vuchau1210.01
Pearl
Bạn đã bao giờ có cảm giác kỳ lạ rằng mình đang trải qua một tình huống ở hiện tại mà bạn đã từng gặp trước đây. Điều này nghe có vẻ khó tin, nó giống như bạn đang hồi tưởng lại một điều gì đó đã xảy ra. Hiện tượng này, được gọi là "déjà vu" từng khiến các nhà triết học, nhà thần kinh học và nhà văn bối rối trong một thời gian rất dài. Bắt đầu từ cuối những năm 1800, có nhiều giả thuyết bắt đầu xuất hiện liên quan đến những gì có thể gây ra "déjà vu" (có nghĩa là "đã thấy" trong tiếng Pháp). Nhiều người nghĩ rằng nó bắt nguồn từ rối loạn chức năng tâm thần hoặc có lẽ là một dang vấn đề nào đó của hệ thần kinh. Cũng có những đoán định rằng đó là một trục trặc tạm thời trong hoạt động bình thường khác của trí nhớ con người. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào nghiêm túc về nó.
Dựa vào những dữ liệu đó, Brown xác định rằng khoảng 2/3 số người trên thế giới trải qua "déjà vu" vào một thời điểm nào đó trong đời. Ông xác định rằng yếu tố kích hoạt phổ biến nhất của "déjà vu" là một khung cảnh hoặc địa điểm. Ông cũng lưu ý một số tài liệu y khoa đề cập đến mối liên hệ có thể có giữa déjà vu và một số loại hoạt động co giật trong não. Bài đánh giá của ông đã đưa "déjà vu" vào lĩnh vực khoa học chính thống hơn, đóng vai trò như một chất xúc tác cho các nhà khoa học thiết kế các thí nghiệm để điều tra "déjà vu".
Chẳng hạn hãy tưởng tượng bạn đang đi qua trạm điều dưỡng trong bệnh viện trên đường đến thăm một người bạn bị ốm. Mặc dù bạn chưa bao giờ đến bệnh viện này, nhưng bạn lại có cảm giác như đã từng ở đây. Nguyên nhân cơ bản cho trải nghiệm "déjà vu" này có thể là bố cục của khung cảnh, bao gồm cả vị trí của đồ nội thất và các đồ vật cụ thể trong không gian, có bố cục giống như một cảnh khác mà bạn đã trải qua trong quá khứ. Theo giả thuyết về sự quen thuộc của Gestalt, nếu tình huống trước đó với bố cục tương tự như hiện tại không xuất hiện trong tâm trí, bạn có thể chỉ còn lại cảm giác quen thuộc mạnh mẽ đối với tình huống hiện tại. Để điều tra về ý tưởng đó, nhóm chuyên gia đã sử dụng thực tế ảo để đặt mọi người vào trong các khung cảnh. Bằng cách đó, họ có thể thao tác với môi trường mà mọi người tìm thấy - một số cảnh chia sẻ cùng một bố cục không gian. Theo dự đoán "déjà vu" có nhiều khả năng xảy ra hơn khi mọi người ở trong một cảnh có cùng sự sắp xếp không gian của các yếu tố như một cảnh trước đó mà họ đã xem nhưng không nhớ lại. Nhìn chung, nghiên cứu này đã gợi ý rằng một yếu tố góp phần tạo nên "déjà vu". Có thể là sự tương đồng về mặt không gian của một cảnh mới với một cảnh trong trí nhớ mà hiện tại không được ghi nhớ một cách có ý thức. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất mà có thể nhiều yếu tố khác nhau đã cùng kết hợp để góp phần làm cho bạn cảm thấy rất quen thuộc khi gặp phải một khung cảnh hoặc tình huống ở thực tại. >>>Xác ướp Ai Cập chứa đầy các bí ẩn chưa có lời giải, thách thức giới khoa học giải mã Nguồn sciencealert