Lizzie
Writer
Theo hãng tin Reuters, hãng điện tử 148 năm tuổi của Nhật Bản là Toshiba bắt đầu thực hiện kế hoạch “bán mình” cho hãng Japan Industrial Partners (JIP) theo hình thức chào mua công khai, tức là mua lại cổ phiếu từ các cổ đông. Tổng mức giá mà Toshiba chào bán cho JIP ước tính khoảng 2 nghìn tỷ Yên, tương đương 14 tỷ USD.
Quá trình này được JIP, một quỹ đầu tư bao gồm các ngân hàng và doanh nghiệp, bắt đầu thực hiện từ phiên 8/8/2023 với giá khởi điểm 4.620 Yên, tương đương 32 USD/cổ phiếu.
Chủ tịch Akihiro Watanabe của Toshiba đã kêu gọi các cổ đông và nhà đầu tư ủng hộ cũng như hỗ trợ phương án này, cho rằng đây là cách duy nhất để tập đoàn nổi tiếng Nhật Bản lấy lại ánh hào quang khi xưa.
“Động thái này của Toshiba không chỉ có lợi cho Nhật Bản mà còn cả thị trường quốc tế. Tôi có niềm tin vào việc vực dậy lại Toshiba”, chủ tịch Watanabe cho biết.
Mới đây, tập đoàn 148 năm tuổi của Nhật Bản đã công bố khoản lỗ 25 tỷ Yên, tương đương 176 triệu USD trong quý II/2023. Doanh số của Toshiba vào khoảng 704 tỷ Yên, tương đương 5 tỷ USD, giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vậy Toshiba không công bố bản báo cáo tài chính của cả năm tài khóa vì cho biết mảng kinh doanh chip máy tính vẫn chưa được thống kê rõ ràng.
Quay trở lại thương vụ bán mình, nếu công cuộc mua lại cổ phiếu của JIP thành công thì đây sẽ là một sự thay đổi mới với Toshiba sau nhiều năm khó khăn.
Theo kế hoạch, việc mua lại cổ phiếu này sẽ chấm dứt vào ngày 20/9/2023 và nếu thành công, Toshiba sẽ chính thức hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán sau 74 năm kể từ ngày lên sàn.
Tuy nhiên theo quy định, Toshiba cần ít nhất 2/3 số cổ đông đăng ký chào bán trong đợt mua lại của JIP thì thương vụ mới được coi là thành công hợp lệ.
Trong khi đó, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu cổ phiếu Toshiba nhưng bày tỏ thái độ thất vọng về thương vụ trên cũng như công cuộc mua lại của JIP.
Hiện chưa rõ những nhà đầu tư nước ngoài hay các đối thủ tham gia mua lại Toshiba có gây cản trở cho JIP hay không nhưng chắc chắn chính quyền Tokyo muốn thúc đẩy kế hoạch này.
Trong cuộc đua tranh giành quyền mua lại tập đoàn 148 năm tuổi của Nhật Bản, vô số nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đã đổ vốn tham gia. Khoảng 20 tập đoàn trong nước và nước ngoài đã bỏ giá đấu thầu.
Tuy nhiên việc quyết định ai sẽ trở thành ông chủ mới của thương hiệu này lại làm chính quyền Tokyo đau đầu và mất nhiều năm giải quyết.
Xin được nhắc là Toshiba thuộc những doanh nghiệp hiếm hoi ở Nhật Bản sở hữu mảng công nghệ điện hạt nhân, vốn cực kỳ nhạy cảm đến an ninh quốc gia.
Bởi vậy đại diện chính phủ Nhật Bản muốn giữ những công nghệ nhạy cảm khỏi nước ngoài nhưng các nhà đầu tư, cổ đông quốc tế của hãng lại chỉ muốn gia tăng lợi nhuận, qua đó dẫn đến những mâu thuẫn về việc xác định người mua phù hợp.
Chính vì điều này mà chính phủ Nhật Bản khó lòng chấp nhận chuyển giao tập đoàn này cho một hãng nước ngoài dù giá chào có cao đến mức nào đi chăng nữa.
Theo Bloomberg, một loạt tỷ phú như Paul Singer của Elliott management, Seth Fisher của Oasis Management đều có hứng thú với thương vụ này. Bên cạnh đó là vô số những quỹ tư nhân nước ngoài cũng chào mua như Bain Capital, CVC Partners hay KKR Co.
Nếu thương vụ trên hoàn thành thì đây sẽ là một trong những bản hợp đồng giá trị nhất Châu Á trong năm nay khi thị trường đang khá ảm đạm. Đây cũng sẽ là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất tại Nhật Bản.
Trong 8 năm qua, Toshiba đã trải qua hết thảm họa này đến thảm họa khác. Sau vụ sóng thần 2011 khiến nhà máy hạt nhân Fukushima Dai Ichi đóng cửa, tập đoàn tiếp tục hứng chịu vụ bê bối kế toán năm 2015, làm giả số liệu lợi nhuận và dẫn đến việc bị yêu cầu tái cấu trúc lại công ty.
Tiếp đó, việc cố gắng tiếp cận thị trường năng lượng hạt nhân ở Mỹ không thành công cũng dẫn đến khoản lỗ 6,3 tỷ USD, khiến Toshiba từng ở bên bờ vực bị hủy niêm yết cổ phiếu.
Mọi chuyện tồi tệ đến mức hãng buộc phải bán mảng chip nhớ, vốn là phần kinh doanh béo bở và đã bị nhiều hãng nước ngoài tranh nhau mua lại.
Kể từ đó đến nay, số phận của Toshiba liên tục gây tranh cãi với vô số cuộc đấu đá nội bộ. Hội đồng cổ đông từng từ chối bản kế hoạch tách công ty này làm 2 để dễ bán.
Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng Toshiba cũng thống nhất bán lại cho JIP, một quỹ đầu tư được thành lập vào năm 2002 tại Nhật Bản bởi Hidemi Moue.
Quỹ này trên thực tế đã tham dự nhiều thương vụ mua lại nổi tiếng, ví dụ như thâu tóm mảng sản xuất máy tính cá nhân Vaio Corp từ tay Sony Group vào năm 2014, hay chi tiền hợp tác đầu tư cùng các thương hiệu nổi tiếng như Hitachi và Olympus.
Theo Reuters, việc bán mình của Toshiba được kỳ vọng sẽ giúp tập đoàn 148 năm tuổi Nhật Bản tìm lại ánh hào quang xưa khi nổi tiếng về mảng đồ điện tử, thiết bị gia dụng, chip máy tính, laptop...
Quá trình này được JIP, một quỹ đầu tư bao gồm các ngân hàng và doanh nghiệp, bắt đầu thực hiện từ phiên 8/8/2023 với giá khởi điểm 4.620 Yên, tương đương 32 USD/cổ phiếu.
Chủ tịch Akihiro Watanabe của Toshiba đã kêu gọi các cổ đông và nhà đầu tư ủng hộ cũng như hỗ trợ phương án này, cho rằng đây là cách duy nhất để tập đoàn nổi tiếng Nhật Bản lấy lại ánh hào quang khi xưa.
“Động thái này của Toshiba không chỉ có lợi cho Nhật Bản mà còn cả thị trường quốc tế. Tôi có niềm tin vào việc vực dậy lại Toshiba”, chủ tịch Watanabe cho biết.
Mới đây, tập đoàn 148 năm tuổi của Nhật Bản đã công bố khoản lỗ 25 tỷ Yên, tương đương 176 triệu USD trong quý II/2023. Doanh số của Toshiba vào khoảng 704 tỷ Yên, tương đương 5 tỷ USD, giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước.
Quay trở lại thương vụ bán mình, nếu công cuộc mua lại cổ phiếu của JIP thành công thì đây sẽ là một sự thay đổi mới với Toshiba sau nhiều năm khó khăn.
Theo kế hoạch, việc mua lại cổ phiếu này sẽ chấm dứt vào ngày 20/9/2023 và nếu thành công, Toshiba sẽ chính thức hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán sau 74 năm kể từ ngày lên sàn.
Tuy nhiên theo quy định, Toshiba cần ít nhất 2/3 số cổ đông đăng ký chào bán trong đợt mua lại của JIP thì thương vụ mới được coi là thành công hợp lệ.
Trong khi đó, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu cổ phiếu Toshiba nhưng bày tỏ thái độ thất vọng về thương vụ trên cũng như công cuộc mua lại của JIP.
Hiện chưa rõ những nhà đầu tư nước ngoài hay các đối thủ tham gia mua lại Toshiba có gây cản trở cho JIP hay không nhưng chắc chắn chính quyền Tokyo muốn thúc đẩy kế hoạch này.
Công nghệ ‘nhạy cảm’
Trên thực tế, thông tin bán mình của Toshiba đã xuất hiện từ tháng 3/2023 khi ban điều hành của tập đoàn chấp nhận thỏa thuận với JIP.Trong cuộc đua tranh giành quyền mua lại tập đoàn 148 năm tuổi của Nhật Bản, vô số nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đã đổ vốn tham gia. Khoảng 20 tập đoàn trong nước và nước ngoài đã bỏ giá đấu thầu.
Tuy nhiên việc quyết định ai sẽ trở thành ông chủ mới của thương hiệu này lại làm chính quyền Tokyo đau đầu và mất nhiều năm giải quyết.
Xin được nhắc là Toshiba thuộc những doanh nghiệp hiếm hoi ở Nhật Bản sở hữu mảng công nghệ điện hạt nhân, vốn cực kỳ nhạy cảm đến an ninh quốc gia.
Chính vì điều này mà chính phủ Nhật Bản khó lòng chấp nhận chuyển giao tập đoàn này cho một hãng nước ngoài dù giá chào có cao đến mức nào đi chăng nữa.
Theo Bloomberg, một loạt tỷ phú như Paul Singer của Elliott management, Seth Fisher của Oasis Management đều có hứng thú với thương vụ này. Bên cạnh đó là vô số những quỹ tư nhân nước ngoài cũng chào mua như Bain Capital, CVC Partners hay KKR Co.
Nếu thương vụ trên hoàn thành thì đây sẽ là một trong những bản hợp đồng giá trị nhất Châu Á trong năm nay khi thị trường đang khá ảm đạm. Đây cũng sẽ là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất tại Nhật Bản.
Khủng hoảng liên tiếp
Hãng tin Bloomberg nhận định hành trình bán mình của Toshiba không hề dễ dàng. Ngoài yếu tố nhạy cảm về công nghệ điện hạt nhân thì việc các ngân hàng dè dặt tham gia do lo ngại tình hình kinh tế vĩ mô cũng là một nguyên nhân khác.Trong 8 năm qua, Toshiba đã trải qua hết thảm họa này đến thảm họa khác. Sau vụ sóng thần 2011 khiến nhà máy hạt nhân Fukushima Dai Ichi đóng cửa, tập đoàn tiếp tục hứng chịu vụ bê bối kế toán năm 2015, làm giả số liệu lợi nhuận và dẫn đến việc bị yêu cầu tái cấu trúc lại công ty.
Mọi chuyện tồi tệ đến mức hãng buộc phải bán mảng chip nhớ, vốn là phần kinh doanh béo bở và đã bị nhiều hãng nước ngoài tranh nhau mua lại.
Kể từ đó đến nay, số phận của Toshiba liên tục gây tranh cãi với vô số cuộc đấu đá nội bộ. Hội đồng cổ đông từng từ chối bản kế hoạch tách công ty này làm 2 để dễ bán.
Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng Toshiba cũng thống nhất bán lại cho JIP, một quỹ đầu tư được thành lập vào năm 2002 tại Nhật Bản bởi Hidemi Moue.
Quỹ này trên thực tế đã tham dự nhiều thương vụ mua lại nổi tiếng, ví dụ như thâu tóm mảng sản xuất máy tính cá nhân Vaio Corp từ tay Sony Group vào năm 2014, hay chi tiền hợp tác đầu tư cùng các thương hiệu nổi tiếng như Hitachi và Olympus.
Theo Reuters, việc bán mình của Toshiba được kỳ vọng sẽ giúp tập đoàn 148 năm tuổi Nhật Bản tìm lại ánh hào quang xưa khi nổi tiếng về mảng đồ điện tử, thiết bị gia dụng, chip máy tính, laptop...