Premier League quyết tâm diệt nạn "xem chùa", web bóng đá lậu sắp hết cửa sống?

nhhgiap

Pearl
Các giải bóng đá chủ yếu thu lợi nhuận từ việc bán hợp động phát sóng, tuy nhiên số lợi nhuận đó thường bị thất thoát do nạn ăn cắp bản quyền. Sắp tới một trong những đấu trường danh giá nhất hành tinh, giải Ngoại hạng Anh, sẽ quyết liệt nghiêm cấm các hành vi vi phạm bản quyền trên toàn cầu.
Premier League quyết tâm diệt nạn xem chùa, web bóng đá lậu sắp hết cửa sống?
Phát biểu với ZDNet, trưởng cố vấn pháp lý của Premier League, Kevin Plumb, nói rằng mặc dù công tác chống vi phạm bản quyền đã bắt đầu từ lâu nhưng công ty chỉ thực sự nghiêm túc với nó khi cựu chủ tịch điều hành Richard Scudamore lên nắm quyền. Ông ấy coi nhiệm vụ này quan trọng ngang với doanh thu phát sóng.
Công tác chống vi phạm bản quyền của Premier League đã và đang hoạt động hiệu quả, hứa hẹn thúc đẩy các hợp đồng phát sóng quốc tế tăng 30% trong năm 2022-25. Dựa trên các báo cáo đầu năm nay của The Times, các giao dịch quốc tế có thể đạt 5,3 tỷ bảng Anh, giao dịch nội địa mang lại 5,1 tỷ bảng Anh và hợp đồng thương mại sẽ thu về 10,5 tỷ bảng Anh.
Plumb cho rằng dù thành quả trên được tạo thành từ nhiều yếu tố nhưng công tác chống vi phạm bản quyền cũng góp phần đáng kể.
Theo Plumb, chương trình chống vi phạm bản quyền của công ty được định hình bởi bốn trụ cột chính: Hành động pháp lý, ngăn chặn, vận động hành lang, và giáo dục - nhận thức.
Ông cho biết mục đích của việc ngăn chặn là giảm thiểu nguồn thu của các nội dung vi phạm bản quyền. Chiến lược bao gồm làm việc với nhà cung cấp thứ ba để loại bỏ nội dung vi phạm khỏi kết quả tìm kiếm, đồng thời lần theo quảng cáo trên trang web vi phạm nhằm tìm cách “bỏ đói nguồn doanh thu”.
“Chúng tôi theo dõi hành trình của người dùng từ lúc đăng nhập trên PC hoặc bật TV lên để vào trang web vi phạm, sau đó ở mỗi chặng chúng tôi thiết kế vật cản để khiến người dùng khó truy cập vào những link đó nhất có thể”, Plumb cho biết.
Premier League cũng làm việc với cơ quan thực thi pháp luật địa phương trên toàn cầu để đảm bảo, các hành động pháp lý được thực hiện ngay khi phát hiện người cung cấp nội dung vi phạm bản quyền. Điển hình như ở Singapore và Malaysia, việc bán các Kodi box để truy cập nội dung vi phạm bản quyền là vi phạm hình sự. (Kodi là trình phát media nguồn mở miễn phí. Kodi box là thiết bị độc lập chạy phần mềm Kodi).
“Hành động mua bán Kodi box ở Singapore thời gian trước diễn ra rất sôi nổi. Chúng tôi biết nhiệm vụ bảo vệ bản quyền sẽ thất bại nếu không nghiêm khắc với các cửa hàng cung cấp thiết bị này. Kể từ sau các lần truy quét, số lượng cửa hàng đã giảm xuống 80% trong vài năm qua”, Plumb cho hay.
Tại Thái Lan, công tác ngăn chặn vi phạm cũng diễn ra hết sức gắt gao. Premier League phối hợp chặt chẽ với Cục Điều tra Đặc biệt để đảm bảo truy quét thành công tất cả ổ nhóm vi phạm.
Công ty tích cực vận động hành lang để tiếng nói của mình có trọng lượng hơn.
“Chúng tôi đầu tư nhiều vào vận động hành lang vì muốn luật pháp thật công minh và phải theo kịp công nghệ để bảo vệ doanh nghiệp cũng như người dùng”, Plumn nói.
Ngoài ra, ông bày tỏ rằng việc mua bán Kodi box sẽ khó chết hoàn toàn vì tội phạm luôn tìm được cách thức và thị trường cho hoạt động vi phạm của chúng. “Chúng sẽ bán thiết bị trên các kênh trực tuyến như Lazada. Chúng tôi đã xóa vài nghìn danh sách khỏi Lazada trong năm ngoái. Dù vậy, không gì đảm bảo chúng sẽ không di chuyển sang Facebook hay các nền tảng mạng xã hội khác. Vì vậy chúng tôi luôn phải dự đoán được bước tiếp theo của bọn tội phạm để kịp thời ngăn chặn. Chắc chắn đây là một cuộc chiến dài hơi”, ông chia sẻ.
Tất cả công việc này đều là để đảm bảo quyền và lợi ích của người hâm mộ nhiệt thành, những người mà theo công ty là họ phải có trách nhiệm bảo vệ.
Nguồn: Zdnet
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top