Quốc gia này sắp mất cơ hội vàng sản xuất iPhone vào tay Việt Nam

Long Bình
Long Bình
Phản hồi: 0

Long Bình

Writer
iPhone của bạn có thể sẽ đắt hơn 300 USD (hơn 7 triệu đồng) nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc. Đây là cơn đau đầu cho Apple và Trung Quốc, nhưng lại là cơ hội vàng cho các quốc gia khác, đặc biệt là Việt Nam và Ấn Độ.
1731569142573.png

Trong nhiệm kỳ trước, CEO Apple Tim Cook đã thành công thuyết phục chính quyền Trump miễn thuế cho iPhone, phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, với lập trường cứng rắn hơn, "Trump 2.0" có thể áp thuế 10-20% lên hàng nhập khẩu và thậm chí 60% lên hàng Trung Quốc. Điều này sẽ đẩy giá iPhone lên cao, gây bất lợi cho Apple trong khi đối thủ Samsung, với chuỗi cung ứng đa dạng hơn, lại "bình chân như vại".
Apple khó có thể "dứt tình" ngay lập tức với các nhà máy Trung Quốc, nơi sở hữu lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng hùng hậu. Tuy nhiên, về lâu dài, đây là cơ hội để các quốc gia khác vươn lên.
Ấn Độ đang được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi sản lượng iPhone lên hơn 30 tỷ USD trong hai năm tới, tạo ra 200.000 việc làm mới và nâng tỷ lệ đóng góp trong hệ sinh thái iPhone lên hơn 26%. Tuy nhiên, tham vọng này phụ thuộc vào việc Ấn Độ có thể cải cách sâu rộng, khắc phục những điểm yếu về chi phí và chính sách. Nếu không, cơ hội vàng này có thể rơi vào tay Việt Nam.
Apple hiện đã chọn Ấn Độ làm cơ sở sản xuất iPhone thứ hai trên toàn cầu. Hiện công ty đang ký hợp đồng với ba đối tác —Foxconn, Pegatron và Tata Electronics (trước đây là Wistron)—để sản xuất iPhone tại đây. Gần 70% sản lượng tại địa phương được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả Mỹ.
Trong khi Ấn Độ còn loay hoay, Việt Nam đang âm thầm vươn lên mạnh mẽ. Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra sôi nổi. Việt Nam ghi nhận đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng vào các dự án mới và mở rộng trong các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản xuất linh kiện và điện tử trong tám tháng đầu năm nay.
Năm 2015, Việt Nam chỉ có tám nhà cung cấp của Apple; đến năm 2023, con số này đã lên 35 nhà cung cấp lắp ráp AirPods, iPad và MacBook. Một trong những lợi thế chính của Việt Nam đối với các nhà sản xuất công nghệ là lực lượng lao động tương đối rẻ và dồi dào. Chi phí nhân lực tại Việt Nam hiện tại vẫn thấp hơn một nửa so với Trung Quốc.
Tổng hợp
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top