yesterdaybt85
Pearl
Thay vì chôn người chết hoặc hỏa táng thì thủy táng được cho là phương pháp thân thiện với môi trường hơn.
Theo Interesting Engineering, có nhiều lựa chọn để xử lí hài cốt của một người sau khi chết. Chúng ta có lẽ quen thuộc với việc chôn cất hoặc hỏa táng nhưng bạn có bao giờ nghe về thủy táng chưa?
Hỏa táng là phương pháp xử lý xác chết thông qua việc đốt để phân hủy tử thi. Hỏa táng thường được coi là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường so với phương pháp chôn cất truyền thống. Nhưng đốt xác chết thành tro cần năng lượng khổng lồ để cung cấp nhiên liệu cho đám cháy và thải ra hàng triệu tấn carbon dioxide hàng năm.
Có một phương pháp khác được gọi là ‘aquamation’, nó sử dụng phương pháp thủy phân bằng kiềm để xử lý xác người hoặc động vật thay vì dùng lửa. Quá trình này còn được gọi là ‘hỏa táng sinh học’ – một dạng ‘hỏa táng’ không có lửa và xảy ra trong môi trường nước. Nó được ca ngợi là một phương pháp thay thế hỏa táng thân thiện với môi trường. Phương pháp này sử dụng dung dịch kiềm đun nóng để phân hủy cơ thể và chỉ để lại bộ xương.
Trong quá trình này, cơ thể được đặt bên trong một bình điều áp chứa đầy hỗn hợp nước cùng kali hydroxit và được làm nóng đến khoảng 200 - 300 °F (90 - 150 °C). Khi áp suất trong bình chứa tăng lên, dung dịch sẽ nhẹ nhàng phá vỡ các chất hữu cơ trong vài giờ. Quá trình này làm hóa lỏng tất cả mọi thứ ngoại trừ xương. Phần xương sau đó được làm khô trong lò và khử thành tro trắng, đặt trong một chiếc bình, sau đó trao cho người thân. So với hỏa táng, thủy táng phân hủy được nhiều hơn 32% thi thể.
Theo Bio-Response Solutions, một công ty Hoa Kỳ chuyên về thủy táng thì quy trình này sử dụng “năng lượng ít hơn 90% so với hỏa táng và không thải ra bất kỳ khí nhà kính độc hại nào”.
Chất lỏng còn lại sau quá trình này là một hỗn hợp vô trùng của các hợp chất hữu cơ bao gồm muối và axit amin. Nó có thể được sử dụng làm phân bón hoặc trung hòa và thải ra đường nước một cách an toàn.
Giáo sĩ Anh giáo người Nam Phi Desmond Mpilo Tutu, người đã nhận giải Nobel Hòa bình cho vai trò của mình trong việc chống lại chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi vào năm 1984, đã chọn phương pháp thủy táng cho tang lễ của mình. Ông qua đời vào ngày 26 tháng 12 năm 2021.
Tutu IP Trust, Quỹ Di sản Desmond và Leah Tutu thông báo: “Đức Giám mục đã bày tỏ rõ ràng mong muốn về lễ tang của mình. Ông ấy không muốn phô trương hay chi tiêu xa hoa. Ông yêu cầu sử dụng quan tài loại rẻ nhất hiện có và trên bàn thờ chỉ có duy nhất một bó hoa cẩm chướng từ gia đình ông”.
Bạn có thể chọn chôn cất, hỏa táng hoặc thủy táng sau khi chết nhưng bạn cũng có những lựa chọn khác. Bạn có biết rằng một công ty Hoa Kỳ tên là Recompose có thể biến bạn trở lại thành đất sau khi chết không? Hoặc nếu muốn lạ hơn, bạn có thể chọn công ty Thụy Sĩ Algordanza để họ biến tro cốt của bạn thành một viên kim cương.
Theo Interesting Engineering
Theo Interesting Engineering, có nhiều lựa chọn để xử lí hài cốt của một người sau khi chết. Chúng ta có lẽ quen thuộc với việc chôn cất hoặc hỏa táng nhưng bạn có bao giờ nghe về thủy táng chưa?
Có một phương pháp khác được gọi là ‘aquamation’, nó sử dụng phương pháp thủy phân bằng kiềm để xử lý xác người hoặc động vật thay vì dùng lửa. Quá trình này còn được gọi là ‘hỏa táng sinh học’ – một dạng ‘hỏa táng’ không có lửa và xảy ra trong môi trường nước. Nó được ca ngợi là một phương pháp thay thế hỏa táng thân thiện với môi trường. Phương pháp này sử dụng dung dịch kiềm đun nóng để phân hủy cơ thể và chỉ để lại bộ xương.
Trong quá trình này, cơ thể được đặt bên trong một bình điều áp chứa đầy hỗn hợp nước cùng kali hydroxit và được làm nóng đến khoảng 200 - 300 °F (90 - 150 °C). Khi áp suất trong bình chứa tăng lên, dung dịch sẽ nhẹ nhàng phá vỡ các chất hữu cơ trong vài giờ. Quá trình này làm hóa lỏng tất cả mọi thứ ngoại trừ xương. Phần xương sau đó được làm khô trong lò và khử thành tro trắng, đặt trong một chiếc bình, sau đó trao cho người thân. So với hỏa táng, thủy táng phân hủy được nhiều hơn 32% thi thể.
Theo Bio-Response Solutions, một công ty Hoa Kỳ chuyên về thủy táng thì quy trình này sử dụng “năng lượng ít hơn 90% so với hỏa táng và không thải ra bất kỳ khí nhà kính độc hại nào”.
Chất lỏng còn lại sau quá trình này là một hỗn hợp vô trùng của các hợp chất hữu cơ bao gồm muối và axit amin. Nó có thể được sử dụng làm phân bón hoặc trung hòa và thải ra đường nước một cách an toàn.
Giáo sĩ Anh giáo người Nam Phi Desmond Mpilo Tutu, người đã nhận giải Nobel Hòa bình cho vai trò của mình trong việc chống lại chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi vào năm 1984, đã chọn phương pháp thủy táng cho tang lễ của mình. Ông qua đời vào ngày 26 tháng 12 năm 2021.
Tutu IP Trust, Quỹ Di sản Desmond và Leah Tutu thông báo: “Đức Giám mục đã bày tỏ rõ ràng mong muốn về lễ tang của mình. Ông ấy không muốn phô trương hay chi tiêu xa hoa. Ông yêu cầu sử dụng quan tài loại rẻ nhất hiện có và trên bàn thờ chỉ có duy nhất một bó hoa cẩm chướng từ gia đình ông”.
Bạn có thể chọn chôn cất, hỏa táng hoặc thủy táng sau khi chết nhưng bạn cũng có những lựa chọn khác. Bạn có biết rằng một công ty Hoa Kỳ tên là Recompose có thể biến bạn trở lại thành đất sau khi chết không? Hoặc nếu muốn lạ hơn, bạn có thể chọn công ty Thụy Sĩ Algordanza để họ biến tro cốt của bạn thành một viên kim cương.
Theo Interesting Engineering