Hồi tháng 6, 1 sinh viên Trung Quốc ở California đã đề cập đến 1 chủ đề cấm kỵ trên WeChat: cuộc đàn áp đẫm máu của chính phủ đối với người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Eric nhớ lại nội dung trong bức thư dài 500 từ mà sau đó anh đã ném vào sọt rác: “Tôi hứa sẽ không đăng bất cứ điều gì vi phạm luật pháp và quy định, nhằm bảo vệ sự ổn định xã hội cũng như hoạt động kinh doanh của Tencent. Cảm ơn Tencent đã cung cấp cho chúng tôi một nền tảng giao tiếp tốt như vậy.”
Eric bổ sung thêm, bản thân không tin bất kỳ điều gì đã viết trong ghi chú, nhưng vẫn buộc phải làm điều đó bởi WeChat yêu cầu viết tay một lá thư thừa nhận tội lỗi, ngoài ra còn phải có một bức ảnh anh cầm chứng minh thư Trung Quốc, trước khi nó trả lại tài khoản. Eric cho biết: “Tôi đã làm những điều trái với lương tâm của mình. Bạn cần làm mọi thứ họ yêu cầu để kích hoạt lại tài khoản.”
Thư xin lỗi viết tay không hẳn là quá mới mới. Cha mẹ và giáo viên thường yêu cầu con trẻ viết những bản kiểm điểm. Thậm chí, cảnh sát Trung Quốc còn yêu cầu cam kết trong 1 bức thư viết tay rằng họ sẽ không lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Dẫu thế, việc áp dụng phương thức “cổ điển” đó trên các nền tảng số, bao gồm WeChat và Weibo, đã cho thấy sức mạnh ghê gớm của những công ty mạng xã hội này đối với người dùng.
Khi mất tài khoản WeChat, công dân sẽ bị cắt đứt khỏi mạng xã hội, ví kỹ thuật số và các dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, trải nghiệm tàn khốc đó ngày càng trở nên phổ biến khi mạng xã hội này thường xuyên chặn người dùng vì các hành vi vi phạm, từ gửi thư rác đến chỉ trích chính phủ.
Hồi tháng 10, WeChat đã chặn một lượng lớn tài khoản sau khi chủ sở hữu chúng chia sẻ hình ảnh về một cuộc biểu tình hiếm hoi chống lại Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Những người đó đã phải chật vật để có thể liên lạc lại với bạn bè, gia đình và nhiều liên hệ công việc.
Tài khoản WeChat rất cần thiết đối với đời sống xã hội và nghề nghiệp của mọi người. Đến nỗi người dùng sau khi bị cấm, sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để lấy lại chúng. Trong một số trường hợp, ứng dụng yêu cầu người dùng viết thư tay xin lỗi trước khi mở khóa tài khoản của họ. Và người dùng vẫn chấp nhận tuân thủ.
Tài khoản WeChat của tôi chưa bao giờ bị cấm trước đây. Đây là lần đầu tiên. Khi tôi thấy tài khoản của mình bị hạn chế vĩnh viễn, tôi đã rất choáng váng. Bây giờ tôi rất ân hận…
Tôi cầu xin công ty làm ơn làm phước. Tài khoản này thực sự rất quan trọng đối với tôi. Tôi là một học sinh. Rất nhiều dịch vụ được liên kết với tài khoản WeChat này. Bây giờ tôi cũng không thể nhận được tin nhắn nhóm….
Nếu được mở khóa, tôi sẽ đổi mật khẩu ngay và bảo vệ tài khoản cẩn thận. Thật đấy, xin hãy cho tôi một cơ hội. Tất cả các bạn làm việc rất chăm chỉ. Cảm ơn bạn!
Nếu tôi vi phạm các quy tắc một lần nữa trong tương lai, tôi sẽ chấp nhận để Tencent cấm tài khoản WeChat của tôi vĩnh viễn theo luật pháp, quy định và điều khoản dịch vụ.”
Xian Jingjing, một nhân viên IT 21 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam, tiết lộ với Rest of World rằng cô đã bị WeChat khóa tài khoản vào hồi tháng 10/2021. Ai đó xâm nhập vào tài khoản của cô và spam tin rác từ tài khoản đó. Khi các dịch vụ thanh toán bị vô hiệu hóa, Xian, khi đó vẫn là sinh viên đại học, thậm chí không thể tự đi mua hàng tạp hóa.
Sau khi Xian kháng cáo, dịch vụ khách hàng của Tencent đã yêu cầu viết 1 bức thư tay. Xian đã soạn thảo trước trong phòng ký túc xá, rồi viết lại một cách cẩn thận nắn nót vào một tờ giấy riêng. Trong lá thư, cô viết: “Tôi thực sự hiểu những gì tôi đã làm sai hiện tại. Tôi rất hối hận về điều đó. Thật đấy, xin hãy cho tôi một cơ hội. Tất cả các bạn làm việc rất chăm chỉ. Cảm ơn bạn!"
Giống như Eric, Xian cũng gửi một bức ảnh cô ấy đang cầm chứng minh thư. Bạn cùng phòng đã giúp chụp ảnh cho cô ấy, nói nó trông giống như một bức ảnh chụp chân dung tội phạm.
Một người dùng WeChat khác ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, dùng danh tính giả là Wenwen nói với Rest of World rằng tài khoản đã bị tạm ngưng vào hồi tháng 9, sau khi cô tham gia 1 công việc bán thời gian chuyên đăng bài quảng cáo trong các nhóm trò chuyện. Cô cũng phải viết 1 lá thư để kích hoạt lại tài khoản của mình.
Trong bức thư, cô gái 22 tuổi viết mình đã hiểu ra hành động sai trái của mình, nhờ những lời chỉ bảo của nhân viên dịch vụ khách hàng Tencent. Wenwen cho biết lần cuối cùng cô viết những bức thư như vậy là trường cấp 2, khi bị khiển trách vì không chú ý trong lớp.
“Thư đảm bảo
WeChat của tôi bị hạn chế trong 7 ngày vào ngày 17/9/2022 và sau đó là 30 ngày vào ngày 18/9/2022. Lý do là tôi đã thấy một quảng cáo việc làm bán thời gian khi duyệt internet và người đó đã yêu cầu tôi gửi bao lì xì phát tiền mặt trong các nhóm trò chuyện…
Sau đó, tôi đã liên hệ với dịch vụ khách hàng của Tencent và giải thích những gì đã xảy ra. Bộ phận chăm sóc khách hàng đã kiên nhẫn giải thích cho tôi về sự nguy hiểm của những công việc bán thời gian như vậy, đồng thời liên tục nhắc nhở và giáo dục tôi. Họ đã cho tôi hiểu nó đã sai như thế nào…
Tôi xin hứa sẽ không làm những việc như thế này với WeChat nữa… Trong tương lai, tôi sẽ cẩn thận hơn khi sử dụng WeChat và ngừng nhận loại công việc bán thời gian này. Tôi sẽ tuân thủ luật pháp và quy định của tiểu bang cũng như tuân thủ các quy tắc của nền tảng.”
Sự thống trị của WeChat trong cuộc sống hàng ngày đồng nghĩa rằng người dùng có rất ít sự lựa chọn ngoài việc tuân thủ bất cứ điều gì nó yêu cầu.
Ruan cho biết: “WeChat đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dùng Trung Quốc, không chỉ đối với người Trung Quốc sống ở Trung Quốc, mà còn đối với rất nhiều du học sinh và cộng đồng người Hoa ở nước ngoài. Nếu bạn bị cấm tài khoản, thì điều đó giống như lấy đi một phần lớn danh tính của bạn.”
Không rõ liệu người dùng WeChat vi phạm có đủ điều kiện để lấy lại tài khoản bị khó bằng cách viết thư tay hay không. Nhiều người đã rất chật vật để làm cho lời xin lỗi của họ được lắng nghe hơn. Chẳng hạn, sau làn sóng đóng tài khoản vì cuộc biểu tình gần đây ở Bắc Kinh, những người dùng thất vọng đã tràn ngập 1 hashtag Tencent trên trang blog Weibo, cầu xin công ty trả lại tài khoản của họ. Người dùng Internet gọi hashtag đó là “lời thú tội trên mạng”.
Những người không thể kích hoạt lại tài khoản đã phải đăng ký tài khoản mới và dành hàng giờ để thêm lại hàng trăm — thậm chí hàng nghìn — địa chỉ liên hệ. Theo người dùng và các nhà nghiên cứu, nỗi sợ bị vô hiệu hóa WeChat một lần nữa đã tạo nên hiệu ứng ớn lạnh, ngăn cản mọi người thảo luận chủ đề chính trị trên nền tảng này.
Theo các bài đăng trên các nền tảng truyền thông xã hội như Douyin, Xiaohongshu và Bilibili, bên cạnh WeChat, người dùng Weibo và chợ đồ cũ Xianyu của Alibaba cũng phải gửi thư viết tay cam kết không vi phạm chính sách để lấy lại tài khoản bị khóa.
Trên mạng xã hội, nhiều người khác đã chia sẻ các hình ảnh bức thư viết tay của họ, chứa đầy sự hối hận và biết ơn. Trong 1 bức thư được chia sẻ vào năm 2021, 1 người dùng cho biết tài khoản WeChat đã bị cấm vì gửi thư rác cho người khác. Người này viết trong bức thư: “Tôi đã hiểu rõ lỗi lầm mình mắc phải. Tôi cảm thấy thực sự xấu hổ. Tôi hối hận lắm. Các anh chị ở bộ phận chăm sóc khách hàng, tôi xin các bạn hãy giúp tôi mở khóa nó.”
Theo một bức ảnh chia sẻ trên Xiaohongshu vào tháng 6, anh viết: “Nếu có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ cố gắng hết sức để trân trọng tài khoản này. Xin hãy tin vào một thành viên Đoàn Thanh niên Cộng sản đã phạm sai lầm này. Tôi xin lỗi!!!"
>>> Trung Quốc làm gì để cứu ngành bán dẫn khi bị Mỹ dồn ép?
Nguồn: Rest of World
Thư tay xin lỗi Tencent
Vài giờ sau, tài khoản WeChat của anh bị khóa, khiến anh bị cắt đứt liên lạc với gia đình và bạn bè ở quê nhà. Để lấy lại quyền truy cập vào tài khoản của mình, Eric đã buộc phải gửi lời xin lỗi chân thành tới Tencent – công ty mẹ của ứng dụng nhắn tin nội địa Trung Quốc này. Để có thể thoải mái thảo luận các vấn đề nhạy cảm, anh buộc phải trao đổi với Rest of World dưới một bút danh chứ không phải tên thật.Eric nhớ lại nội dung trong bức thư dài 500 từ mà sau đó anh đã ném vào sọt rác: “Tôi hứa sẽ không đăng bất cứ điều gì vi phạm luật pháp và quy định, nhằm bảo vệ sự ổn định xã hội cũng như hoạt động kinh doanh của Tencent. Cảm ơn Tencent đã cung cấp cho chúng tôi một nền tảng giao tiếp tốt như vậy.”
Eric bổ sung thêm, bản thân không tin bất kỳ điều gì đã viết trong ghi chú, nhưng vẫn buộc phải làm điều đó bởi WeChat yêu cầu viết tay một lá thư thừa nhận tội lỗi, ngoài ra còn phải có một bức ảnh anh cầm chứng minh thư Trung Quốc, trước khi nó trả lại tài khoản. Eric cho biết: “Tôi đã làm những điều trái với lương tâm của mình. Bạn cần làm mọi thứ họ yêu cầu để kích hoạt lại tài khoản.”
Kẻ thống trị tuyệt đối
WeChat là ứng dụng nhắn tin thống trị ở Trung Quốc. Tất cả đều lệ thuộc vào tài khoản WeChat trong không chỉ liên lạc mà còn đặt hàng, giao đồ ăn, đi taxi và thanh toán hàng tạp hóa... Trong đại dịch COVID-19, mọi người sử dụng WeChat để đi vào các địa điểm công cộng - mã QR do chính phủ chỉ định phải được quét trước khi được phép vào.Khi mất tài khoản WeChat, công dân sẽ bị cắt đứt khỏi mạng xã hội, ví kỹ thuật số và các dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, trải nghiệm tàn khốc đó ngày càng trở nên phổ biến khi mạng xã hội này thường xuyên chặn người dùng vì các hành vi vi phạm, từ gửi thư rác đến chỉ trích chính phủ.
Hồi tháng 10, WeChat đã chặn một lượng lớn tài khoản sau khi chủ sở hữu chúng chia sẻ hình ảnh về một cuộc biểu tình hiếm hoi chống lại Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Những người đó đã phải chật vật để có thể liên lạc lại với bạn bè, gia đình và nhiều liên hệ công việc.
Những lời xin lỗi chân thành
“Thư đảm bảoTài khoản WeChat của tôi chưa bao giờ bị cấm trước đây. Đây là lần đầu tiên. Khi tôi thấy tài khoản của mình bị hạn chế vĩnh viễn, tôi đã rất choáng váng. Bây giờ tôi rất ân hận…
Tôi cầu xin công ty làm ơn làm phước. Tài khoản này thực sự rất quan trọng đối với tôi. Tôi là một học sinh. Rất nhiều dịch vụ được liên kết với tài khoản WeChat này. Bây giờ tôi cũng không thể nhận được tin nhắn nhóm….
Nếu được mở khóa, tôi sẽ đổi mật khẩu ngay và bảo vệ tài khoản cẩn thận. Thật đấy, xin hãy cho tôi một cơ hội. Tất cả các bạn làm việc rất chăm chỉ. Cảm ơn bạn!
Nếu tôi vi phạm các quy tắc một lần nữa trong tương lai, tôi sẽ chấp nhận để Tencent cấm tài khoản WeChat của tôi vĩnh viễn theo luật pháp, quy định và điều khoản dịch vụ.”
Sau khi Xian kháng cáo, dịch vụ khách hàng của Tencent đã yêu cầu viết 1 bức thư tay. Xian đã soạn thảo trước trong phòng ký túc xá, rồi viết lại một cách cẩn thận nắn nót vào một tờ giấy riêng. Trong lá thư, cô viết: “Tôi thực sự hiểu những gì tôi đã làm sai hiện tại. Tôi rất hối hận về điều đó. Thật đấy, xin hãy cho tôi một cơ hội. Tất cả các bạn làm việc rất chăm chỉ. Cảm ơn bạn!"
Giống như Eric, Xian cũng gửi một bức ảnh cô ấy đang cầm chứng minh thư. Bạn cùng phòng đã giúp chụp ảnh cho cô ấy, nói nó trông giống như một bức ảnh chụp chân dung tội phạm.
Một người dùng WeChat khác ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, dùng danh tính giả là Wenwen nói với Rest of World rằng tài khoản đã bị tạm ngưng vào hồi tháng 9, sau khi cô tham gia 1 công việc bán thời gian chuyên đăng bài quảng cáo trong các nhóm trò chuyện. Cô cũng phải viết 1 lá thư để kích hoạt lại tài khoản của mình.
Trong bức thư, cô gái 22 tuổi viết mình đã hiểu ra hành động sai trái của mình, nhờ những lời chỉ bảo của nhân viên dịch vụ khách hàng Tencent. Wenwen cho biết lần cuối cùng cô viết những bức thư như vậy là trường cấp 2, khi bị khiển trách vì không chú ý trong lớp.
“Thư đảm bảo
WeChat của tôi bị hạn chế trong 7 ngày vào ngày 17/9/2022 và sau đó là 30 ngày vào ngày 18/9/2022. Lý do là tôi đã thấy một quảng cáo việc làm bán thời gian khi duyệt internet và người đó đã yêu cầu tôi gửi bao lì xì phát tiền mặt trong các nhóm trò chuyện…
Sau đó, tôi đã liên hệ với dịch vụ khách hàng của Tencent và giải thích những gì đã xảy ra. Bộ phận chăm sóc khách hàng đã kiên nhẫn giải thích cho tôi về sự nguy hiểm của những công việc bán thời gian như vậy, đồng thời liên tục nhắc nhở và giáo dục tôi. Họ đã cho tôi hiểu nó đã sai như thế nào…
Tuân thủ hoặc bị cách ly khỏi cuộc sống số
Lotus Ruan, một nhà nghiên cứu của Citizen Lab tại Đại học Toronto, vốn đã nghiên cứu về kiểm duyệt trên WeChat, nói với Rest of World rằng những bức thư này cho thấy các công ty truyền thông xã hội đang chuyển trách nhiệm kiểm duyệt cho người dùng cá nhân.Sự thống trị của WeChat trong cuộc sống hàng ngày đồng nghĩa rằng người dùng có rất ít sự lựa chọn ngoài việc tuân thủ bất cứ điều gì nó yêu cầu.
Ruan cho biết: “WeChat đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dùng Trung Quốc, không chỉ đối với người Trung Quốc sống ở Trung Quốc, mà còn đối với rất nhiều du học sinh và cộng đồng người Hoa ở nước ngoài. Nếu bạn bị cấm tài khoản, thì điều đó giống như lấy đi một phần lớn danh tính của bạn.”
Không rõ liệu người dùng WeChat vi phạm có đủ điều kiện để lấy lại tài khoản bị khó bằng cách viết thư tay hay không. Nhiều người đã rất chật vật để làm cho lời xin lỗi của họ được lắng nghe hơn. Chẳng hạn, sau làn sóng đóng tài khoản vì cuộc biểu tình gần đây ở Bắc Kinh, những người dùng thất vọng đã tràn ngập 1 hashtag Tencent trên trang blog Weibo, cầu xin công ty trả lại tài khoản của họ. Người dùng Internet gọi hashtag đó là “lời thú tội trên mạng”.
Theo các bài đăng trên các nền tảng truyền thông xã hội như Douyin, Xiaohongshu và Bilibili, bên cạnh WeChat, người dùng Weibo và chợ đồ cũ Xianyu của Alibaba cũng phải gửi thư viết tay cam kết không vi phạm chính sách để lấy lại tài khoản bị khóa.
"Tôi xin lỗi!!!"
Bức thư viết tay đó của Eric cuối cùng cũng đã giúp anh quay lại WeChat để liên lạc với gia đình ở quê nhà và những sinh viên Trung Quốc khác ở Mỹ. Eric xác nhận rất tiếc khi đề cập đến Thiên An Môn trên ứng dụng, nói rằng đây nên là 1 chủ đề dành riêng cho các kênh an toàn bên ngoài như Telegram hoặc Signal.Trên mạng xã hội, nhiều người khác đã chia sẻ các hình ảnh bức thư viết tay của họ, chứa đầy sự hối hận và biết ơn. Trong 1 bức thư được chia sẻ vào năm 2021, 1 người dùng cho biết tài khoản WeChat đã bị cấm vì gửi thư rác cho người khác. Người này viết trong bức thư: “Tôi đã hiểu rõ lỗi lầm mình mắc phải. Tôi cảm thấy thực sự xấu hổ. Tôi hối hận lắm. Các anh chị ở bộ phận chăm sóc khách hàng, tôi xin các bạn hãy giúp tôi mở khóa nó.”
Theo một bức ảnh chia sẻ trên Xiaohongshu vào tháng 6, anh viết: “Nếu có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ cố gắng hết sức để trân trọng tài khoản này. Xin hãy tin vào một thành viên Đoàn Thanh niên Cộng sản đã phạm sai lầm này. Tôi xin lỗi!!!"
>>> Trung Quốc làm gì để cứu ngành bán dẫn khi bị Mỹ dồn ép?
Nguồn: Rest of World