Phương Tây sắp hết đạn dược cung cấp cho Ukraine, cục diện Bakhmut gần ngã ngũ

Cho tới nay, Bakhmut gần như bị quân đội Nga bao vây hoàn toàn trong khi quân đội Ukraine cố thủ ở thành phố này đang cạn kiệt đạn dược. New York Times dẫn lời chỉ huy một lữ đoàn của Ukraine cho biết đạn pháo đang trong tình trạng "thiếu hụt nghiêm trọng".
Một số quan chức Mỹ và châu Âu lo ngại Ukraine đang sử dụng hàng nghìn quả pháo mỗi ngày trong cuộc giao tranh giành Bakhmut với nhịp độ "không bền vững" và "có thể ảnh hưởng đến chiến dịch tấn công mùa xuân đã lên kế hoạch" mà các nước phương Tây "hy vọng sẽ mang tính quyết định".
Lầu Năm Góc thậm chí đã "nêu ra những mối lo ngại trên" với Kiev và cảnh báo Ukraine về việc "lãng phí đạn dược". Mỹ và đồng minh "không tích trữ vũ khí để chuẩn bị trước cho cuộc chiến pháo binh", New York Times cho hay.
"Một lực lượng tác chiến bí mật của Anh" đang cố gắng tìm kiếm và mua đạn pháo thời Liên Xô từ khắp nơi trên thế giới. Mỹ và NATO đang cố gắng để tập hợp một số loại đạn pháo để sử dụng cho cuộc tấn công sắp tới.
Một quan chức Lầu Năm Góc đã gọi động thái trên là "nỗ lực cuối cùng" bởi phương Tây không có đủ đạn dược để theo kịp mức độ sử dụng của Ukraine.
Phương Tây sắp hết đạn dược cung cấp cho Ukraine, cục diện Bakhmut gần ngã ngũ
Theo New York Times, kho đạn dược của NATO đang ở mức "thấp nghiêm trọng" và sẽ mất "nhiều tháng" để việc thúc đẩy sản xuất có hiệu quả. Nếu thiếu lực lượng pháo binh, "hàng trăm" xe tăng và xe bọc thép phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ chỉ có hiệu quả "hạn chế".
Các quan chức giấu tên cũng tiết lộ thương vong của Ukraine rất nghiêm trọng với hơn 100.000 binh lính tính tới nay và Kiev phải quyết định tiếp tục cố thủ Bakhmut hay bảo vệ lực lượng cho "một cơ hội ý nghĩa trong năm nay" để tiếp tục tấn công.
Mặc dù Mỹ hạ thấp tầm quan trọng của Bakhmut nhưng Tổng thống Zelensky đã tuyên bố sẽ bảo vệ thành phố này gần như bằng mọi giá và khẳng định sẽ không có khu vực nào của Ukraine bị bỏ lại.
Theo ông Camille Grand - cựu trợ lý Tổng thư ký NATO về vấn đề đầu tư quốc phòng và hiện là chuyên gia quốc phòng tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu, lập luận duy nhất của việc tiêu tốn lực lượng và đạn dược vào Bakhmut là "làm hao hụt các nguồn lực của Nga và ngăn cản quân đội nước này tiến xa hơn về phía Tây".
"Nói cách khác thì họ bị kéo vào một tình thế mà về dài hạn sẽ có lợi cho Nga và hiện nay khó có thể thoát ra",
ông Camille Grand cho hay.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top