“Quả bom” Uber: “lách luật”, lừa gạt cảnh sát, ép tài xế…

Báo Anh Guardian vừa tung ra một cuộc điều tra về hãng xe công nghệ Uber với 124.000 tài liệu cho thấy Uber đã dùng những mánh khóe gì để trở thành đế chế 43 tỷ đô la.
Theo các tài liệu rò rỉ, Uber đặt áp lực lên các tài xế và khách hàng, gây áp lực lên phía chính phủ trong việc “viết lại” luật để giúp mở cửa cho mô hình kinh doanh phổ biến trên toàn thế giới. Thậm chí công ty đã mạnh tay chi 90 triệu đô la vào năm 2016 cho hoạt động vận động hành lang và quan hệ công chúng. Ngoài cuộc gặp với Biden tại Davos (Thụy Sĩ), các giám đốc điều hành Uber đã gặp mặt trực tiếp Macron, thủ tướng Ireland, Enda Kenny, thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu và George Osborne, thủ tướng Vương quốc Anh vào thời điểm đó. Một ghi chú từ cuộc họp miêu tả Osborne là một "người ủng hộ mạnh mẽ".
“Quả bom” Uber: “lách luật”, lừa gạt cảnh sát, ép tài xế…
Đồng sáng lập Uber Travis Kalanick
Các dữ liệu cho thấy Uber rất thành thạo trong việc tìm kiếm các con đường “lách luật” thông qua các mối quan hệ bạn bè, người trung gian, hoặc các cuộc gặp mặt với các chính trị gia. Uber tranh thủ sự ủng hộ của những nhân vật nắm quyền lực như ở Nga, Ý, Đức bằng cách cung cấp cho họ những cổ phần tài chính trong công ty khởi nghiệp và biến họ thành “nhà đầu tư chiến lược”. Đồng thời, Uber chi trả cho các học giả nổi tiếng hàng trăm nghìn đôla để thực hiện nghiên cứu hỗ trợ tuyên bố về lợi ích của mô hình kinh tế của chính công ty. Mặc dù dưới những nỗ lực trong vận hành, nhưng không phải trong thị trường nào Uber cũng thành công.
Trước những nỗ lực của Uber nhằm tăng cường thị trường ở Châu Âu, đã dẫn đến các cuộc phản đối giận dữ tại Bỉ, Tây ban Nha, Ý và Pháp từ các tài xế taxi lo sợ cho chính cuộc sống của họ. Cụ thể trong các cuộc đình công, bạo loạn ở Paris, Kalanick đã yêu cầu cho các giám đốc điều hành người Pháp trả đũa bằng cách khuyến khích các tài xế Uber tiến hành biểu tình phản đối. Kalanick đã xuất hiện để thúc giục nhóm của mình tấn công bất chấp. “Tôi nghĩ điều đó rất xứng đáng”, ông nói. “Bạo lực đảm bảo các thành công”.
Dữ liệu cho thấy Uber đã cố gắng tăng cường sự ủng hộ một cách kín đáo từ các thủ tướng, tổng thống, tỷ phú, nhà tài phiệt và các ông trùm truyền thông.
Giám đốc điều hành của Uber từng nói đùa rằng họ trở thành "cướp biển" và một giám đốc khác thừa nhận: "Chúng tôi chỉ là bất hợp pháp."
Vụ rò rỉ cũng chứa các văn bản giữa Kalanick và Emmanuel Macron, người đã bí mật giúp đỡ công ty ở Pháp khi ông còn là bộ trưởng kinh tế, hay các mối quan hệ giữa Kalanick và Macron - Tổng thống Pháp, Olaf Scholz - thị trưởng Hamburg vào thời điểm đó, hay phó tổng thống Mỹ lúc bấy giờ - Joe Biden.
Tò Guardian đã dẫn đầu một cuộc điều tra toàn cầu về hồ sơ Uber bị rò rỉ, chia sẻ dữ liệu với các tổ chức truyền thông trên khắp thế giới thông qua Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ). Hơn 180 nhà báo tại 40 hãng truyền thông bao gồm Le Monde, Washington Post và BBC… trong những ngày tới sẽ xuất bản một loạt phóng sự điều tra về gã khổng lồ công nghệ.
Tuy nhiên trong một tuyên bố phản hồi về vụ rò rỉ, Uber thừa nhận những sai lầm của mình, nhưng họ cho biết đã được chuyển đổi từ năm 2017 dưới sự lãnh đạo của giám đốc điều hành hiện tại, Dara Khosrowshahi: “Chúng tôi chưa và sẽ không bào chữa cho những hành vi trong quá khứ của mình. Thay vì điều đó, chúng tôi mong công chúng đánh giá chúng tôi bằng những gì chúng tôi đã làm trong 5 năm qua và những gì chúng tôi sẽ làm trong những năm tới”.

>> 3 bài học từ Uber - startup đắt giá nhất thế giới

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top