Samsung Electronics đã tìm cách trấn an thị trường về khả năng cạnh tranh ở lĩnh vực bán dẫn. Nguyên nhân do tập đoàn phải tiếp nhận rất nhiều cảnh báo và lo ngại từ khách hàng, nhà phân tích, nhà đầu tư, hay thậm chí từ chính nhân viên công ty. Tất cả đều liên quan đến sức mạnh công nghệ của Samsung đang giảm sút, năng lực cạnh tranh trên thị trường bán dẫn bị nghi ngờ.
Tầm quan trọng của công ty đối với hệ thống kinh tế toàn cầu lớn đến mức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm nhà máy bán dẫn tại Pyeongtaek trong chuyến thăm Hàn Quốc diễn ra vào hồi tháng 5.
Tuy nhiên, 1 năm trước, Samsung đã mắc sai lầm và khiến 2 khách hàng lớn nhất là Qualcomm và NVIDIA chuyển sang TSMC. Trên thực tế, Samsung không có khả năng đảm bảo năng suất dây chuyền 4nm và 5nm.
Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, TSMC đã kiểm soát 54% thị trường đúc trong quý đầu tiên của năm 2022, cao gấp 3 lần Samsung.
Năm ngoái, Samsung đã đưa ra kế hoạch đầu tư hơn 150 tỉ USD cho mảng đúc chip trong năm 2030. Nhưng theo báo cáo từ SK Securities, đối thủ Đài Loan đang giữ vững vị thế với doanh thủ dự kiến lên đến 44 tỉ USD, cao hơn so với ước tính 12 tỉ USD của Samsung.
Nhiều nhà đầu tư trong nành cho rằng Samsung đã ưu tiên tăng trưởng nhanh, coi trọng tiết kiệm chi phí, hơn là nâng cao chất lượng cũng như đổi mới.
Chan Lee, cộng sự quản lý tại Petra Capital Management, cho biết: “Việc thiết kế những con chip riêng biệt đòi hỏi sự sáng tạo và năng lực kỹ thuật. Nhưng văn hóa không chấp nhận rủi ro của Samsung đã phát triển sâu sắc dưới sự lãnh đạo của Lee Jae-yong, các kỹ sư không muốn mạo hiểm đổi mới.”
Dylan Patel, Trưởng phân tích của SemiAnalysis, viết trong báo cáo mới nhất: “Văn hóa tại nhà máy sản xuất và cơ sở thiết kế rất quan trọng với sự thành công. Kỹ sư cần có động lực, định hướng, sự lãnh đạo chuẩn xác.” Ông cho rằng các vấn đề của Samsung xuất phát từ một truyền thống “độc hại”, các mảng kinh doanh đổ lỗi cho nhau “khi đối mặt với các sai lầm”.
Theo thông tin từ công ty phân tích thị trường Strategy Analytics, thị phần của Samsung trên thị trường bộ xử lý smartphone gần như đã giảm một nửa kể từ năm 2019 khi xếp thứ 4 với 6,6%. Trong khi đó, Qualcomm chiến 37,7%, MediaTek chiếm 26,3% và Apple nắm trong tay 26%.
Patel viết: “Tất cả lợi thế công nghệ của Samsung đều đang tan ra. Samsung đang trượt dài trên mọi khía cạnh phát triển công nghệ, ngay cả lĩnh vực từng đè bẹp tất cả đối thủ, đó là DRAM.”
Samsung Electronics đã báo cáo danh thu thấp hơn dự kiến trong quý 2/2022, viện dẫn lí do lạm phát tăng cao, nhu cầu mua sắm thiết bị điện tử giảm sút. Những giám đốc điều hành lập luận rằng dù sao, họ cũng có lợi thế về công nghệ bộ nhớ hơn so với các đối thủ. Cụ thể, công ty đã nhanh chóng tận dụng kỹ thuật quang khắc EUV để sản xuất chip nhớ, nhờ đó có ưu thế thị phần DRAM 40%.
Kang Moon-soo, Phó Chủ tịch mảng kinh doanh đúc của Samsung, tiết lộ rằng mối quan tâm liên quan đến việc thiếu khách hàng chính từ thị trường là “quá mức”, đồng thời xác nhận công ty đã có đủ đơn đặt hàng trong 5 năm tới.
Các nhà phân tích nhận định việc TSMC sản xuất hàng loạt chip 4nm và 5nm nhanh hơn dự kiến đã ảnh hưởng Samsung. Cụ thể tranh giành khách hàng của chính Samsung, dẫn đến mất một số hợp đồng lớn.
Tuy vậy, Samsung tuyên bố đang tối ưu hóa lại đơn vị chip của mình. Theo thông tin, công ty Hàn Quốc đang "tái cơ cấu" mảng doanh nghiệp thiết kế chip nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh dài hạn. Mới đây, Samsung đã tổ chức một lễ ăn mừng nhân dịp xuất xưởng lô chip 3nm đầu tiên, hạ gục TSMC trong việc đưa bộ xử lý mạnh nhất ra thị trường nhanh hơn.
James Lim, một nhà phân tích tại quỹ đầu tư Dalton Investments có trụ sở tại California, cho biết: “Samsung vẫn có cơ hội thu hút khách hàng trở lại, nếu có thể tăng năng suất đối với những con chip tiên tiến. Không ai muốn gánh vác rủi ro khi hoàn toàn dựa vào TSMC.”
>>> Smartphone sắp có bộ nhớ siêu xịn UFS 4.0 của Samsung.
Nguồn: News NCR
Đúc chip vướng TSMC
Samsung hiện là 1 trong 2 hãng đúc chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, nuôi tham vọng thu hẹp khoảng cách với đối thủ TSMC trong lĩnh vực đúc. Về cơ bản, các công ty thiết kế chip sẽ ký hợp đồng với những xưởng đúc này nhằm đúc chip theo bản thiết kế họ cung cấp.Tầm quan trọng của công ty đối với hệ thống kinh tế toàn cầu lớn đến mức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm nhà máy bán dẫn tại Pyeongtaek trong chuyến thăm Hàn Quốc diễn ra vào hồi tháng 5.
Tuy nhiên, 1 năm trước, Samsung đã mắc sai lầm và khiến 2 khách hàng lớn nhất là Qualcomm và NVIDIA chuyển sang TSMC. Trên thực tế, Samsung không có khả năng đảm bảo năng suất dây chuyền 4nm và 5nm.
Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, TSMC đã kiểm soát 54% thị trường đúc trong quý đầu tiên của năm 2022, cao gấp 3 lần Samsung.
Năm ngoái, Samsung đã đưa ra kế hoạch đầu tư hơn 150 tỉ USD cho mảng đúc chip trong năm 2030. Nhưng theo báo cáo từ SK Securities, đối thủ Đài Loan đang giữ vững vị thế với doanh thủ dự kiến lên đến 44 tỉ USD, cao hơn so với ước tính 12 tỉ USD của Samsung.
Chip nhớ bị đe dọa, chip di động thua kém
Đối với mảng DRAM, các đối thủ của Samsung như Micron và SK Hynix đã nhanh chân hơn trong việc trình làng những con chip tân tiến nhất. Trong khi đó, những vấn đề trên dòng flagship Galaxy S22 cũng cho thấy gã khổng lồ Hàn Quốc bị tụt lại sau Apple về khả năng cạnh tranh về phần cứng. Dòng chip Exynos đang thất bại cả về mặt hiệu suất và sức mạnh so với Snapdragon, lẫn cạnh tranh thị phần chip di động trước MediaTek, Qualcomm.Chan Lee, cộng sự quản lý tại Petra Capital Management, cho biết: “Việc thiết kế những con chip riêng biệt đòi hỏi sự sáng tạo và năng lực kỹ thuật. Nhưng văn hóa không chấp nhận rủi ro của Samsung đã phát triển sâu sắc dưới sự lãnh đạo của Lee Jae-yong, các kỹ sư không muốn mạo hiểm đổi mới.”
Dylan Patel, Trưởng phân tích của SemiAnalysis, viết trong báo cáo mới nhất: “Văn hóa tại nhà máy sản xuất và cơ sở thiết kế rất quan trọng với sự thành công. Kỹ sư cần có động lực, định hướng, sự lãnh đạo chuẩn xác.” Ông cho rằng các vấn đề của Samsung xuất phát từ một truyền thống “độc hại”, các mảng kinh doanh đổ lỗi cho nhau “khi đối mặt với các sai lầm”.
Theo thông tin từ công ty phân tích thị trường Strategy Analytics, thị phần của Samsung trên thị trường bộ xử lý smartphone gần như đã giảm một nửa kể từ năm 2019 khi xếp thứ 4 với 6,6%. Trong khi đó, Qualcomm chiến 37,7%, MediaTek chiếm 26,3% và Apple nắm trong tay 26%.
Patel viết: “Tất cả lợi thế công nghệ của Samsung đều đang tan ra. Samsung đang trượt dài trên mọi khía cạnh phát triển công nghệ, ngay cả lĩnh vực từng đè bẹp tất cả đối thủ, đó là DRAM.”
Bị nghi ngờ về năng lực cạnh tranh bán dẫn
Kang Moon-soo, Phó Chủ tịch mảng kinh doanh đúc của Samsung, tiết lộ rằng mối quan tâm liên quan đến việc thiếu khách hàng chính từ thị trường là “quá mức”, đồng thời xác nhận công ty đã có đủ đơn đặt hàng trong 5 năm tới.
Các nhà phân tích nhận định việc TSMC sản xuất hàng loạt chip 4nm và 5nm nhanh hơn dự kiến đã ảnh hưởng Samsung. Cụ thể tranh giành khách hàng của chính Samsung, dẫn đến mất một số hợp đồng lớn.
Tuy vậy, Samsung tuyên bố đang tối ưu hóa lại đơn vị chip của mình. Theo thông tin, công ty Hàn Quốc đang "tái cơ cấu" mảng doanh nghiệp thiết kế chip nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh dài hạn. Mới đây, Samsung đã tổ chức một lễ ăn mừng nhân dịp xuất xưởng lô chip 3nm đầu tiên, hạ gục TSMC trong việc đưa bộ xử lý mạnh nhất ra thị trường nhanh hơn.
James Lim, một nhà phân tích tại quỹ đầu tư Dalton Investments có trụ sở tại California, cho biết: “Samsung vẫn có cơ hội thu hút khách hàng trở lại, nếu có thể tăng năng suất đối với những con chip tiên tiến. Không ai muốn gánh vác rủi ro khi hoàn toàn dựa vào TSMC.”
>>> Smartphone sắp có bộ nhớ siêu xịn UFS 4.0 của Samsung.
Nguồn: News NCR