[/IMG]
Trong một loạt thí nghiệm với sự tham gia của hơn 500 sinh viên đại học, nhóm của Way đã đo lường mức độ ảnh hưởng của một liều 1.000 mg acetaminophen duy nhất (liều lượng được khuyến nghị tối đa cho người lớn) được phát ngẫu nhiên cho những người tham gia, một nhóm khác được phát giả dược.
Trong thí nghiệm đầu tiên, những người tham gia phải bơm một quả bóng ảo bị xì hơi trên màn hình máy tính, mỗi lần bơm sẽ kiếm được một số tiền ảo tương đương. Tuy nhiên, nếu làm bóng bị nổ, người chơi sẽ mất tiền thưởng ảo.
Kết quả cho thấy những sinh viên dùng acetaminophen chấp nhận rủi ro nhiều hơn đáng kể trong quá trình tham gia, so với nhóm giả dược thận trọng và bảo thủ hơn. Nhìn chung, những người được tiêm acetaminophen đã bơm (và làm nổ) bóng bay của họ nhiều hơn nhóm còn lại.

“Nếu không thích rủi ro, bạn có thể bơm một vài lần rồi quyết định rút tiền vì bạn lo sợ quả bóng bay sẽ vỡ và đánh mất toàn bộ số tiền bạn đang có”, Way nói. "Nhưng đối với những người dùng acetaminophen, khi quả bóng lớn hơn, chúng tôi tin rằng họ lại ít lo lắng hơn và ít cảm xúc tiêu cực hơn về độ lớn của quả bóng cũng như nguy cơ bị vỡ của nó”.
[IMG alt="
Phát hiện tác dụng phụ của Panadol: người uống trở nên liều lĩnh hơn"]https://cdn.vnreview.vn/786432_7084...7cc0265f9d036698a2f173d50d11&width=1080[/IMG]
Ngoài thí nghiệm trên, những người tham gia cũng điền vào các bản khảo sát trong hai thí nghiệm khác, giúp đánh giá mức độ rủi ro mà họ nhận thấy trong các tình huống giả định khác nhau, như đặt cược thu nhập một ngày vào một sự kiện thể thao, nhảy bungee từ một cây cầu cao hoặc lái xe không thắt dây an toàn.
[IMG alt="
Phát hiện tác dụng phụ của Panadol: người uống trở nên liều lĩnh hơn"]https://cdn.vnreview.vn/589824_7084...b2f470d4e9807864e53cac404c29&width=1080[/IMG]
Khảo sát đầu tiên cho thấy nhóm dùng acetaminophen nhận thức về rủi ro thấp hơn nhóm 2, dù trong một khảo sát khác, hiệu quả tương tự không xuất hiện.

Vẫn cần nghiên cứu sâu hơn

Tuy nhiên, nhìn chung, dựa trên kết quả trung bình của các thử nghiệm khác nhau, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng có mối liên hệ đáng kể giữa việc dùng acetaminophen và chọn lựa rủi ro hơn, ngay cả khi tác động quan sát được có thể không đáng kể.
Mặc dù vậy, họ thừa nhận tác dụng rõ rệt của thuốc đối với tâm lý chấp nhận rủi ro, như giảm lo lắng hơn.
“Có thể là khi quả bóng tăng kích thước, những người dùng giả dược cảm thấy ngày càng lo lắng hơn về khả năng vỡ. Khi sự lo lắng lên quá mức chịu đựng, họ sẽ muốn kết thúc thử nghiệm. Acetaminophen ngược lại có thể làm giảm sự lo lắng này, do đó dẫn đến việc chấp nhận rủi ro nhiều hơn", nhóm khoa học nói.
Nghiên cứu trên tạo tiền đề để y học đánh giá sâu hơn về vai trò và hiệu quả của acetaminophen trong việc giảm đau một cách rộng rãi, nhất là trong những tình huống y tế gần đây, loại thuốc này không có hiệu quả như mong đợi, đôi khi còn bị giả dược vượt mặt.
Bất chấp mức độ nghiêm trọng của những phát hiện đó, acetaminophen dù sao vẫn là một trong những loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, được Tổ chức Y tế Thế giới coi là thuốc thiết yếu và được CDC khuyến nghị là loại thuốc chính mà bạn nên dùng để giảm bớt các triệu chứng bị nghi ngờ do COVID gây ra.

"Dù sao đi nữa việc mở rộng nghiên cứu về tác dụng phụ của acetaminophen và các loại thuốc không kê đơn khác đối với cơ thể là rất cần thiết”, Way nói.
>>>HÀNG CHỤC NGÀN NGƯỜI MỸ CHẾT VÌ UỐNG RƯỢU MỖI NĂM, CÓ NÊN UỐNG RƯỢU NỮA KHÔNG?
Nguồn: Science Alert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top