Quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới từ chối cắt giảm nhiên liệu hóa thạch

Úc, nước xuất khẩu than đá hàng đầu thế giới và là nhà xuất khẩu khí đốt lớn, đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc đưa ra các mục tiêu giảm phát thải trước hội nghị khí hậu Liên hợp quốc COP26 vào tháng 11 tại Scotland.
Quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới từ chối cắt giảm nhiên liệu hóa thạch
Thủ tướng Úc, Scott Morrison đã từ chối cam kết loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trước thềm hội nghị chống biến đổi khí hậu COP26. Trong khi đó, cấp phó của ông tiếp tục phản đối các kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính ròng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế kêu gọi Úc cần phải đặt mục tiêu "có thời hạn" để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 và cảnh báo Úc sẽ phải gánh chịu chi phí vay cao hơn nếu không cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông Úc sau hội nghị thượng đỉnh ở Washington, Morrison cho biết chính phủ của ông vẫn đang nghiên cứu kế hoạch phát thải. Tuy nhiên Úc vẫn sẽ từ chối cam kết hạn chế khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch vì nó đang chiếm phần lớn trong doanh thu xuất khẩu của Úc.
Chia sẻ với đài truyền hình SBS trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Morrison cho biết nước Úc chưa sẵn sàng cho bất kỳ kế hoạch nào ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch tại thời điểm này. Ông nói: “Chúng tôi không cần phải làm như vậy, bởi vì sự thay đổi đó sẽ diễn ra theo thời gian. Chúng tôi đang nghiên cứu về các công nghệ và nhiên liệu chuyển đổi cũng như các công nghệ tối tân sẽ tồn tại trong 20, 30 năm tới có thể đưa chúng ta về con số 0. Điều này không xảy ra trong một sớm một chiều”.
Morrison, người có khẩu hiệu “công nghệ không phải thuế” đã ngăn cản kế hoạch định giá carbon sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2013, đồng thời phản đối cơ chế thuế. Phó thủ tướng của ông, người hoài nghi về biến đổi khí hậu, Barnaby Joyce cũng đã bắt đầu mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới từ chối cắt giảm nhiên liệu hóa thạch
Joyce, người của đảng Quốc gia đại diện cho phần lớn cử tri ở vùng nông thôn cho biết: “Chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng vấn đề này để đảm bảo không có chuyện bất hợp lý xảy ra hoặc khiến nhiều người bị mất việc”.
Joyce cho biết tiền thu được từ ngành công nghiệp khai thác và nông nghiệp rất quan trọng đối với người dân ở các thị trấn trong vùng, từ thợ làm tóc đến các nhà cung cấp dịch vụ ô tô. Joyce nhấn mạnh: “Bạn phải nhớ rằng, nhiên liệu hóa thạch là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của quốc gia và nếu bạn phải loại bỏ dần mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của quốc gia mình, bạn sẽ phải chấp nhận mức sống thấp hơn”.
Rõ ràng việc làm sao để cân bằng bài toán kinh tế với việc chống biến đổi khí hậu là điều không hề đơn giản với bất kỳ một quốc gia nào.
Nguồn: CNBC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top