Lẩu là món ăn hấp dẫn quen thuộc được nhiều người ưa thích nhưng không phải ai cũng biết nên ăn lẩu trong bao lâu, khi nào cần thay nước lẩu... Bạn nên đọc để có bí quyết ăn lẩu đúng cách vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe.
1. Không đeo kính áp tròng khi ăn lẩu
Nếu bạn mang kính áp tròng mà ngồi ăn lẩu trong thời gian vài tiếng đồng hồ, hơi nước từ nồi lẩu bốc lên kính áp tròng sẽ làm tròng kính co lại, tác động vào mắt gây tổn thương, xuất huyết cho mắt.
2. Không nên kéo dài bữa lẩu quá 2 tiếng đồng hồ
Chúng ta thường có thói quen ngồi ăn lẩu kéo dài vài giờ đồng hồ, vừa ăn vừa nói chuyện. Tuy nhiên, nếu bữa ăn kéo dài quá 2 tiếng đồng hồ sẽ khiến bộ máy tiêu hóa (dạ dày, đường ruột) liên tục làm việc dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
3. Cần nhúng thực phẩm chín kỹ rồi mới ăn
Nhiều người cho rằng, thực phẩm tái sẽ ngon và ngọt hơn. Tuy nhiên, việc ăn thực phẩm nhúng còn tái, đỏ rất dễ làm vi khuẩn và ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa.
Do đó, bạn cần chú ý, với thực phẩm thái mỏng thì nên nhúng trong nồi đun khoảng 1 phút để thịt chín kỹ hoàn toàn. Còn với các loại thực phẩm viên hay các loại thực phẩm có vỏ dày như tôm, sò, ốc thì nên nhúng trên 5 phút.
Cần đợi nước lẩu sôi mới thả thực phẩm vào để bảo đảm đồ ăn đã được chín kỹ và không bị dai.
4. Không dùng chung một đôi đũa để gắp đồ sống, đồ chín
Nếu dùng chung đôi đũa để vừa gắp thịt sống cho vào nổi lẩu, vừa gắp thịt chín để ăn sẽ là điều kiện để vi khuẩn trong thức ăn sống thâm nhập vào miệng.
Vì vậy, cần chú ý chuẩn bị 1 đôi đũa chuyên dùng để gắp đồ sống và 1 đôi đũa để gắp đồ chín riêng biệt.
5. Không ăn quá nhanh, uống nước lẩu nóng
Nhiệt độ của nồi lẩu đang sôi trên bếp có thể tới mức hơn 100 độ C. Chính vì vậy, thực phẩm vớt ra khỏi nồi lẩu rất nóng. Nếu ăn ngay các thực phẩm này sẽ khiến lớp da mỏng trong miệng bị tổn thương.
Thức ăn quá nóng cũng khiến cho lớp màng nhầy trong dạ dày bị ảnh hưởng dẫn tới gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, nên để cho thực phẩm nguội bớt rồi mới ăn.
6. Thay nước lẩu sau 60 phút
Khi nước lẩu sôi trên bếp thời gian kéo dài sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, không tốt cho sức khỏe. Do đó, không nên dùng nước lẩu đun trên bếp quá 60 phút mà nên thay nước.
Nước lẩu càng về cuối sẽ càng tiết ra vị mặn sau quá trình nhúng thực phẩm. Lúc này, lượng purin, chất béo, natri và dầu mỡ trong nước lẩu tăng lên sẽ làm tăng axit uric trong máu, không tốt đối với người bị bệnh gout.
7. Ăn nhiều rau, củ, quả giải nhiệt
Để hấp dẫn, trong nước lẩu luôn sử dụng rất nhiều gia vị nóng như: hành, tỏi, ớt, sả... Vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt.
8. Nên ăn thêm cơm, bún, mỳ
Lẩu nhiều thịt, hải sản nên rất giàu protein và chất béo. Vì vậy, bạn sẽ thấy nhanh no. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ăn thêm chút cơm, bún, mỳ bởi các thứ này là tinh bột để giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
9. Ai nên kiểm soát việc ăn lẩu?
- Khi chế biến nước lẩu thường có các loại sa tế ớt, sả, gừng... để tăng độ hấp dẫn. Ngoài ra, trong gia vị để chấm lẩu cũng luôn có ớt và các loại gia vị. Vì vậy, đối với những người bị đau dạ dày, không nên ăn lẩu nhiều. Các gia vị cay, nóng sẽ tác động khiến dạ dày bị đau trở lại.
- Phụ nữ đang mang bầu không nên ăn quá nhiều gia vị cay nóng, không tốt cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang bầu không nên ăn lẩu có nhiều gia vị.
- Những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên hạn chế hoặc không nên ăn các loại lẩu nhiều đạm mỡ (lẩu hải sản, lẩu lòng...).
10. Không uống đồ lạnh cùng lúc khi ăn lẩu
Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa, gây cản trở quá trình tiêu hóa.
11. Ăn điều độ
Lẩu hấp dẫn nhưng cũng không nên ăn liên tục, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn cân bằng dinh dưỡng... Để điều độ, chỉ nên ăn lẩu với khoảng cách thời gian từ 1 tới 2 tuần một lần.
12. Chú ý bếp ăn lẩu
Đối với bếp gas, không sử dụng bếp gas mini đã cũ, bình gas hoen rỉ có thể gây xì ga, nổ bình ga dẫn tới bỏng. Đối với các loại bếp từ, bếp điện, chú ý dây cắm không bị hở, giật điện.
Theo Thanh Loan/Suckhoedoisong
1. Không đeo kính áp tròng khi ăn lẩu
Nếu bạn mang kính áp tròng mà ngồi ăn lẩu trong thời gian vài tiếng đồng hồ, hơi nước từ nồi lẩu bốc lên kính áp tròng sẽ làm tròng kính co lại, tác động vào mắt gây tổn thương, xuất huyết cho mắt.
2. Không nên kéo dài bữa lẩu quá 2 tiếng đồng hồ
Chúng ta thường có thói quen ngồi ăn lẩu kéo dài vài giờ đồng hồ, vừa ăn vừa nói chuyện. Tuy nhiên, nếu bữa ăn kéo dài quá 2 tiếng đồng hồ sẽ khiến bộ máy tiêu hóa (dạ dày, đường ruột) liên tục làm việc dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Nhiều người cho rằng, thực phẩm tái sẽ ngon và ngọt hơn. Tuy nhiên, việc ăn thực phẩm nhúng còn tái, đỏ rất dễ làm vi khuẩn và ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa.
Do đó, bạn cần chú ý, với thực phẩm thái mỏng thì nên nhúng trong nồi đun khoảng 1 phút để thịt chín kỹ hoàn toàn. Còn với các loại thực phẩm viên hay các loại thực phẩm có vỏ dày như tôm, sò, ốc thì nên nhúng trên 5 phút.
Cần đợi nước lẩu sôi mới thả thực phẩm vào để bảo đảm đồ ăn đã được chín kỹ và không bị dai.
4. Không dùng chung một đôi đũa để gắp đồ sống, đồ chín
Nếu dùng chung đôi đũa để vừa gắp thịt sống cho vào nổi lẩu, vừa gắp thịt chín để ăn sẽ là điều kiện để vi khuẩn trong thức ăn sống thâm nhập vào miệng.
Vì vậy, cần chú ý chuẩn bị 1 đôi đũa chuyên dùng để gắp đồ sống và 1 đôi đũa để gắp đồ chín riêng biệt.
Nhiệt độ của nồi lẩu đang sôi trên bếp có thể tới mức hơn 100 độ C. Chính vì vậy, thực phẩm vớt ra khỏi nồi lẩu rất nóng. Nếu ăn ngay các thực phẩm này sẽ khiến lớp da mỏng trong miệng bị tổn thương.
Thức ăn quá nóng cũng khiến cho lớp màng nhầy trong dạ dày bị ảnh hưởng dẫn tới gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, nên để cho thực phẩm nguội bớt rồi mới ăn.
6. Thay nước lẩu sau 60 phút
Khi nước lẩu sôi trên bếp thời gian kéo dài sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, không tốt cho sức khỏe. Do đó, không nên dùng nước lẩu đun trên bếp quá 60 phút mà nên thay nước.
7. Ăn nhiều rau, củ, quả giải nhiệt
Để hấp dẫn, trong nước lẩu luôn sử dụng rất nhiều gia vị nóng như: hành, tỏi, ớt, sả... Vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt.
Lẩu nhiều thịt, hải sản nên rất giàu protein và chất béo. Vì vậy, bạn sẽ thấy nhanh no. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ăn thêm chút cơm, bún, mỳ bởi các thứ này là tinh bột để giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
9. Ai nên kiểm soát việc ăn lẩu?
- Khi chế biến nước lẩu thường có các loại sa tế ớt, sả, gừng... để tăng độ hấp dẫn. Ngoài ra, trong gia vị để chấm lẩu cũng luôn có ớt và các loại gia vị. Vì vậy, đối với những người bị đau dạ dày, không nên ăn lẩu nhiều. Các gia vị cay, nóng sẽ tác động khiến dạ dày bị đau trở lại.
- Phụ nữ đang mang bầu không nên ăn quá nhiều gia vị cay nóng, không tốt cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang bầu không nên ăn lẩu có nhiều gia vị.
- Những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên hạn chế hoặc không nên ăn các loại lẩu nhiều đạm mỡ (lẩu hải sản, lẩu lòng...).
Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa, gây cản trở quá trình tiêu hóa.
11. Ăn điều độ
Lẩu hấp dẫn nhưng cũng không nên ăn liên tục, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn cân bằng dinh dưỡng... Để điều độ, chỉ nên ăn lẩu với khoảng cách thời gian từ 1 tới 2 tuần một lần.
12. Chú ý bếp ăn lẩu
Đối với bếp gas, không sử dụng bếp gas mini đã cũ, bình gas hoen rỉ có thể gây xì ga, nổ bình ga dẫn tới bỏng. Đối với các loại bếp từ, bếp điện, chú ý dây cắm không bị hở, giật điện.
Theo Thanh Loan/Suckhoedoisong