Hoàng Đức
Writer
Nếu bạn là người hâm mộ bộ phim 'Top Gun: Maverick', có lẽ bạn đã từng xem cảnh quay mang tính biểu tượng khi Su-57 thực hiện động tác nhào lộn theo kiểu rắn hổ mang rồi xoay vòng để tránh chiếc F-14 Tomcat của Tom Cruise và nhanh chóng bám đuôi nó... nhưng bạn có biết rằng động tác này không chỉ là tưởng tượng của Hollywood không?
Trên mạng xã hội X, video trình diễn Su-57 tại triển lãm hàng không Chu Hải (Trung Quốc) đang diễn ra trong tuần này khiến mọi người sửng sốt.
Trong video này, máy bay chiến đấu SU-57 thể hiện các động tác nhào lộn ngoạn mục thách thức vật lý, những pha nguy hiểm kinh ngạc.
Và không cần nhìn rõ phi công bên trong, rất nhiều người đã nhắc đến cái tên Sergey Bogdan (Сергей Богдан), phi công thử nghiệm trưởng của Sukhoi. Và điều đáng kinh ngạc hơn, là ông năm nay đã 62 tuổi!
Vài nét về Su-57
Sukhoi Su-57, trước đây được gọi là T-50 (Сухой Су-57 / T-50) là máy bay chiến đấu tàng hình một chỗ ngồi, hai động cơ, có khả năng đa nhiệm nhưng được thiết kế để chiếm ưu thế trên không và thực hiện các hoạt động tấn công. Máy bay phản lực này là sản phẩm của PAK-FA (ПАК-ФА, Перспективный авиационный комплекс фронтовой авиации, nghĩa đen là "Tổ hợp Hàng không Triển vọng của Hàng không Tiền tuyến"), một chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Không quân Nga. Nguyên mẫu đầu tiên đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 29 tháng 1 năm 2010. Việc giao máy bay sản xuất cho Không quân Nga dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2018.
Máy bay chiến đấu này dự kiến sẽ thay thế MiG-29 và Su-27 trong Không quân Nga và đóng vai trò là cơ sở cho Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA) trong khi bổ sung cho các phi đội SU-35S và SU-30SM mới được chế tạo. Lô sản xuất đầu tiên sẽ được giao với một biến thể nâng cấp cao của động cơ AL-31F, được sử dụng rộng rãi trong dòng Su-27 trong khi một động cơ phản lực tuabin phản lực hoàn toàn mới đang được thiết kế từ đầu. Trên thực tế, nguyên mẫu đầu tiên của động cơ này đã được lắp vào khung máy bay SU-57 và đã bắt đầu thử nghiệm.
Su-57 có thân máy bay là thân cánh hỗn hợp và tích hợp các bộ ổn định ngang và dọc di chuyển hoàn toàn. Máy bay tích hợp các vòi phun vectơ lực đẩy và có bộ điều khiển xoáy cạnh trước có thể điều chỉnh (LEVCON) giúp cải thiện hành vi góc tấn công cao. Hệ thống điều khiển bay tiên tiến và vòi phun điều hướng lực đẩy giúp máy bay có khả năng cơ động cao ở cả độ cao và độ lệch, cho phép thực hiện các thao tác sau khi mất lực nâng như Pugachev's Cobra và thao tác Bell, cùng với việc thực hiện các vòng quay phẳng với độ cao giảm ít. Tốc độ bay cao và độ cao hoạt động bình thường của máy bay cũng được kỳ vọng sẽ mang lại cho nó lợi thế động học đáng kể so với các thế hệ máy bay phản lực chiến đấu cũ.
Phi công thử nghiệm số 1 Nga đã đến Việt Nam
Một điều khá thú vị là Sergey Bogdan đã từng đến Việt Nam. Rất may, trang Soha đã có bài viết chi tiết về ông, xin tham khảo dưới đây:
Dường như Sergey Bogdan sinh ra là để trở thành phi công, với nhiều người, bay là một nghề, nhưng với ông, nó còn hơn thế, đó là niềm đam mê tung cánh đại bàng trên những chiếc máy bay tiêm kích tối tân nhất của Không quân Nga.
Ông là phi công thử nghiệm hàng đầu, luôn là lựa chọn số 1 để bay thử trên các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Tập đoàn Sukhoi, trong đó có cả máy bay tiêm kích thế hệ 4++ Su-35S và máy bay tàng hình thế hệ 5 T-50 Pak-FA.
Đã có người nói, với nghề lái máy bay thử nghiệm, mỗi phút bay trên không là đối mặt với sự phiêu lưu, mạo hiểm. Những chiếc máy bay mới tinh bay thử lần đầu luôn là một thử thách cực lớn, người điều khiển nó luôn phải đối mặt với muôn vàn điều bất trắc, khó có thể lường trước.
Phần lớn các bất trắc không cho phép sửa chữa, đôi khi buộc phải chấp nhận hy sinh máy bay, thậm chí cả tính mạng phi công thử nghiệm cũng bị đe dọa.
Ấy vậy mà Sergey Bogdan không chỉ một lần mà đã nhiều lần phải đối mặt với những tình huống cực kỳ nguy hiểm trên không, mà 2 trong số đó là với máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 PAK-FA mới nhất của Không quân Nga.
Lần thứ nhất, trong chuyến bay ngày 21/8/2011, chiếc T-50-2 (có số hiệu 52) do Sergey Bogdan điều khiển đã gặp sự cố trong chuyến bay trình diễn ở triển lãm hàng không MAKS-2011.
Trong quá trình lấy đà cất cánh, phần ống phụt động cơ bên phải đã bốc cháy. Bằng sự nhạy cảm đặc biệt của phi công thử nghiệm đã từng bay hàng trăm chuyến trên các máy bay mới ra lò, Bogdan đã bình tĩnh đánh giá tình hình, quyết định hủy cất cánh, nhanh chóng bung dù hãm. Chiếc máy bay trôi nhanh nhưng thật may mắn nó đã kịp dừng lại ở đầu mút đường băng.
Chỉ một chút nữa thôi hoặc là máy bay xông ra khỏi đường băng và có thể bị phá hủy. Mặc dù máy bay được trang bị hệ thống ghế phóng thoát hiểm có thể cứu mạng phi công ngay cả khi ở độ cao bằng 0, và Bogdan hoàn toàn có thể rời máy bay thay vì giữ cần lái cho đến khi nó dừng hẳn.
Quả thật, chỉ có trình độ bay cực cao, người với máy bay như một, cộng với bản lĩnh và sự nhạy cảm hiếm có, Bogdan đã quyết định đúng, cứu thành công máy bay trị giá hàng trăm triệu USD, giữ được danh tiếng cho tập đoàn Sukhoi.
Sự cố này xảy ra chỉ ít ngày sau khi Sergey Bogdan được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev phong tặng danh hiệu "Anh hùng nước Nga" (tháng 7/2011), giải thưởng Nhà nước cao quí nhất cho sự đóng góp to lớn của ông cho nền công nghiệp hàng không cũng như Không quân Nga.
Lần thứ hai, ngày 10/06/2014, là một sự cố đặc biệt nghiêm trọng đối với dòng tiêm kích tàng hình T-50. Khi hoàn thành các thao tác trong lịch trình bay để về hạ cánh, mẫu thử thứ 5 mang số hiệu 055 do Sergey Bogdan điều khiển đã bốc cháy dữ dội.
Nguy hiểm đã cận kề, nhưng Bogdan vẫn bình tĩnh điều khiển máy bay về hạ cánh an toàn ở sân bay Zhukovski và lực lượng cứu hỏa ở đây đã kịp dập tắt đám cháy. Khi đó, mẫu thử 055 đã cháy đen phần thân. Như vậy, lửa đã lan rất rộng và rõ ràng chỉ chậm một chút thôi thì có thể hậu quả còn khủng khiếp hơn rất nhiều.
Ít người biết, để trở thành phi công thử nghiệm số 1 của Nga, Sergey Bogdan đã trải qua quá trình dài chứng minh phẩm chất "sinh ra để bay".
Ông chào đời năm 1962 ở một thị trấn thuộc vùng Vol’sk Saratov, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Bogdan nhập học tại Trường Không quân Borisoglebskoe một trong những cơ sở đào tạo phi công hàng đầu cho lực lượng Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Tốt nghiệp năm 1983, và sau đó phục vụ tại quân khu Leningrad từ năm 1987 và sau đó là chuyển tới Mông Cổ vào năm 1990.
Năm 1991, ông được thăng chức Chỉ huy phó phi đội không quân hải quân thuộc Trung đoàn Không quân cường kích trong biên chế Trung tâm huấn luyện phi công thử nghiệm.
Năm 1992-1993, Bogdan trở thành phi công thử nghiệm tại Trung tâm Bay thử nghiệm đa năng và tiếp tục được bổ nhiệm là chỉ huy phó phi đội thử nghiêm máy bay chiến đấu. Ông đã thực hiện các chuyến bay trên các dòng tiêm kích Su-27, Su-30MKK, Su-25TM, MiG-29S, mục tiêu bay M-21M và M-29.
Chính Bogdan là phi công thực hành các chuyến cất hạ cánh Su-25UTG và Su-33 trên tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga "Đô đốc Kuznetsov" ở Bắc Băng Dương, Biển Đại Tây Dương và biển Địa Trung Hải. Ông được trao tăng huân chương Anh dũng.
Từ năm 2000, Bogdan được Sukhoi trải thảm đỏ mời về làm Chỉ huy trưởng Đội bay thử nghiệm của Công ty chế tạo máy bay hàng đầu thế giới này.
Cho tới nay, Bogdan đã bay thử trên hơn 50 loại máy bay khác nhau, và đều là những dòng chiến đấu cơ tối tân nhất của Nga và thế giới như Su-24M2, Su-25SM, Su-27M, Su-27SM, Su-30KN, Su-30MK2, Su-30MKI, Su-30MKA, Su-30MKM, Su-27KUB, Su-35UB, Su-47 Golden Eagle,...
Những màn trình diễn xuất sắc của Bogdan ở các cuộc triển lãm hàng không quốc tế lớn với tiêm kích đa năng Su-30MK2 vào các năm 2001, 2003, 2005, 2006 khiến ông ngày càng nổi tiếng.
Tại triển lãm hàng không quốc tế Paris năm 2013, một lần nữa Sergey Bogdan khiến cả thế giới kinh ngạc về màn trình diễn siêu hạng với tiêm kích Su-35S ở khoa mục không chiến quần vòng, tốc độ thấp.
Trong khoảng 10 phút mà nhiều người gọi là "điên rồ ấy", chiếc tiêm kích Su-35S tối tân nặng hơn 18 tấn ngoan ngoãn tuân theo sự điều khiển của Bogdan, khiến hàng trăm nghìn người chứng kiến trực tiếp ngỡ ngàng, từ động tác rắn hổ mang, xoay vòng tròn như lá rơi, cho tới quay ngược 180 độ với bán kính cực hẹp và nhất là bay rất thấp với góc tấn gần 90 độ.
Đây là những động tác bay cực khó, trên thế giới có không nhiều phi công làm được và nhất là thực hiện liên tục chỉ trong một chuyến bay như thế. Sukhoi hoàn toàn có thể tự hào với Su-35 - một loại máy bay tiêm kích đa năng số 1 của Nga. Và tất nhiên, là cả với phi công thử nghiệm số 1 - Sergey Bogdan.
Hầu hết các loại máy bay chiến đấu của chúng tôi (Sukhoi) có thể được trang bị động cơ điều chỉnh lực đẩy véc-tơ, như Su-30MKI và Su-30MKM đều thực hiện được những động tác này", Bogdan chia sẻ với Tạp chí Hàng không Aviation Week. "Chúng có thể thực hiện động tác "quả chuông" hay gần như đứng yên trên không hoặc duy trì tốc độ bay cực chậm, chỉ vào khoảng 120-140 km/h".
Khái niệm "siêu cơ động" được nhấn mạnh để đối phó với những đối thủ là các máy bay chiến đấu phương Tây, vốn buộc phải duy trì tốc độ bay rất cao nhằm tránh tình trạng mất lực của máy bay. Tuy nhiên, Bogdan cho rằng khả năng cơ động của máy bay là yếu tố cực quan trọng khi không chiến.
"Các máy bay chiến đấu kiểu cổ có thể bay ở tốc độ cao, tuy nhiên nếu bạn đánh mất cơ hội bắn trước - thì bạn phải có được khả năng thao diễn để tránh tên lửa, như vậy mới trụ nổi để tiếp tục không chiến thay vị bị loại ngay từ đầu. Sau động tác đó, cả 2 máy bay ta - địch đều có thể ở những vị trí không thể khai hỏa, nhưng nếu cơ động tốt sẽ cho phép máy bay vòng ngược lại chỉ trong vòng chưa tới 3 giây để bạn giành lại thế chủ động, có cơ hội bắn một quả khác.
Bạn phải rất cẩn thận khi sử dụng thứ vũ khí đó, tránh lạm dụng một cách không cần thiết. Nó giống như một xạ thủ bắn tỉa, không thể bắn quá nhiều lần vào một mục tiêu vì bạn đã để lộ vị trí của mình".
Ông nhấn mạnh "Lý thuyết không chiến luôn gắn liền với việc chế tạo máy bay. Trong thập niên 1940-1950, ưu tiên số 1 phải là độ cao, sau đó là đến tốc độ rồi mới đến khả năng thao diễn và cuối cùng là hỏa lực. Nhưng đối với các máy bay chiến đấu thế hệ 3 và 4, tốc độ là số 1, sau đó là độ cao rồi đến khả năng thao diễn. "Siêu cơ động" là giá trị tăng thêm nhưng đặc biệt quan trọng, như con dao găm trong túi của người lính, rất hữu dụng khi cận chiến".
Bogdan cho rằng Su-27 là dòng tiêm kích đầu tiên trên thế giới làm được động tác "rắn hổ mang", cơ động cực nhanh khiến các radar điều khiển hỏa lực Doppler đánh mất mục tiêu, nhưng khả năng thao diễn của Su-35 còn siêu hạng hơn bội phần vì phi công có thể thoát ra khỏi "nguy hiểm" ở mọi hướng.
Trình độ bay siêu đẳng, nụ cười thân thiện luôn tỏa sáng, có lẽ nhiều người nhất trí với ý kiến cho rằng Sergey Bogdan chính là đại sứ thương hiệu toàn cầu của Tập đoàn Sukhoi. Ông đã đến Việt Nam không phải với tư cách phi công thử nghiệm mà trong vai trò của một người thầy dạy bay cao cấp.
Vẻ mặt đậm chất đàn ông Nga, cương nghị và thuần hậu, lúc nào cũng tươi cười nhưng đừng tưởng Bogdan dễ tính. Ông rất nghiêm khắc và kỷ luật trong công việc, luôn thẳng thắn chỉ ra những động tác thực hiện chưa tốt để các phi công Việt Nam rút kinh nghiệm.
Tuy thế, chúng ta có thể thấy và cảm nhận được tình cảm chân thành mà những người đồng nghiệp Nga – Việt giành cho nhau mới dạt dào, thắm đượm. Không hề có bất cứ một khoảng cách nào, mọi sự rào đón, cách biệt thầy trò đã bị xóa nhòa.
Khi được nghe Sergey Bogdan chia sẻ "Phi công Việt Nam là những đồng nghiệp giỏi nhất mà tôi được bay cùng", nhiều người thấy có chút "choáng ngợp". Nhưng đó chưa phải là tất cả. Để khẳng định rằng mình không quá lời, Bogdan còn nhấn mạnh thêm "Các bạn đã tiếp thu những kỹ thuật bay rất tốt, chúng tôi rất tin tưởng và yên tâm, có những động tác và kỹ thuật bay chúng tôi chưa truyền đạt cho phi công nước nào cả vì chúng tôi thấy họ chưa đạt tới trình độ đó".
Hiện nay chính các phi công Nga đã đánh giá, các đồng nghiệp thông minh và sáng tạo Việt Nam đã tận dụng được hầu hết tính năng của Su-30MK2, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác có trong trang bị cùng loại máy bay này. Sergey Bogdan nói: "Tôi thấy rất gắn bó với các bạn, một tình cảm vượt trên mọi khoảng cách,… cho dù đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Tôi rất mong muốn sẽ được tiếp tục quay lại Việt Nam để được bay cùng những phi công này ở các chương trình, giai đoạn tiếp theo".
Trên mạng xã hội X, video trình diễn Su-57 tại triển lãm hàng không Chu Hải (Trung Quốc) đang diễn ra trong tuần này khiến mọi người sửng sốt.
Trong video này, máy bay chiến đấu SU-57 thể hiện các động tác nhào lộn ngoạn mục thách thức vật lý, những pha nguy hiểm kinh ngạc.
Và không cần nhìn rõ phi công bên trong, rất nhiều người đã nhắc đến cái tên Sergey Bogdan (Сергей Богдан), phi công thử nghiệm trưởng của Sukhoi. Và điều đáng kinh ngạc hơn, là ông năm nay đã 62 tuổi!
Vài nét về Su-57
Sukhoi Su-57, trước đây được gọi là T-50 (Сухой Су-57 / T-50) là máy bay chiến đấu tàng hình một chỗ ngồi, hai động cơ, có khả năng đa nhiệm nhưng được thiết kế để chiếm ưu thế trên không và thực hiện các hoạt động tấn công. Máy bay phản lực này là sản phẩm của PAK-FA (ПАК-ФА, Перспективный авиационный комплекс фронтовой авиации, nghĩa đen là "Tổ hợp Hàng không Triển vọng của Hàng không Tiền tuyến"), một chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Không quân Nga. Nguyên mẫu đầu tiên đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 29 tháng 1 năm 2010. Việc giao máy bay sản xuất cho Không quân Nga dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2018.
Máy bay chiến đấu này dự kiến sẽ thay thế MiG-29 và Su-27 trong Không quân Nga và đóng vai trò là cơ sở cho Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA) trong khi bổ sung cho các phi đội SU-35S và SU-30SM mới được chế tạo. Lô sản xuất đầu tiên sẽ được giao với một biến thể nâng cấp cao của động cơ AL-31F, được sử dụng rộng rãi trong dòng Su-27 trong khi một động cơ phản lực tuabin phản lực hoàn toàn mới đang được thiết kế từ đầu. Trên thực tế, nguyên mẫu đầu tiên của động cơ này đã được lắp vào khung máy bay SU-57 và đã bắt đầu thử nghiệm.
Su-57 có thân máy bay là thân cánh hỗn hợp và tích hợp các bộ ổn định ngang và dọc di chuyển hoàn toàn. Máy bay tích hợp các vòi phun vectơ lực đẩy và có bộ điều khiển xoáy cạnh trước có thể điều chỉnh (LEVCON) giúp cải thiện hành vi góc tấn công cao. Hệ thống điều khiển bay tiên tiến và vòi phun điều hướng lực đẩy giúp máy bay có khả năng cơ động cao ở cả độ cao và độ lệch, cho phép thực hiện các thao tác sau khi mất lực nâng như Pugachev's Cobra và thao tác Bell, cùng với việc thực hiện các vòng quay phẳng với độ cao giảm ít. Tốc độ bay cao và độ cao hoạt động bình thường của máy bay cũng được kỳ vọng sẽ mang lại cho nó lợi thế động học đáng kể so với các thế hệ máy bay phản lực chiến đấu cũ.
Phi công thử nghiệm số 1 Nga đã đến Việt Nam
Một điều khá thú vị là Sergey Bogdan đã từng đến Việt Nam. Rất may, trang Soha đã có bài viết chi tiết về ông, xin tham khảo dưới đây:
Dường như Sergey Bogdan sinh ra là để trở thành phi công, với nhiều người, bay là một nghề, nhưng với ông, nó còn hơn thế, đó là niềm đam mê tung cánh đại bàng trên những chiếc máy bay tiêm kích tối tân nhất của Không quân Nga.
Ông là phi công thử nghiệm hàng đầu, luôn là lựa chọn số 1 để bay thử trên các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Tập đoàn Sukhoi, trong đó có cả máy bay tiêm kích thế hệ 4++ Su-35S và máy bay tàng hình thế hệ 5 T-50 Pak-FA.
Đã có người nói, với nghề lái máy bay thử nghiệm, mỗi phút bay trên không là đối mặt với sự phiêu lưu, mạo hiểm. Những chiếc máy bay mới tinh bay thử lần đầu luôn là một thử thách cực lớn, người điều khiển nó luôn phải đối mặt với muôn vàn điều bất trắc, khó có thể lường trước.
Phần lớn các bất trắc không cho phép sửa chữa, đôi khi buộc phải chấp nhận hy sinh máy bay, thậm chí cả tính mạng phi công thử nghiệm cũng bị đe dọa.
Ấy vậy mà Sergey Bogdan không chỉ một lần mà đã nhiều lần phải đối mặt với những tình huống cực kỳ nguy hiểm trên không, mà 2 trong số đó là với máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 PAK-FA mới nhất của Không quân Nga.
Lần thứ nhất, trong chuyến bay ngày 21/8/2011, chiếc T-50-2 (có số hiệu 52) do Sergey Bogdan điều khiển đã gặp sự cố trong chuyến bay trình diễn ở triển lãm hàng không MAKS-2011.
Trong quá trình lấy đà cất cánh, phần ống phụt động cơ bên phải đã bốc cháy. Bằng sự nhạy cảm đặc biệt của phi công thử nghiệm đã từng bay hàng trăm chuyến trên các máy bay mới ra lò, Bogdan đã bình tĩnh đánh giá tình hình, quyết định hủy cất cánh, nhanh chóng bung dù hãm. Chiếc máy bay trôi nhanh nhưng thật may mắn nó đã kịp dừng lại ở đầu mút đường băng.
Chỉ một chút nữa thôi hoặc là máy bay xông ra khỏi đường băng và có thể bị phá hủy. Mặc dù máy bay được trang bị hệ thống ghế phóng thoát hiểm có thể cứu mạng phi công ngay cả khi ở độ cao bằng 0, và Bogdan hoàn toàn có thể rời máy bay thay vì giữ cần lái cho đến khi nó dừng hẳn.
Quả thật, chỉ có trình độ bay cực cao, người với máy bay như một, cộng với bản lĩnh và sự nhạy cảm hiếm có, Bogdan đã quyết định đúng, cứu thành công máy bay trị giá hàng trăm triệu USD, giữ được danh tiếng cho tập đoàn Sukhoi.
Sự cố này xảy ra chỉ ít ngày sau khi Sergey Bogdan được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev phong tặng danh hiệu "Anh hùng nước Nga" (tháng 7/2011), giải thưởng Nhà nước cao quí nhất cho sự đóng góp to lớn của ông cho nền công nghiệp hàng không cũng như Không quân Nga.
Lần thứ hai, ngày 10/06/2014, là một sự cố đặc biệt nghiêm trọng đối với dòng tiêm kích tàng hình T-50. Khi hoàn thành các thao tác trong lịch trình bay để về hạ cánh, mẫu thử thứ 5 mang số hiệu 055 do Sergey Bogdan điều khiển đã bốc cháy dữ dội.
Nguy hiểm đã cận kề, nhưng Bogdan vẫn bình tĩnh điều khiển máy bay về hạ cánh an toàn ở sân bay Zhukovski và lực lượng cứu hỏa ở đây đã kịp dập tắt đám cháy. Khi đó, mẫu thử 055 đã cháy đen phần thân. Như vậy, lửa đã lan rất rộng và rõ ràng chỉ chậm một chút thôi thì có thể hậu quả còn khủng khiếp hơn rất nhiều.
Ít người biết, để trở thành phi công thử nghiệm số 1 của Nga, Sergey Bogdan đã trải qua quá trình dài chứng minh phẩm chất "sinh ra để bay".
Ông chào đời năm 1962 ở một thị trấn thuộc vùng Vol’sk Saratov, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Bogdan nhập học tại Trường Không quân Borisoglebskoe một trong những cơ sở đào tạo phi công hàng đầu cho lực lượng Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Tốt nghiệp năm 1983, và sau đó phục vụ tại quân khu Leningrad từ năm 1987 và sau đó là chuyển tới Mông Cổ vào năm 1990.
Năm 1991, ông được thăng chức Chỉ huy phó phi đội không quân hải quân thuộc Trung đoàn Không quân cường kích trong biên chế Trung tâm huấn luyện phi công thử nghiệm.
Năm 1992-1993, Bogdan trở thành phi công thử nghiệm tại Trung tâm Bay thử nghiệm đa năng và tiếp tục được bổ nhiệm là chỉ huy phó phi đội thử nghiêm máy bay chiến đấu. Ông đã thực hiện các chuyến bay trên các dòng tiêm kích Su-27, Su-30MKK, Su-25TM, MiG-29S, mục tiêu bay M-21M và M-29.
Chính Bogdan là phi công thực hành các chuyến cất hạ cánh Su-25UTG và Su-33 trên tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga "Đô đốc Kuznetsov" ở Bắc Băng Dương, Biển Đại Tây Dương và biển Địa Trung Hải. Ông được trao tăng huân chương Anh dũng.
Từ năm 2000, Bogdan được Sukhoi trải thảm đỏ mời về làm Chỉ huy trưởng Đội bay thử nghiệm của Công ty chế tạo máy bay hàng đầu thế giới này.
Cho tới nay, Bogdan đã bay thử trên hơn 50 loại máy bay khác nhau, và đều là những dòng chiến đấu cơ tối tân nhất của Nga và thế giới như Su-24M2, Su-25SM, Su-27M, Su-27SM, Su-30KN, Su-30MK2, Su-30MKI, Su-30MKA, Su-30MKM, Su-27KUB, Su-35UB, Su-47 Golden Eagle,...
Những màn trình diễn xuất sắc của Bogdan ở các cuộc triển lãm hàng không quốc tế lớn với tiêm kích đa năng Su-30MK2 vào các năm 2001, 2003, 2005, 2006 khiến ông ngày càng nổi tiếng.
Tại triển lãm hàng không quốc tế Paris năm 2013, một lần nữa Sergey Bogdan khiến cả thế giới kinh ngạc về màn trình diễn siêu hạng với tiêm kích Su-35S ở khoa mục không chiến quần vòng, tốc độ thấp.
Trong khoảng 10 phút mà nhiều người gọi là "điên rồ ấy", chiếc tiêm kích Su-35S tối tân nặng hơn 18 tấn ngoan ngoãn tuân theo sự điều khiển của Bogdan, khiến hàng trăm nghìn người chứng kiến trực tiếp ngỡ ngàng, từ động tác rắn hổ mang, xoay vòng tròn như lá rơi, cho tới quay ngược 180 độ với bán kính cực hẹp và nhất là bay rất thấp với góc tấn gần 90 độ.
Đây là những động tác bay cực khó, trên thế giới có không nhiều phi công làm được và nhất là thực hiện liên tục chỉ trong một chuyến bay như thế. Sukhoi hoàn toàn có thể tự hào với Su-35 - một loại máy bay tiêm kích đa năng số 1 của Nga. Và tất nhiên, là cả với phi công thử nghiệm số 1 - Sergey Bogdan.
Hầu hết các loại máy bay chiến đấu của chúng tôi (Sukhoi) có thể được trang bị động cơ điều chỉnh lực đẩy véc-tơ, như Su-30MKI và Su-30MKM đều thực hiện được những động tác này", Bogdan chia sẻ với Tạp chí Hàng không Aviation Week. "Chúng có thể thực hiện động tác "quả chuông" hay gần như đứng yên trên không hoặc duy trì tốc độ bay cực chậm, chỉ vào khoảng 120-140 km/h".
Khái niệm "siêu cơ động" được nhấn mạnh để đối phó với những đối thủ là các máy bay chiến đấu phương Tây, vốn buộc phải duy trì tốc độ bay rất cao nhằm tránh tình trạng mất lực của máy bay. Tuy nhiên, Bogdan cho rằng khả năng cơ động của máy bay là yếu tố cực quan trọng khi không chiến.
"Các máy bay chiến đấu kiểu cổ có thể bay ở tốc độ cao, tuy nhiên nếu bạn đánh mất cơ hội bắn trước - thì bạn phải có được khả năng thao diễn để tránh tên lửa, như vậy mới trụ nổi để tiếp tục không chiến thay vị bị loại ngay từ đầu. Sau động tác đó, cả 2 máy bay ta - địch đều có thể ở những vị trí không thể khai hỏa, nhưng nếu cơ động tốt sẽ cho phép máy bay vòng ngược lại chỉ trong vòng chưa tới 3 giây để bạn giành lại thế chủ động, có cơ hội bắn một quả khác.
Bạn phải rất cẩn thận khi sử dụng thứ vũ khí đó, tránh lạm dụng một cách không cần thiết. Nó giống như một xạ thủ bắn tỉa, không thể bắn quá nhiều lần vào một mục tiêu vì bạn đã để lộ vị trí của mình".
Ông nhấn mạnh "Lý thuyết không chiến luôn gắn liền với việc chế tạo máy bay. Trong thập niên 1940-1950, ưu tiên số 1 phải là độ cao, sau đó là đến tốc độ rồi mới đến khả năng thao diễn và cuối cùng là hỏa lực. Nhưng đối với các máy bay chiến đấu thế hệ 3 và 4, tốc độ là số 1, sau đó là độ cao rồi đến khả năng thao diễn. "Siêu cơ động" là giá trị tăng thêm nhưng đặc biệt quan trọng, như con dao găm trong túi của người lính, rất hữu dụng khi cận chiến".
Bogdan cho rằng Su-27 là dòng tiêm kích đầu tiên trên thế giới làm được động tác "rắn hổ mang", cơ động cực nhanh khiến các radar điều khiển hỏa lực Doppler đánh mất mục tiêu, nhưng khả năng thao diễn của Su-35 còn siêu hạng hơn bội phần vì phi công có thể thoát ra khỏi "nguy hiểm" ở mọi hướng.
Trình độ bay siêu đẳng, nụ cười thân thiện luôn tỏa sáng, có lẽ nhiều người nhất trí với ý kiến cho rằng Sergey Bogdan chính là đại sứ thương hiệu toàn cầu của Tập đoàn Sukhoi. Ông đã đến Việt Nam không phải với tư cách phi công thử nghiệm mà trong vai trò của một người thầy dạy bay cao cấp.
Vẻ mặt đậm chất đàn ông Nga, cương nghị và thuần hậu, lúc nào cũng tươi cười nhưng đừng tưởng Bogdan dễ tính. Ông rất nghiêm khắc và kỷ luật trong công việc, luôn thẳng thắn chỉ ra những động tác thực hiện chưa tốt để các phi công Việt Nam rút kinh nghiệm.
Tuy thế, chúng ta có thể thấy và cảm nhận được tình cảm chân thành mà những người đồng nghiệp Nga – Việt giành cho nhau mới dạt dào, thắm đượm. Không hề có bất cứ một khoảng cách nào, mọi sự rào đón, cách biệt thầy trò đã bị xóa nhòa.
Khi được nghe Sergey Bogdan chia sẻ "Phi công Việt Nam là những đồng nghiệp giỏi nhất mà tôi được bay cùng", nhiều người thấy có chút "choáng ngợp". Nhưng đó chưa phải là tất cả. Để khẳng định rằng mình không quá lời, Bogdan còn nhấn mạnh thêm "Các bạn đã tiếp thu những kỹ thuật bay rất tốt, chúng tôi rất tin tưởng và yên tâm, có những động tác và kỹ thuật bay chúng tôi chưa truyền đạt cho phi công nước nào cả vì chúng tôi thấy họ chưa đạt tới trình độ đó".
Hiện nay chính các phi công Nga đã đánh giá, các đồng nghiệp thông minh và sáng tạo Việt Nam đã tận dụng được hầu hết tính năng của Su-30MK2, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác có trong trang bị cùng loại máy bay này. Sergey Bogdan nói: "Tôi thấy rất gắn bó với các bạn, một tình cảm vượt trên mọi khoảng cách,… cho dù đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Tôi rất mong muốn sẽ được tiếp tục quay lại Việt Nam để được bay cùng những phi công này ở các chương trình, giai đoạn tiếp theo".