From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Theo phóng viên tại Australia, Đại học Sydney hiện đang hợp tác với công ty tư vấn dịch vụ y tế ASAC Consultancy nhằm triển khai dự án Wildu – dự án nghiên cứu và phát triển thiết bị bay không người lái thân thiện với môi trường nhằm hỗ trợ dịch vụ y tế cho cộng đồng dân cư ở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa của nước này.
Thông báo của Đại học Sydney ngày 22/4 cho biết, với kinh phí đầu tư ban đầu là 3,6 triệu AUD (2,32 triệu USD), dự án Wildu sẽ phát triển một loại thiết bị bay không người lái y tế đặc biệt, chạy bằng nhiên liệu hydro, nhằm hỗ trợ việc phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị vấn đề sức khỏe phổ biến ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa của Australia, chẳng hạn như bệnh nhiễm trùng huyết (sepsis).
Phó Giáo sư Dries Verstraete tại Đại học Sydney, người dẫn đầu dự án, cho biết loại thiết bị bay không người lái (UAV) mà nhóm của ông đang nghiên cứu là loại thiết bị bay cất và hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) chạy bằng nhiên liệu hydro. Nhằm đáp ứng khoảng cách bay đáng kể khi phải hoạt động trong phạm vi rộng, nhóm của ông sẽ tích hợp và tối ưu hóa hệ thống pin chạy bằng nhiên liệu hydro, đồng thời tiếp tục phát triển hệ thống pin dựa trên bộ 3 tế bào pin nhiên liệu lai, kéo dài tuổi thọ của pin nhiên liệu trong các điều kiện hoạt động phức tạp và khắc nghiệt ở Australia.
Phó Giáo sư Verstraete cho rằng dự án sẽ được bổ sung vào mạng lưới y tế cơ bản tại địa phương, dịch vụ chăm sóc y tế từ xa, nghiên cứu bệnh học và cung cấp dược phẩm, qua đó góp phần giải quyết tình trạng bất bình đẳng về y tế đối với một số cộng đồng sống cô lập và dễ bị tổn thương nhất ở Australia. Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ các hoạt động quản lý thảm họa và khẩn cấp, chẳng hạn như các đợt bùng phát dịch bệnh hoặc khi xảy ra lũ lụt ở các cộng đồng vùng sâu, vùng xa.
Theo Viện Y tế và Phúc lợi Australia và Cơ quan quốc gia về người bản địa Australia (NIAA), những người sống ở khu vực nông thôn phải đối mặt với thách thức đặc biệt về vị trí địa lý và thường có tình trạng sức khỏe kém hơn những người sống ở khu vực đô thị, với tỷ lệ nhập viện, tử vong, thương tích cao hơn và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản kém hơn. Trong đó, người Thổ dân Australia chiếm 32% dân số ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa và nhóm này có tuổi thọ thấp hơn, gánh nặng bệnh tật cao, và khả năng phải nhập viện cao hơn so với các cộng đồng còn lại.
>>> GIỚI KHOA HỌC CHẾ TẠO MÁY ẢNH SỐ KHỔNG LỒ 3 TẤN, CHỤP ẢNH 3200 MEGAPIXEL ĐỂ LÀM GÌ?
Thông báo của Đại học Sydney ngày 22/4 cho biết, với kinh phí đầu tư ban đầu là 3,6 triệu AUD (2,32 triệu USD), dự án Wildu sẽ phát triển một loại thiết bị bay không người lái y tế đặc biệt, chạy bằng nhiên liệu hydro, nhằm hỗ trợ việc phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị vấn đề sức khỏe phổ biến ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa của Australia, chẳng hạn như bệnh nhiễm trùng huyết (sepsis).
Phó Giáo sư Dries Verstraete tại Đại học Sydney, người dẫn đầu dự án, cho biết loại thiết bị bay không người lái (UAV) mà nhóm của ông đang nghiên cứu là loại thiết bị bay cất và hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) chạy bằng nhiên liệu hydro. Nhằm đáp ứng khoảng cách bay đáng kể khi phải hoạt động trong phạm vi rộng, nhóm của ông sẽ tích hợp và tối ưu hóa hệ thống pin chạy bằng nhiên liệu hydro, đồng thời tiếp tục phát triển hệ thống pin dựa trên bộ 3 tế bào pin nhiên liệu lai, kéo dài tuổi thọ của pin nhiên liệu trong các điều kiện hoạt động phức tạp và khắc nghiệt ở Australia.
Theo Viện Y tế và Phúc lợi Australia và Cơ quan quốc gia về người bản địa Australia (NIAA), những người sống ở khu vực nông thôn phải đối mặt với thách thức đặc biệt về vị trí địa lý và thường có tình trạng sức khỏe kém hơn những người sống ở khu vực đô thị, với tỷ lệ nhập viện, tử vong, thương tích cao hơn và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản kém hơn. Trong đó, người Thổ dân Australia chiếm 32% dân số ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa và nhóm này có tuổi thọ thấp hơn, gánh nặng bệnh tật cao, và khả năng phải nhập viện cao hơn so với các cộng đồng còn lại.
>>> GIỚI KHOA HỌC CHẾ TẠO MÁY ẢNH SỐ KHỔNG LỒ 3 TẤN, CHỤP ẢNH 3200 MEGAPIXEL ĐỂ LÀM GÌ?