thuha19051234
Pearl
Nghiên cứu mới cho thấy, sự sống của các vi sinh vật cổ đại từng tồn tại trên sao Hỏa. Song, 1 thảm họa biến đổi khí hậu đã dẫn đến sự tuyệt chủng. Lý thuyết mới này xuất phát từ một nghiên cứu mô hình khí hậu mô phỏng các vi khuẩn tiêu thụ hydro, sản sinh khí me-tan sống trên sao Hỏa khoảng 3,7 tỷ năm trước. Vào thời điểm đó, các điều kiện khí quyển tương tự điều kiện tồn tại trên Trái Đất cùng thời kỳ.
Nhưng thay vì tạo ra môi trường có thể giúp sự sống phát triển như đã xảy ra trên Trái đất, các vi sinh vật trên sao Hỏa có thể đã tự diệt vong ngay khi chúng mới bắt đầu. Mô hình này cũng cho thấy, lý do sự sống phát triển mạnh trên Trái Đất nhưng lại bị diệt vong trên sao Hỏa là do thành phần khí của hai hành tinh, cũng như khoảng cách của chúng so với Mặt Trời.
Sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa
Sao Hỏa phụ thuộc nhiều vào sương mù của khí nhà kính giữ nhiệt như carbon dioxide và hydro, hòng duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự sống. Khi các vi sinh vật trên sao Hỏa tiếp xúc với hydro (một loại khí nhà kính mạnh) và tạo ra metan, chúng từ từ ăn vào lớp "chăn giữ nhiệt" của hành tinh. Cuối cùng, khiến sao Hỏa lạnh đến mức không thể hỗ trợ sự sống được nữa.
Khi nhiệt độ bề mặt sao Hỏa giảm từ phạm vi chấp nhận được từ 10 đến 20 độ C, xuống còn âm 57 độ C, các vi khuẩn chạy trốn ngày càng sâu vào lớp vỏ ấm hơn của hành tinh. Chúng đào sâu hơn 1km chỉ vài trăm triệu năm sau sự kiện nguội lạnh.
Bề mặt sao Hỏa
Những phát hiện này cho thấy sự sống không thể tự duy trì bẩm sinh trong mọi môi trường thuận lợi mà nó xuất hiện. Nó có thể vô tình phá hủy nền tảng cho sự tồn tại của chính nó, dẫn đến tự diệt vong.
Vì thế, họ kết luận: "Có thể sự sống xuất hiện thường xuyên trong vũ trụ. Nhưng việc không có khả năng duy trì các điều kiện sinh sống trên bề mặt hành tinh, khiến nó tuyệt chủng rất nhanh..."
>>>Các chuyên gia cảnh báo Trái Đất sẽ bị người ngoài hành tinh tấn công nếu con người vẫn cố phát tín hiệu tìm kiếm
Nguồn sciencealert
Nhưng thay vì tạo ra môi trường có thể giúp sự sống phát triển như đã xảy ra trên Trái đất, các vi sinh vật trên sao Hỏa có thể đã tự diệt vong ngay khi chúng mới bắt đầu. Mô hình này cũng cho thấy, lý do sự sống phát triển mạnh trên Trái Đất nhưng lại bị diệt vong trên sao Hỏa là do thành phần khí của hai hành tinh, cũng như khoảng cách của chúng so với Mặt Trời.
Sao Hỏa phụ thuộc nhiều vào sương mù của khí nhà kính giữ nhiệt như carbon dioxide và hydro, hòng duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự sống. Khi các vi sinh vật trên sao Hỏa tiếp xúc với hydro (một loại khí nhà kính mạnh) và tạo ra metan, chúng từ từ ăn vào lớp "chăn giữ nhiệt" của hành tinh. Cuối cùng, khiến sao Hỏa lạnh đến mức không thể hỗ trợ sự sống được nữa.
Khi nhiệt độ bề mặt sao Hỏa giảm từ phạm vi chấp nhận được từ 10 đến 20 độ C, xuống còn âm 57 độ C, các vi khuẩn chạy trốn ngày càng sâu vào lớp vỏ ấm hơn của hành tinh. Chúng đào sâu hơn 1km chỉ vài trăm triệu năm sau sự kiện nguội lạnh.
Những phát hiện này cho thấy sự sống không thể tự duy trì bẩm sinh trong mọi môi trường thuận lợi mà nó xuất hiện. Nó có thể vô tình phá hủy nền tảng cho sự tồn tại của chính nó, dẫn đến tự diệt vong.
Vì thế, họ kết luận: "Có thể sự sống xuất hiện thường xuyên trong vũ trụ. Nhưng việc không có khả năng duy trì các điều kiện sinh sống trên bề mặt hành tinh, khiến nó tuyệt chủng rất nhanh..."
>>>Các chuyên gia cảnh báo Trái Đất sẽ bị người ngoài hành tinh tấn công nếu con người vẫn cố phát tín hiệu tìm kiếm
Nguồn sciencealert