Phong tục đón Tết kỳ lạ ở vùng cao: đi ăn trộm lấy may, vỗ mông người lạ, thi hát với gà

Phong tục ăn Tết cổ truyền (còn gọi là Tết Nguyên đán) từ lâu đã được người Việt coi trọng. Mặc dù đều sống chung trên dải đất hình chữ S những mỗi vùng miền trên đất Việt lại có một phong tục đón tết khác nhau, nhiều nơi rất kỳ lạ và độc đáo, cùng hướng tới một ý nghĩa tốt đẹp, cùng cầu mong cuộc sống hạnh phúc hơn.
Chính sự đa dạng này khiến cho khách du lịch khi đến Việt Nam đều tò mò và muốn khám phá.

1. Người Thái gội đầu bằng nước gạo chua vào chiều 30 Tết

Phong tục đón Tết kỳ lạ ở vùng cao: đi ăn trộm lấy may, vỗ mông người lạ, thi hát với gà
Người Thái ở ở Sơn La có tục gội đầu vào chiều 30 Tết bằng nước vo gạo đã được ngâm chua để xua đi tất cả những gì không may mắn trong năm. Dân tộc Thái đã có tục đón Tết này từ xa xưa, mang ý nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới và tương lai.

2. Người Lô Lô đi ăn trộm lấy may

Dân tộc Lô Lô ở Hà Giang có một quan niệm lạ đời là vào năm mới, nếu ai đó mang được của nả về nhà mình dù là bất cứ thứ gì thì gia đình sẽ gặp nhiều tốt lành, năm mới ăn nên làm ra. Vì thế, họ thường có tục "ăn trộm" cầu may, tuy nhiên, họ không lấy những của cải có giá trị mà chỉ là những đồ dù nhỏ trong nhà như que củi, củ hành, củ tỏi...
Tất nhiên đã là đi ăn trộm thì họ không công khai hay đi theo từng nhóm, cũng không muốn chủ nhà bắt được. Họ sẽ lặng lẽ, không chào hỏi người quen và chẳng may có bị chủ nhà bắt được cũng sẽ không bị trách mắng. Ngoài ra, mỗi gia đình cần đi ăn cắp đủ số, cụ thể là số 12, chẳng hạn như 12 bắp ngô, hoặc lấy nhiều thứ miễn sao đủ 12 thứ.

3. Người Pu Péo hát thi với gà

Phong tục đón Tết kỳ lạ ở vùng cao: đi ăn trộm lấy may, vỗ mông người lạ, thi hát với gà
Dân tộc Pu Péo có tục canh chừng gà trống gáy vào giao thừa để ... hát thi với gà. Họ quan niệm tiếng gà gáy vô cùng thiêng liêng vì nó có thể đánh thức cả thần Mặt Trời thức dậy. Khi gà vừa vỗ cánh, chuẩn bị gáy, người dân sẽ đốt một quả pháo ném vào chuồng gà. Gà bị giật mình sẽ thi nhau gáy, người cũng sẽ ngay lập tức hát vang thật to để át đi tiếng gà gáy, càng hát to hơn cả tiếng gà sẽ càng gặp nhiều may mắn hạnh phúc trong năm mới.

4. Người Mông và tục vỗ mông ngày Tết

Từ xa xưa, những chàng trai cô gái người Mông vào dịp Tết sẽ mặc trang phục truyền thống cùng nhau nhảy múa giao lưu với nhau ở các bãi đất rộng, khoảng trống dưới các chân núi để vui chơi, tâm tình.
Nếu 2 ánh mắt nào đó đã tìm được nhau, cô gái sẽ tự động tách khỏi đám đông và chờ đợi, sau đó chàng trai sẽ ngay lập tức tiến tới, dùng tay vỗ vào mông các cô gái. Nếu ưng thuận, các cô gái sẽ quay lại vỗ nhẹ vào mông chàng trai và nói lời đồng ý rất đường mật.
Cứ như vậy, đôi trai gái "ưng nhau" sẽ cùng vỗ qua vỗ lại kèm những lời yêu thương cho đến khi đủ 9 lần, tức là coi như đã chấp thuận, trước sự chứng kiến của nhiều người.

5. Người Hà Nhì xem bói gan lợn thiến

Phong tục đón Tết kỳ lạ ở vùng cao: đi ăn trộm lấy may, vỗ mông người lạ, thi hát với gà
Dân tộc Hà Nhì thường mổ lợn đón năm mới, việc cúng thịt lợn là tục lệ bắt buộc của các gia đình. Những con lợn được chọn thường là lợn đực, được thiến ngay từ đầu năm để vỗ béo chờ cuối năm mổ. Khi mổ lợn, họ sẽ giữ lại lá gan để xem bói. Nếu lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tốt thì gia đình năm đó sẽ hạnh phúc thuận hòa, làm ăn thuận lợi.

>>>"Cá chép nằm võng": món ngon ngày Tết độc lạ của người Thái Bình
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top