Phi hành gia khuyết tật đầu tiên trên thế giới

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) mới đây đã giới thiệu "phi hành gia khuyết tật" đầu tiên trong một bước tiến quan trọng hướng tới việc cho phép những người khuyết tật về thể chất làm việc và sinh sống trong không gian.
Phi hành gia khuyết tật đầu tiên trên thế giới
ESA cho biết họ đã chọn cựu vận động viên chạy nước rút Paralympic người Anh John McFall là 1 trong 17 tân binh mới được chọn để đào tạo phi hành gia. Theo ESA, chưa có một cơ quan vũ trụ phương tây nào tuyển một phi hành gia khuyết tật tham gia vào các sứ mệnh vũ trụ. McFall sẽ tham gia vào một nghiên cứu được thiết kế cho phép ESA đánh giá các điều kiện cần thiết để người khuyết tật tham gia vào các sứ mệnh vũ trụ trong tương lai. Khóa đào tạo cơ bản kéo dài 12 tháng tại Trung tâm phi hành gia Châu Âu của ESA vào mùa xuân năm 2023. McFall chia sẻ: “Đó là một trải nghiệm khá quay cuồng vì là một người cụt tay, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng việc có thể trở thành phi hành gia vì vậy tôi rất phấn khích”. Tất nhiên quá trình đào tạo vẫn còn dài. McFall sẽ tham gia cùng năm phi hành gia mới vào nghề và 11 dự bị trong khóa huấn luyện sau khi ESA bổ sung cấp bậc phi hành gia lần đầu tiên kể từ năm 2009. Năm ngoái, ESA đã mở cửa cho những người có khả năng vượt qua các bài kiểm tra tâm lý, nhận thức và các bài kiểm tra khác nghiêm ngặt thông thường. Trong khi đó, những người bị khuyết tật sẽ khó có thể trở thành phi hành gia. Tuy nhiên ESA đã nhận được 257 đơn xin vào vai phi hành gia khuyết tật (parastronaut). Tổ chức từ thiện bình đẳng người khuyết tật Scope mô tả sự lựa chọn của McFall là "một bước nhảy vọt lớn".
Phi hành gia khuyết tật đầu tiên trên thế giới
John McFall (ở giữa) và các phi hành gia khác tham gia sứ mệnh đào tạo Trưởng bộ phận truyền thông của Scope, Alison Kerr cho biết: “Việc thể hiện tốt hơn những người khuyết tật khác trong các vai trò có tầm ảnh hưởng sẽ giúp cải thiện thái độ và phá vỡ rào cản mà nhiều người khuyết tật gặp phải hiện nay”. Sau một tai nạn xe máy khiến anh buộc phải cắt bỏ chân năm 19 tuổi, McFall tiếp tục giành được Huy chương Đồng cự ly 100 mét tại Thế vận hội Paralympic Bắc Kinh năm 2008. Tổ chức Scope cho biết, vị tiến sĩ 31 tuổi này sẽ giúp các kỹ sư ESA có thể thiết kế được các bộ phận thay thế cần thiết để hỗ trợ cho nhiều người khuyết tật hơn nữa có thể tham gia các sứ mệnh vũ trụ. >>> Phôi thai của con người thực sự trông như thế nào? Nguồn: Reuters
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top